2.5.1.1. Qui mô khách hàng và doanh số cho thuê ngày một tăng
Quy mô khách hàng ngày càng được mở rộng số lượng hợp đồng thuê tài sản của công ty ngày một tăng lên, chứng tỏ công ty đã bắt đầu dần dần có uy tín trên thị trường. Hiện nay, đối tượng khách hàng chủ yếu của công ty là các doanh nghiệp TNHH và công ty cổ phần. Mặc dù tỷ phần các khách hàng của công ty thì tăng không đáng kể. Do đó, một mặt công ty vẫn cố gắng thực hiện tốt việc quản lý và giữ vững mối quan hệ với các khách
hàng đang giao dịch. Mặt khác, công ty tiến hành nhiều biện pháp nhằm thu hút các doanh nghiệp quốc doanh như: Công ty điện tử công nghiệp Hà nội, Công ty vận chuyển khách hàng du lịch và taxi, công ty công trình giao thông 128, tổng công ty Muối. Bên cạnh đó, công ty cũng chủ động mở rộng cho thuê với đối tượng là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có vốn hoạt động và giá trị tài sản cho thuê tương đối nhỏ, song phải trả trước 30 - 40% tổng giá trị tài sản (và còn có thể ký quỹ 10 - 15% tổng giá trị tài sản nếu thấy có rủi ro xẩy ra). Biện pháp này vừa nhằm gia tăng lượng khách hàng vừa phân tán rủi ro.
Tuy mới hoạt động, về tuổi đời và tuổi nghề còn rất trẻ song với nổ lực cố gắng của mình, công ty đã ngày càng mở rộng được quy mô hoạt động, làm tăng doanh số cho thuê. thị phần cho thuê của công ty trên thị trường ngày càng được gia tăng chứng tỏ rằng uy tín và tiềm năng của công ty ngày càng được củng cố và năng cao.
2.5.1.2. Khai thác tốt bề dày mối quan hệ khách hàng từ NHNo&PTNTVN.
NHNNo&PTNT Việt Nam là một trong 4 Ngân hàng Thương mại quốc doanh lớn nhất của Việt Nam, doanh số cho vay lớn nhất và có các chi nhánh rải đều trên toàn quốc. Có thể nói NHNo Việt Nam có quy mô hoạt động rộng rãi nhất cà có khả năng thu hút vốn đầu tư mạnh nhất. Nhờ đó, Ngân Hàng có phần lớn các “bạn hàng” là các doanh nghiệp.
Ưu thế này đã giúp cho NHNo Việt Nam nắm được các nhu cầu về vốn của khách hàng và có thể tư vấn cho họ các phương thức tài trợ phù hợp. Nếu doanh nghiệp xin vay để đầu tư vào tài sản thiết bị, Ngân hàng có thể giúp khách hàng lựa chọn giữa hai hình thức đi vay hoặc đi thuê. Do đó, với việc tận dụng tốt những mối quan hệ này, công ty đã thu hút được nhiều khách hàng và những nhà cung cấp có uy tín.
2.5.2. Những hạn chế trong hoạt động cho thuê của Công ty CTTC I
2.5.2.1.Mức dư nợ đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng dư nợ cho thuê của Công ty:
Theo bảng phân tích cơ cấu khách hàng thuê trong phần thực trạng hoạt động cho thuê của công ty ở phần trên, hiện nay, dư nợ của công ty đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm khoảng 80% tổng dư nợ cho thuê, đặc biệt đối với các công ty TNHH con số này thường chiếm trên 60%. Theo định hướng chung của Đảng và Nhà nước trong phát triển kinh tế là khu vực kinh tế Nhà nước nắm vai trò chủ đạo thì cơ cấu này mất đi tính hợp lý của nó. Điều này gây ra một số bất lợi cho công ty:
Thứ nhất, việc cho thuê nhiều đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh sẽ gây ảnh hưởng không tốt, từ đó làm giảm ưu đãi của Nhà nước đối với hoạt động của công ty. Hơn nữa, các doanh nghiệp Nhà nước thường được Nhà nước bảo trợ, có tiềm lực tài chính cũng như uy tín kinh doanh lớn hơn các loại hình doanh nghiệp khác, do đó mức độ rủi ro xảy ra về khả năng trả nợ tiền thuê là thấp, công ty có thể yên tâm khi cho các doanh nghiệp này thuê.
Thứ hai, từ thực tế là hầu hết các khách hàng thuê phát sinh nợ quá hạn đều là các công ty TNHH, công ty cổ phần và các doanh nghiệp tư nhân thì việc công ty cho thuê quá lớn đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trong giai đoạn hiện nay sẽ là mối đe doạ lớn tới sự an toàn trong hoạt động cho thuê của công ty (do bởi cơ chế pháp lý đối với các loại hình doanh nghiệp này còn lỏng lẻo nên hệ số rủi ro là cao).
