Nguồn huy động tiền gửi:

Một phần của tài liệu Tăng cường huy động và sử dụng vốn tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 35 - 37)

II- Thực trạng huy động vốn tại chi nhánh NHĐT&PT bắc hà nội (từ 2001 2004)

2- Nguồn huy động tiền gửi:

Tiền gửi được cấu thành bởi hai nguồn cơ bản đó là: Tiền gửi của các tổ chức

kinh tế- xã hội, và tiền gửi tiết kiệm của dân cư.

*Tiền gửi của các tổ chức kinh tế-xã hội:

Đây là những khoản tiền tạm thời nhàn rỗi củâ các tổ chức kinh tế-xã hội nhưng

họ chưa có nhu cầu sử dụng.

* Tiền gửi tiết kiệm của dân cư:

Sự biến động của nguồn vốn này qua từng giai đoạn phụ thuộc nhiều vào yếu tố

kinh tế vĩ mô của nền kinh tế cũng như các chính sách về nguồn vốn của chi nhánh, đặc biệt là chính sách lãi suất. theo các nhà kinh tế thì tiết kiệm trong tầng lứp dân cư

là khá lớn từ 5- 10 tỷ USD. Để khơi dậy tiềm năng này, chi nhánh Bắc Hà Nội đã nghiên cứu và đưa ra nhiều hình thức huy động đa dạng với nhiều phương thức, thể lệ

phù hợp với nhu cầu của dân chúng.

Để huy động ngày càng nhiều nguồn tiền gửi, chi nhánh Bắc Hà Nội đã và đang

không ngừng đổi mới áp dụng các nghiệp vụ huy động hiện đại, kích thích dân chúng

gửi tiền với kỳ hạn dài và lãi suất hợp lý.

3- Vốn vay .

Chi nhánh Bắc Hà Nội vay vốn trên thị trường thông qua hình thức chủ yếu: Vay trực

tiếp. .

* Vay NHNN và Bộ Tài chính:

Đây là nguồn vốn cho chi nhánh vay trực tiếp từ NHNN và Bộ tài chính để tài trợ

với nền kinh tế do Chính phủ phê duyệt. Chi nhánh chịu sự rủi ro tín dụng đối với các

khoản cho vay từ nguồn vốn này. Nghiệp vụ này thường phát sinh khi Nhà nước giao

cho chi nhánh thực hiện chương trình tín dụng đầu tư phát triển theo kế hoạch cụ thể nhưng lại không rót vốn cho chi nhánh hoặc rót vốn ít. Do đó chi nhánh phải tự lo vốn

bằng cách vay từ NHNN và Bộ tài chính, đồng thời kết hợp với các nguồn khác để

phục vụ tốt theo yêu cầu, nhiệm vụ mà Nhà nước giao. Thông thường nguồn này có lãi suất ưu đãi hơn các khoản vay khác, cũng như việc chi nhánh cho vay theo sự chỉ định

của Nhà nước sẽ có lãi suất thấp hơn. Để ngân hàng đảm bảo hiệu quả kinh doanh thì

Nhà nước sẽ tiến hành tài trợ dưới hình thức “ Cấp bù lãi suất”- tức là Nhà nước sẽ cấp

cho phần chênh lệch giữa lãi suất cho vay thông thường và lãi suất cho vay theo kế

hoạch Nhà nước.

Bên cạnh nguồn vay này, chi nhánh còn vay vốn dưới nhiều hình thức khác nhằm

tài trợ cho đầu tư tín dụng theo kế hoạch Nhà nước và các dự án mà Ngân hàng chủ động tím kiếm.

* Vay các tổ chức tín dụng (TCTD):

Nguồn vay từ NHNN và BTC rất hạn chế, đặc biệt trong trường hợp chính sách tiền tệ quốc gia thắt chặt hay NSNN có mức thâm hụt lớn. Do đó chi nhánh đã chủ động tìm kiếm nguồn vốn bằng việc vay các TCTD trong nền kinh tế khi cần thiết.

Nguồn vốn này chủ yếu được hình thành do chi nhánh vay từ các Công ty bảo hiểm như: Công ty Bảo hiểm xã hội, Công ty Bảo hiểm Việt Nam....

Nguồn này tăng mạnh và chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu vốn vay cũng gắn

liền với sự tăng trưởng của tín dụng đầu tư phát triển theo kế hoạch Nhà nước và cá dự

án mà chi nhánh tự tìm kiếm. Sự biến động nguồn vốn vay từ các TCTD cũng dễ hiểu

vì Quỹ đầu tư phát triển và nguồn vay từ nước ngoài đang có xu hướng giảm.

Vay từ các TCTD là nghiệp vụ huy động vốn quan trọng của chi nhánh nhằm tài trợ cho nhu cầu vốn của các dự án cụ thể. Tuy nhiên, nếu lượng vốn này quá lớn sẽ

làm giảm lợi nhuận của Ngân hàng ( vì lãi suất thường cao hơn tiền gửi tiết kiệm, kỳ

Tóm lại, nghiệp vụ vay trực tiếp vốn của chi nhánh trong 3 năm qua đã góp phần

quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động đầu tư và kinh doanh của

Ngân hàng.

Một phần của tài liệu Tăng cường huy động và sử dụng vốn tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)