Định hướng công tác thẩm định

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay trung và dài hạn tại NHTM cổ phần Hàng Hải, chi nhánh Đống Đa (Trang 55 - 76)

-Thẩm định dự án tài chính đầu tư phải đứng trên quan điểm của người cho vay để xem xét tính khả thi, hiệu quả của dự án. Nhận thức rõ lợi ích của Ngân hàng gắn bó chặt chẽ lợi ích dự án.

- Công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư phải được quán triệt trong toàn hệ thống, không chỉ có cán bộ trực tiếp thẩm định mà còn có cả các bộ phận khác với những mức độ cho yêu cầu công việc là khác nhau.

- Thẩm định tài chính dự án đầu tư phải được tiến hành thường xuyên liên tục với tất cả các dự án xin vay, với cả ba giai đoạn trước, trong và sau khi cho vay.

3.2.Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay trung và dài hạn tại NHTM cổ phần Hàng Hải, Chi nhánh Đống Đa.

3.2.1.Giải pháp khi thực hiện thẩm định dự án

Tổ chức điều hành công tác thẩm định phải hợp lý và khoa học, tiết kiệm thời gian, chi phí nhưng vẫn đạt hiệu quả đề ra.

Việc tổ chức phân công hợp lý và khoa học trong quy trình thẩm định tài chính dự án sẽ hạn chế được rất nhiều những công đoạn không cần thiế, tránh sự chồng chéo và trùng lặp, phát huy mặt tích cực của từng cá nhân và tập thể, giảm thiểu những chi phí hoạt động và tiết kiệm về mặt thời gian. Vì vậy để xây dựng một cơ chế tổ chức, điều hành tốt, Chi nhánh cần làm một số việc sau :

-Phân công cán bộ thầm định phụ trách khách hàng theo từng lĩnh vực kinh doanh nhất định, vì dự án đầu tư rất đa dạng thuộc mọi ngành nghề khác nhau, nhiều vấn đề phát sinh không giống nhau. Việc phân công như vậy sẽ giúp cán bộ thẩm định có điều kiện đi sâu tìm hiểu các vấn đề có liên quan thuộc lĩnh vực mình đảm nhiệm. Do đó, khi dự án thuộc lĩnh vực mình phụ trách, cán bộ dễ dàng thu thập thông tin và thẩm định có chất lượng hơn để đưa ra quyết định đúng đắn nhất.

-Cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát nội bộ, giám sát cán bộ thẩm định trong việc chấp hành các văn bàn pháp luật của Nhà nước cũng như quy trình thẩm định dự án để tránh những sai sót đáng tiếc.

Trong quá trình thẩm định tài chính dự án đầu tư cần phải chú ý :

*Các doanh nghiệp làm ăn ngày càng có quy củ, sẽ có những dự án đầu tư dài hạn. Vì vậy khi thẩm định cần tích cực chú trọng vào các chỉ số Ngân hàng, IRR, nhất là chỉ số NPV.Để sử dụng chỉ số này một cách hiệu quả nhất thì cần chú ý :

- Cần xác định tỷ suất chiết khấu r phù hợp cho từng dự án : để xác định chỉ tiêu NPV thì việc xác định r sao cho phù hợp là rất quan trọng. Để có thể tính toán chính xác r thì cần quan tâm tới những nhân tố cơ bản sau :

+ Tỷ lệ tăng giảm do việc thu được hay mất đi một lượng giá trị do các yếu tố rủi ro hoặc may mắn.

+ Tỷ lệ lạm phát hàng năm.

+ Tỷ lệ gia tăng do sử dụng phương án này mà không sử dụng phương án khác dựa trên việc xác định chi phí cơ hội.

- Phải lập được dòng tiền phát sinh hàng năm là âm hay dương cho dự án. Khi đó cần phải tính được doanh thu hoặc chi phí hàng năm của dự án dựa trên công suất thực tế của năm đó cùng với mức giá ước tính. Và cuối cùng quy tất cả số tiền phát sinh trong cùng một kỳ vào cuối kỳ để đánh dấu các mốc cho việc tính toán.

* Khi thẩm định nguồn vốn và cơ cấu tài trợ: ngoài vốn đầu tư vào tài sản cố định, thì Ngân hàng cần xem xét đến cả phần vốn đầu tư vào tài sản lưu động ròng. Mặc dù thông thường phần vốn này sẽ đươc thu hồi vào năm cuối đời dự án, nhưng nếu năm đầu không có thì hoạt động sản xuất của dự án không thể được thực hiện. Một phần vốn nữa cũng cần được quan tâm đưa vào dự toán vốn là vốn dự phòng.

