Nguyên nhân của những tồn tại

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài:Quảng bá hình ảnh doanh nghiệp Việt Nam thông qua việc tổ chức các sự kiện tôn vinh văn hóa dân tộc ppt (Trang 60 - 63)

III. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG

3. Nguyên nhân của những tồn tại

Sau đây ngƣời viết xin đƣa ra một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những hạn chế của việc áp dụng cách thức quảng bá hình ảnh DN Việt Nam thông qua tổ chức các sự kiện tôn vinh văn hóa dân tộc

Nguyên nhân thứ nhất phải kể đến nhận thức của các DN. Phần lớn các DN nhỏ chƣa ý thức đƣợc tầm quan trọng của hoạt động quảng bá hình ảnh thông qua các sự kiện tôn vinh văn hóa dân tộc. Do không nhận thức đúng về vai trò và tính cấp thiết của việc nâng cao năng lực cạnh tranh của DN bằng cách gắn hình ảnh của DN mình với văn hóa đặc trƣng của quốc gia nên các DN nho thƣờng không bỏ tiền ra TCSK tôn vinh văn hóa dân tộc hoặc đồng tài trợ các sự kiện loại này do bộ ban ngành tổ chức. Thói quen kinh doanh nhỏ lẻ, không có các chiến lƣợc dài hạn và không chú ý tới việc xây dựng thƣơng hiệu cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn tới việc áp dụng hình thức quảng bá thông qua TCSK tôn vinh văn hóa dân tộc. Còn đối với các DN lớn, dù đã nhận thức đúng đắn yêu cầu cấp thiết của việc sử dụng văn hóa quốc gia làm nền tảng cho hình ảnh của DN mình, nhƣng vẫn có nhiều DN sai lầm trong nhận thức về cách thức quảng bá qua sự kiện loại này. Nhiều DN lớn cho rằng chỉ cần có tên mình trong sự kiện là đã thực hiện xong công việc quảng bá, nhƣng đây là một sai lầm lớn. Vì vốn dĩ sự kiện chỉ thực hiện đƣợc chức năng quảng bá của nó nếu DN chịu đầu tƣ công sức tạo dựng nội dung phong phú, cũng nhƣ kết hợp sáng tạo công tác quảng bá với việc tôn vinh văn hóa dân tộc. Hơn nữa, các giá trị một sự kiện tôn vinh văn hóa dân tộc mang lại thƣờng là các giá trị vô hình, rất khó lƣợng hóa thế nên nhiều DN tỏ ra hoài nghi trƣớc hiệu quả của hoạt động này. Nhƣ

http://svnckh.com.vn 56

vậy, nếu các DN nhỏ nhận thức đúng đắn vai trò của hoạt động quảng bá thông qua TCSK tôn vinh văn hóa dân tộc, cũng nhƣ các DN lớn nhận thức đúng về bản chất của hoạt động quảng bá thì chắc chắn khi đó năng lực cạnh tranh của các DN Việt Nam sẽ đƣợc cải thiện lên đáng kể.

Nguyên nhân thứ hai cũng rất đáng kể đó là khả năng tài chính của các DN Việt Nam còn giới hạn. Hiện nay hơn 95% các DN Việt Nam hoạt động trong tất cả các lĩnh vực là DN vừa và nhỏ với lợi nhuận ƣớc tính hàng năm dƣới 10 tỷ đồng/năm. Chi phí cho quảng cáo của DN thƣờng không quá 10% lợi nhuận, tức là không quá 1 tỷ đồng. Với 1 tỷ đồng, DN vừa và nhỏ chỉ có thể dùng vào quảng cáo khoảng 20 lần trên đài truyền hình hoặc một số hoạt động PR chi phí thấp hơn trên báo chí chứ khó lòng tổ chức đƣợc một sự kiện tôn vinh văn hóa dân tộc. Ngay cả đối với các DN lớn, dù biết kênh quảng bá này sẽ mang lại nhiều giá trị vô hình to lớn nhƣng việc tổ chức một sự kiện tôn vinh văn hóa dân tộc cũng khá khiêm tốn và dè dặt do chi phí cao. Hoặc trong trƣờng hợp DN thuê một công ty TCSK giúp mình thì DN vẫn phải bỏ ra chi phí thuê nhân viên tiếp nhận thông tin và phản hồi từ phía khách tham dự, đội ngũ tổ chức. Nhất là trong thời điểm nền kinh tế biến động xấu nhƣ hiện nay khoản đầu tƣ lớn nhƣ vậy khiến DN phải cân nhắc rất nhiều.

