Riêng đối với NHNo & PTNT hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp là ĩnh vực chứa dựng nhiều rủi ro nhất do thiên tại, dịch hoạ, sự biến động của thị trường trong và ngoài nước, một bộ phận lớn khách hàng là các hộ nông dân dàn trải trên địa bàn rộng, giao thông đi lại khó khăn, hầu hết các món vay có giá trị nhỏ nên chi phí hoạt động ngân hàng lớn, những khó khăn đem lại sự bất lợi cho các Ngân hàng Nông nghiệp trong cạnh tranh với các NHTM khác. Nếu không tạo điều kiện cho Ngân hàng Nông nghiệp đủ sức tồn tại và phát triển thì cái thiệt không chỉ cho bản than hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp mà vấn đề ở chỗ suy yếu của hệ thông Ngân hàng Nông
nghiệp sẽ khéo theo sự kém phát triển của kinh tế nông thôn, nơi có tiềm năng lao động lớn, nơi cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, cung cấp lương thực, nông sản phẩm cho tiêu dùng và xuất khẩu của cả nước. Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước cần thực hiện các giải pháp sau:
Một là, về lãi suất đối với các tỉnh miền núi cần có chính sách lãi suất
hợp lý cho nông nghiệp, nông thôn, sao cho phù hợp với đặc thù của sản xuất kinh doanh ở từng khu cực, môi trường kinh doanh của từng ngân hàng, quan tâm hỗ trợ vốn khi cần thiết ; đề nghị ngân sách sớm bù đắp đối với những loại vốn cho vay phục vụ các mục tiêu kinh tế theo chính sách... ưu tiên dành các khoản vốn từ nước ngoài tài trợ cho nông nghiệp nông thôn qua Ngân hàng Nông nghiệp để cho vay bổ sung nguồn vốn tín dụng phát triển nông nhiệp và nông thôn.
Hai là; Ngân hàng Nhà nước cần có chính sách tạo điều kiện thuận lợi
cho Ngân hàng nông nghiệp ở miền núi hoạt động có hiệu quả hơn vì môi trờng nông nghiệp ở miền núi điều kiện kinh doanh còn khó khăn.
kết luận
Kinh tế ngoài quốc doanh đặc biệt là kinh tế hộ sản xuất trong giai đoạn hiện nay đã và đang chứng minh được vai trò của nó không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường hiện đại, mặc dù trong giai đoạn hiện nay, bên cạnh những kết quả mà kinh tế ngoài quốc doanh đã đạt được còn đang phải đương đầu với rất nhiều thử thách lớn .
Với những chủ trương, chính sách khuyến khích của Đảng và Nhà nước cùng với su hướng toàn cầu hoá và khu vực hoá của nến kinh tế thế giới thì kinh tế ngoài quốc doanh sẽ là những đối tượng có nhiều dự án sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao và kinh tế ngoài quốc doanh sẽ mau chóng trở thành khách hàng chính của ngân hàng.
Hộ sản xuất là một đơn vị kinh tế tự chủ trong nông nghiệp và nông thôn. Để thực hiện nội dung, phương hướng phát triển kinh tế của Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII về phát triển toàn diện nông - lâm - ngư - diêm nghiệp, hình thành các vùng tập trung chuyên canh. Có cơ cấu hợp lý về cây trồng, vật nuôi, có sản phẩm hàng hoá nhiều về số lượng, tốt về chất lượng, đảm bảo an toàn về lương thực trong xã hội, đáp ứng được yêu cầu của công nghiệp chế biến và của thị trường trong và ngoài nước.
Trong những năm qua, bộ mặt nông nghiệp - nông thôn nước ta có những chuyển biến tích cực và căn bản, sản xuất nông nghiệp đã có sự tăng trưởng liên tục cả về diện tích, năng suất, sản lượng. Vấn đề căn bản về lương thực đã được giải quyết, từ chỗ thiếu ăn, nay đã có dư thừa xuất khẩu. Cơ cấu ngành nghề đã hình thành tương đối rõ nét, các vùng chuyên canh lớn trồng cây công nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi. Cơ cấu kinh tế nông thôn chuyển dịch theo xu thế chung của cả nước, cơ sở hạ tầng nông thôn ở nhiều nơi đựoc quan tâm, đầu tư, cải tạo nâng cấp và xây dựng mới.
Nhờ những thành tựu to lớn trong sản xuất nông nghiệp mà nông thôn nước ta được khởi sắc, được đổi mới một cách đáng kể. Đời sống vật chất, tinh thần của nhiều vùng nông thôn được cải thiện, làm cho dân giàu, nước mạnh.
Có được những thành quả to lớn trong nông nghiệp - nông thôn là do có sự nỗ lực, phấn đấu, đóng góp của nhiều ngành, nhiều cấp. Trong đó có vai trò to lớn của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Giang nói riêng, trong việc đầu tư tín dụng, một sự cần thiết tất yếu khách quan và không thể thiếu trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp - nông thôn.
Cho vay hộ sản xuất, một nhiệm vụ quan trọng của Ngân hàng Nông nghiệp, và nhiệm vụ hàng đầu là cho vay hộ sản xuất - khách hàng tiềm năng của Hội sở Ngân hàng Nông nghiệp Hà Giang.
Qua thời gian học tập, nghiên cứu lý luận kết hợp với công tác thực tiễn, tôi đã chọn đề tài: Biện pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả cho vay hộ sản xuất ở Hội sở
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang” Trong đề tài nghiên cứu đã thực hiện được một số nội dung cơ bản sau:
Đã khái quát hoá được những vấn đề về mặt lý luận, đã đưa ra được một số biên pháp để góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư vốn trong cho vay hộ sản xuất của Hội sở Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Giang.
Luận văn đã đi sâu vào phân tích thực tế, làm rõ thực trạng về cho vay hộ sản xuất và đặc biệt đã chỉ ra được những tồn tại cơ bản trong quá trình cho vay hộ sản xuất tại Hội sở.
Trên cơ sở phân tích thực trạng luận văn đã đưa ra được hệ thống các giải pháp cũng như các kiến nghị đối với Nhà nước, với Bộ tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam,
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, tỉnh Hà Giang, Ngân hàng cơ sở có liên quan đến vấn đề đầu tư tín dụng cho hộ sản xuất, nhằm góp phần nâng cao, hoàn thiện để mở rộng khối lượng tín dụng cũng như các vấn đề cho vay hộ sản xuất và làm giảm tỷ lệ nợ quá hạn đến mức tối thiểu.
danh mục tài liệu tham khảo
---
1. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, IX. 2. Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật các Tổ chức tín dụng.
3. Giáo trình lý thuyết tiền tệ- tín dụng- Trường đại học tài chính kế toán 4. Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng nâng cao -Học viện ngân
hàng.
5. Quyết định 67/1999/QĐ-TTg ngày 30/3/1999.
6. Quyết định 324 - 284 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành: Quy chế cho vay đối với khách hàng của tổ chức tín dụng.
7. Quyết định 180-06 của Tổng Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp Việt 8. Nam ban hành: Quy định cho vay đối với khách hàng.
9. Các báo cáo, chứng từ, tài liệu của Hội sở Ngân hàng Nông nghiệp Hà Giang.
10. Các tài liệu, tập san, tạp chí Ngân hàng năm 2000, 2001. 11. Các tài liệu khác có liên quan.