3.2.2.Giải pháp về thông tin

Nâng cao chất lượng thông tin thu thập phục vụ cho quá trình thẩm định, đảm bảo thông tin chính xác, đầy đủ và kịp thời.

Cơ sở của quá trình thẩm định dự án đầu tư là thông tin, số liệu về đơn vị và các tài liệu khác như : Luật, văn bản dưới luật…Tuy nhiên trên thực tế các thông tin, số liệu này đều do người lập dự án cung cấp, và các số liệu này có đáng tin cậy hay không? Xin đưa ra một số biện pháp sau :

- Ngoài những hồ sơ, tài liệu mà Ngân hàng nhận được từ khách hàng thì Ngân hàng cần phỏng vấn trực tiếp một số người chủ chốt liên quan, như Giám đốc, cán bộ lập dự án…Đây là một “ nghệ thuật” phỏng vấn mà một cán bộ thẩm định phải tự tạo cho mình trong quá trình làm việc.Mục đích là để kiểm tra tư cách của những người đứng đầu doanh nghiệp, kiểm tra ý tưởng, kiểm tra về dự án, kiểm tra trình độ hiểu biết

của họ về dự án. Không những chỉ phỏng vấn mà cán bộ tín dụng còn trực tiếp xuống cơ sở sản xuất của khách hàng để nắm rõ tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng.

- Cán bộ tín dụng nên điều tra thông tin từ các đơn vị có quan hệ với doanh nghiệp vay vốn, kiểm tra khách hàng của doanh nghiệp để xem sản phẩm của doanh nghiệp có đáng tin cậy hay không ? Có đảm bảo được sự phát triển trong tương lai hay không ? Ngoài ra cần điều tra uy tín khả năng trả nợ của doanh nghiệp, một cơ quan cần điều tra đó là cơ quan thuế, cơ quan thuế là cơ quan Nhà nước trực tiếp theo dõi tài chính của doanh nghiệp, cung cấp cho Ngân hàng những số liệu đáng tin cậy nhất của doanh nghiệp về bảng cân đối kế toán, doanh thu, lợi nhuận sau thuế.

- Ngoài những nguồn thông tin trên thì cán bộ tín dụng có thể thu thập thông tin về khách hàng vay vốn qua báo chí, các phương tiện truyền thông, từ các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp…

- Một nguồn thông tin quý giá, mà Ngân hàng dễ dàng có được đó chính là tình hình dư nợ trên các tài khoản vãng lai của doanh nghiệp tại Ngân hàng. Nếu trên tài khoản của doanh nghiệp luôn dư ở mức cao chứng tỏ doanh nghiệp luôn ổn định về tài chính, nhưng ngược lại, Ngân hàng cần theo dõi sát sao về các chỉ tiêu tài chính, bởi lẽ năng lực tài chính và khả năng tài chính của doanh nghiệp là không đáng tin cậy.Từ đó Ngân hàng cần có những nhận xét về doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với Ngân hàng để đánh giá uy tín của họ trong quan hệ tín dụng và tiến hành sắp xếp các doanh nghiệp theo thứ tự “ an toàn trong nguồn vốn đầu tư ”, Nghĩa là doanh nghiệp nào có khả năng an toàn cao khi bỏ vốn đầu tư thì được xếp hàng ưu tiên và ngược lại.

- Tăng cường hợp tác trao đổi, chia sẻ thông tin với các NHTM Việt Nam và các ngân hàng liên kết ở nước ngoài trong việc cung cấp thông tin lẫn nhau, giúp giảm thiểu rủi ro cho Ngân hàng.

3.2.3.Giải pháp về hỗ trợ thẩm định

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quá trình thẩm định bằng các máy tính hiện đại và các phần mềm chuyên dụng.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các quy trình là một yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng đến sự thành công của Ngân hàng. Đặc biệt là trong nghiệp vụ thẩm định tài chính dự án, việc tính toán rất khó khăn và phức tạp, tính toán thủ công sẽ mất nhiều thời gian mà nhiều khi kết quả không như mong muốn. Nhưng nếu sử dụng các phần mềm chuyên dụng thì sẽ khắc phục được những khó khăn trên.