Nguyên nhân thứ ba là kỹ năng TCSK tôn vinh văn hóa dân tộc của các đơn vị còn kém so với khu vực và quốc tế. Phần lớn các DN đều thiếu nguồn nhân lực có chuyên môn về TCSK, trong khi đó nhiều DN dù chuyên về TCSK nhƣng kỹ năng của nhân viên cũng không cao. Hiện nay, tình trạng thiếu nhân viên có kinh nghiệm và đƣợc đào tạo bài bản trong ngành TCSK, tình trạng thiếu giáo trình, tài liệu, sách báo chuyên ngành và cơ sở đào tạo chuyên nghiệp về TCSK cũng là một cản trở lớn trong quá trình chuyên nghiệp hóa hoạt động

http://svnckh.com.vn 57

TCSK nói chúng và TCSK tôn vinh văn hóa dân tộc nói riêng. Phần lớn nhân lực trong ngành TCSK đều đƣợc đào tạo chuyên về ngành khác, rồi sau đó học qua một vài khóa học ngắn hạn về PR/TCSK nên kỹ năng còn rất yếu, rất khó cạnh tranh với trình độ của các công ty TCSK nƣớc ngoài và nguồn nhân lực chuyên về quan hệ công chúng ở các tập đoàn nƣớc ngoài hoạt động tại Việt Nam.

Nguyên nhân thứ tƣ là sự thiếu thống nhất cũng nhƣ lỏng lẻo trong quản lý hoạt động TCSK tôn vinh văn hóa dân tộc. Mặc dù các sự kiện loại này có lợi ích xã hội rất lớn nhƣng để bảo vệ tính thẩm mỹ của nội dung văn hóa, các sự kiện loại này cũng có các quy định quản lý chặt chẽ. Tuy nhiên việc quản lý nội dung thƣờng bị bỏ ngỏ đối với các sự kiện, và nội dung văn hóa còn đƣợc kiểm duyệt một cách sơ sài, đại khái chứ chƣa thực sự định hƣớng về chất lƣợng nội dung cho ban TCSK. Bên cạnh đó, một vấn đề quản lý khác còn tồn đọng là những quy định của luật pháp còn gây khó khăn cho bên TCSK. Thực tế, việc quảng cáo cho một sự kiện tôn vinh văn hóa dân tộc gặp khá nhiều rắc rối về thủ tục. Để xin thực hiện quảng cáo cho sự kiện trên một pano lớn hoặc trên nhiều banner dọc các tuyến phố, nhiều địa phƣơng yêu cầu DN phải thông qua nhiều ban ngành nhƣ xây dựng, điện lực, giao thông công chính... nhƣng giữa các ban ngành này lại có các văn bản điều chỉnh khác nhau khiến cho DN phải mất nhiều thời gian, công sức cho các thủ tục rƣờm rà này. Một ví dụ là 141 banner của chƣơng trình “Dân ta biết sử ta” năm 2006 treo trên các cột đèn tại thành phố Hồ Chí Minh đã bị công ty Chiếu sáng công cộng tháo gỡ vì lý do đơn vị tổ chức chƣơng trình “Dân ta biết sử ta” đã không xin phép công ty này, dù cho ban tổ chức đã xin phép UBND thành phố Hồ Chí Minh và sở Giao thông công chính thành phố.

http://svnckh.com.vn 58

CHƢƠNG III. GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HIỆU QUẢ QUẢNG BÁ HÌNH ẢNH DOANH NGHIỆP VIỆT NAM THÔNG QUA

TỔ CHỨC SỰ KIỆN TÔN VINH VĂN HÓA DÂN TỘC

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài:Quảng bá hình ảnh doanh nghiệp Việt Nam thông qua việc tổ chức các sự kiện tôn vinh văn hóa dân tộc ppt (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)