- Loại 2: Nhóm xã lấy nông nghiệp là chính song đang chuyển mạnh sang sản xuất kinh doanh hỗn hợp.
2.2.2.2 Trình độ học vấn của người dân.
Đây là một trong những nhân tố quan trọng làm cho cơ cấu nghề nghiệp của lao động chuyển đổi trong quá trình đô thị hóa. Bởi lẽ nếu như trình độ học vấn của người lao động được nâng cao sẽ tác động đến nhận thức của họ về mặt xã hội, tạo cho họ tiếp nhận nhanh chóng hơn những tiến bộ xã hội cũng như những các kiếm thức khoa học kỹ thuật trên cơ sở đó họ sẽ có ý thức cũng như khả năng tạo công ăn việc làm.
Trình độ học vấn, dân trí tăng đã đưa đến những định hướng lựa chọn ngành nghề phù hợp với nhu cầu thị trường, khả năng của bản thân. Sự chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp của lao động theo trình độ học vấn ở huyện Nam Sách ở mức khá. Hiện nay huyện đã phổ cập xong THPT, số người ở trình độ THCN, CĐ- ĐH ngày càng gia tăng. Đây là một thuận lợi cơ bản để chính quyền địa phương thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp. Trình độ học vấn là bước đệm rất cần thiết để người lao động có thể học cao hơn hay có điều kiện thoát ly khỏi đồng ruộng. Trình độ học vấn giúp người lao động tiếp cận với thị trường lao động để tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ. Điều này tạo ra sự đa dạng hóa trong các nghề nghiệp. Ảnh hưởng của trình độ học vấn có thể được đánh giá qua mối tương quan giữa cấp học và thu nhập của người lao động. Khi trình độ học vấn càng cao thì thu nhập của người lao động càng cao. Qua bảng số liệu sau thể hiện cụ thể hơn về điều này.
Đơn vị (%) Thu nhập <cấp 1 Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 TCC N CĐ- ĐH Sau ĐH Từ 100.000- dưới 500.000 53,3 50.0 28,1 5,6 0 0 0 Từ 500.000- dưới 1.000.000 25,4 26,5 35,9 13,1 16,4 2,3 1,2 Từ 1.000.000- dưới 1.500.000 16,1 17,2 25,8 60,5 38,4 12,7 9,4 Trên 2.000.000 5,2 6,3 10,2 20,8 55,2 85.0 89,4 Tổng 100 100 100 100 100 100 100 (Nguồn: khảo sát xã hội học ở Nam Sách)
Qua bảng số liệu trên ta thấy được sự ảnh hưởng của trình độ học vấn ( cấp học) tới thu nhập của người lao động. Khi trình độ học vấn càng cao thì thu nhập sẽ cao. Cụ thể là cứ trong 100 người có trình độ TCCN thì có 0 người nào thu nhập ở mức dưới 500.0000 đồng/ tháng. Trong khi đó trong 100 người ở trình độ dưới cấp 1 thì có tới 53,3 người thu nhập dưới 500.000đ/ tháng và chỉ có 5,2 người có thu nhập từ 2.000.000. Đây là một ví dụ đơn cử nhưng cũng đủ cho thấy mối tương quan này.
Như vậy, nhân tố về trình độ học vấn của người lao động không chỉ có tác động là sự chuyển đổi nhanh hay chậm của cơ cấu lao động trên địa bàn mà còn là nhân tố quan trọng đánh giá về thu nhập của người lao động.