3.3.Một số kiến nghị

3.3.1.Kiến nghị Chính phủ

Chính phủ cần hoàn thiện hơn nữa môi trường pháp lý, đặc biệt là các quy định, nghị định về các vấn đề liên quan đến đầu tư, quản lý tài chính, kiểm toán, thuế…Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp yên tâm đầu tư kinh doanh, Ngân hàng có cơ sở pháp lý chắc chắn để xử lý các vấn đề liên quan đến công tác thẩm định tài chính dự án một cách tốt nhất.

Đặc biệt, các cơ quan chức năng phải chú trọng đến các chính sách hỗ trợ cho công tác thẩm định dự án đầu tư, mà quan trọng hơn là công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư : ban hành các chỉ tiêu chuẩn phục vụ cho các NHTM, các tổ chức tài chính.

Chính phủ cần quy định rõ các biện pháp chế tài, biện pháp xử lý nghiêm trọng các trường hợp doanh nghiệp cung cấp thông tin giả. Để đưa các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh lành mạnh nhằm nâng cao pháp chế Xã hội chủ nghĩa.

Nhà nước cần phải chỉ đạo các doanh nghiệp nghiêm túc thực hiện chế độ kế toán theo đúng quy định của Nhà nước.Bên cạnh đó ban hành quy chế bắt buộc kiểm toán công khai quyết toán của doanh nghiệp, để tạo điều kiện cho Ngân hàng đánh giá đúng sức mạnh tài chính của dự án cũng như của doanh nghiệp có dự án.

Chính phủ cần chỉ đạo các Bộ, Ngành và các địa phương nâng cao chất lượng quy hoạch, ổn định quy hoạch và quy hoạch phải chi tiết đồng bộ tạo động lực phát triển cho vùng, miền, tránh tình trạng quy hoạch tràn lan, tỉnh nào cũng có dẫn đến thu hút vốn đầu tư không hiệu qủa

Ngân hàng Nhà nước cần thực hiện tốt hơn nữa vai trò tham mưu quản lý, điều hành thông qua việc xây dựng chính sách, qui định rõ ràng, cập nhật phù hợp với nhu cầu thực tế.

Ngân hàng Nhà nước cần nâng cao hơn nữa hiệu quả của Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) trong việc cung cấp những thông tin tín dụng cho các NHTM để phục vụ cho công tác thẩm định.Nhưng những thông tin từ phía CIC còn hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu của các NHTM : các thông tin còn chưa đầy đủ, không chính xác và không kịp thời. Để nâng cao vai trò điều phối của CIC, NHNN cần có quy định bắt buộc về cung cấp thông tin tín dụng của các NHTM về CIC phải đảm bào đầy đủ và đúng thời hạn. Ngoài ra, NHNN nên mở rộng phạm vi cung cấp thông tin của CIC không chỉ các thông tin về tín dụng mà cả những thông tin kinh tế phục vụ cho hoạt động thẩm định. Theo đó thì CIC có thể hoạt động như một doanh nghiệp làm nhiệm vụ cung cấp sản phẩm thông tin và thực hiện hoạt động tư vấn

Tăng cường công tác thanh tra theo hướng giám sát từ xa đối với hoạt động của các NHTM nhằm kịp thời đưa ra những cảnh báo về vi phạm và rủi ro, đặc biệt trong hoạt động cho vay.

3.3.3.Kiến nghị với NHTM cổ phần Hàng Hải

Từ những chính sách của Chính phủ và của Ngân hàng Nhà nước, NHTM cổ phần Hàng hải cần xây dựng một hệ thống, quy trình thẩm định mới, cụ thể chi tiết hơn, cập nhật được những phương pháp tiên tiến trên thế giới, hướng dẫn cụ thể cho các cán bộ tại chi nhánh trong các khu vực, tỉnh, thành phố.

Ngân hàng nên mở các lớp tập huấn nâng cao nghiệp vụ chuyên sâu về thẩm định… để cán bộ làm công tác thẩm định hiểu sâu hơn về hoạt động thẩm định giúp cho công tác thẩm định được tốt hơn.

Ngoài ra Ngân hàng cũng phải chú trọng tới vấn đề tuyển nhân viên mới. Hiện tại thì số lượng những người tốt nghiệp các khóa học về Ngân hàng là quá nhiều so với nhu cầu tuyển dụng. Nhưng trên thực tế để làm được việc thì cần phải học tập nhiều trong thực tế công việc. Vì vậy trong công tác tuyển dụng, Ngân hàng cần đánh giá cao năng lực làm việc của nhân viên trong tương lai hơn là xem nhân viên đó biết những gì.

KẾT LUẬN

Thẩm định tài chính dự án đầu tư chỉ là một trong những khía cạnh cần phải tiến hành xem xét đối với mỗi dự án trước khi đưa ra quyết định đầu tư, cho phép đầu tư dự án,đặc biệt dưới góc độ NHTM. Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư, nhất là trong đầu tư trung và dài hạn là một trong những nhân tố quan trọng nhất trong việc mở rộng tín dụng an toàn và hiệu quả của các NHTM. Nhưng đây cũng là vấn đề phức tạp liên quan đến nhiều đối tượng. Vì vậy cần phải có sự nghiên cứu sâu sắc, toàn diện trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.

Đề tài này không phải là mới, song nó luôn là vấn đề cấp thiết và là sự quan tâm hàng đầu trong quá trình kinh doanh của Ngân hàng nói riêng và của toàn bộ nền kinh tế nói chung. Đề tài là tổng hợp những kiến thức cơ bản đã được học ở trường và thực tiễn tại NHTM cổ phần Hàng hải,bên cạnh đó là những đề xuất mang tính chủ quan được xuất phát từ phương pháp nghiên cứu tư duy biện chứng, được gắn với thực tiễn của hệ thống NHTM Việt Nam. Mặc dù có hạn chế về kinh nghiệm cũng như cách tiếp cận thực tế và khả năng phân tích, đánh giá song em cũng mạnh dạn đề xuất một số giải pháp kiến nghị góp phần nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại NHTM cổ phần Hàng hải,chi nhánh Đống Đa. Mặc dù những giải pháp và kiến nghị được đưa ra trong bài viết này chỉ là một phần trong hàng loạt các giải pháp đồng bộ cần thực hiện trong thời gian tới nhằm đổi mới hệ thống NHTM Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.PGS.TS Phan Thị Thu Hà (2007), Giáo trình Ngân hàng thương mại,Nhà xuất bản Đại Học Kinh tế quốc dân.

2.PGS.TS Phan Thị Thu Hà (2005), Giáo trình Ngân hàng phát triển,nhà xuất bản Lao động –xã hội.

3.Vũ Công Tuấn (2002), Thẩm định dự án đầu tư, nhà xuất bản lao động-xã hội. 4.PGS.TS Lưu Thị Hương (2004), Giáo trình thẩm định tài chính dự án,nhà xuất bản Thống Kê.

5.PGS.TS Lưu Thị Hương (2005),Giáo trình Tài chính doanh nghiệp,nhà xuất bản Thống Kê.

6.Nguyễn Hải Sản (2001), Quản trị tài chính doanh nghiệp,nhà xuất bản Lao động-xã hội.

8.Các tạp chí ngân hàn, thời báo kinh tế, Thị trường tài chính tiền tệ 9.Luận văn tốt nghiệp các khóa trước.

10. Ferderics. Mishkin, Tiền tệ Ngân hàng và thị trường tài chính

PHỤ LỤC Đơn vị : triệu đồng. Bảng 2.1 Các hạng mục đầu tư BẢNG 1 : CÁC HẠNG MỤC ĐẦU TƯ

A Các hạng mục đầu tư Thành tiền Tỷ trọng

I Chi phí xây lắp 465924 67,93%

II Chi phí thiết bị 213931 31,19%

III Chi phí khác 5978 0,88%

Bảng 2.2 Cơ cấu vốn đầu tư

CƠ CẤU NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ DỰ KIẾN SỐ TIỀN TỶ TRỌNG

Vốn tự có 574112 70,89%

Vốn vay ngân hàng 235764 29,11%

Vốn vay ngân hàng đầu tư tài sản cố định 235764 100%

Vốn vay ngân hàng đầu tư tài sản lưu động 0 0%

Tổng vốn đầu tư dự án 809876 100%

Vốn đầu tư tài sản cố định 685942 84,70%

Vốn đầu tư cho tài sản lưu động 124043 15,3%

Tổng vốn đầu tư cho tài sản lưu động 124043 100%

Vốn chi cho tư vấn đầu tư xây dựng 17934 14,46%

Vốn đầu tư cho quản lý dự án 8314 6,70%

Bảng 2.3 : Bảng tính kế hoạch trả nợ của khách hàng Khoản mục

Đầu tư Năm khai thác

0 1 2 3 4 Dư nợ đầu kỳ - 235.764 235.764 185.764 65.764 Nợ phát sinh - - - - - Trả lãi trong kỳ - 26.877 26.877 21.177 7.497

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay trung và dài hạn tại NHTM cổ phần Hàng Hải, chi nhánh Đống Đa (Trang 55 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)