Bảng dư nợ qúa hạn của một số khách hàng thuê tài sản của công ty CTTC I
Stt
Tên Doanh nghiệp Dư nợ cho thuê Nợ quá hạn
Tỷ lệ % NQH/ DN
1 Công ty TNHH Kim Thái 553.024.964 9.955.921 1,8 2 Công ty cổ phần điện tử Cửu Long 234.927.069 7.117.183 3,03 3 Công ty TNHH An thịnh 1.037.316.047 31.217.011 3,01 4 Doanh nghiệp tư nhân Tương Mai 711.254.363 31.380.085 4,41 5 Công ty TNHH TM và Xây dựng Cao
sơn 211.470.315 4.175.276 1,97
6 Công ty TNHH TM và Du lịch Hoàng
Đức 488.658.540 6.498.114 1,33
7 Công ty TNHH Duy Minh 652.735.577 10.490.015 1,61 8 Công ty TNHH Việt Tiến 171.637.228 3.933.646 2,29 9 Công ty TNHH Tân Phương Đông 220.552.375 4.899.807 2,22
Tổng cộng 4.281.576.478 109.667.058
Nguyên nhân:
Công ty chưa xác định được nhu cầu của thị trường cho thuê. Đến nay, công ty chưa có một chiến lược nào về công tác nghiên cứu thị trường đối với thị trường cho thuê. Trong điều kiện hoạt động của kinh tế thị trường hiện đại, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng đều phải gắn với thị trường. Để hoạt động sản xuất kinh doanh được thuận lợi, công ty phải xây dựng cho mình một chiến lược khách hàng cụ thể. Song cho đến nay, trên thực tế chưa có một Ngân hàng thương mại quốc doanh nào cũng như các công ty cho thuê tài chính trực thuộc tập hợp được hoàn chỉnh các nhu cầu cần thuê mua của các doanh nghiệp. Điều này sẽ làm cho hoạt động của công ty thiếu sự định hướng rõ ràng khi chưa xác định được thị trường mục tiêu cho mình.
2.5.2.2. Cơ cấu tài sản cho thuê chưa phong phú, còn tập trung chủ yếu vào loại hình xe ô tô các loại.
Mục đích hoạt động cho thuê của công ty theo điều lệ hoạt động của công ty chủ yếu khai thác vào các lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp. Đây cũng là hình thức đặc thù của NHNNo & PTNT Việt Nam. Song công ty hầu như chưa đặt mối quan tâm của mình vào các lĩnh vực này. Tài sản cho thuê chủ yếu của công ty là ô tô (dư nợ năm 2002 về cho thuê ô tô chiếm 81,5% trong tổng dư nợ) và các thiết bị máy móc xây dựng. Trong cơ cấu ngành nghề của nước ta, chủ yếu vẫn phát triển nông nghiệp và các ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến. Các lĩnh vực này đang rất cần đổi mới công nghệ song công ty lại chưa thực sự quan tâm. Hơn nữa, mặc dù ô tô là loại tài sản được đưa vào sử dụng ngay, thời gian khấu hao nhanh, dễ dàng quay vòng vốn nhưng mức độ rủi ro xẩy ra cũng không nhỏ; tai nạn giao thông, đổi phụ tùng, máy móc của xe gây khó khăn cho công ty trong công tác kiểm tra tài sản định kỳ.
Nguyên nhân
Công ty chưa xác định được chủng loại tài sản cho thuê, mới chỉ chủ yếu cho thuê theo nhu cầu của khách hàng, mang tính phi tập trung. Khi xác định được thị trường mục tiêu, công ty cũng lựa chọn được chủng loại tài sản cho thuê thích hợp để có thể phát triển
trong tương lai. Từ đó, công ty hướng nỗ lực vào các loại tài sản đó như thiết lập các mối quan hệ với nhà cung cấp, đào tạo cán bộ chuyên sâu hiểu biết rộng rãi về các loại tài sản này. Song cho đến nay, công ty chưa thực hiện được. Điều này gây bất lợi trong cạnh tranh với các công ty cho thuê tài chính khác.
2.5.2.3. Địa bàn hoạt động còn hạn hẹp.
Theo điều lệ hoạt động của công ty, địa bàn hoạt động kinh doanh của công ty tính từ Huế trở ra Miền bắc. Song trong tổng số 357 hợp đồng xin thuê tài sản tính đến 31/03/2003 thì có tới 278 hợp đồng có đơn vị kinh doanh xin thuê đóng tại Hà nội, 24 hợp đồng tại Hải phòng,12 hợp đồng ở Hà tây, 7 hợp đồng ở Quảng Ninh. Còn lại ở các tỉnh Phú Thọ, Thanh Hoá, Lạng Sơn, Nghệ An, Quảng Nam - Đà Nẵng rải rác vài hợp đồng. Địa bàn hoạt động của công ty mới chỉ có từ Quảng Nam - Đà Nẵng trở lại đây. Điều này thực tế đã gây bất lợi cho công ty trong chiến lược mở rộng quy mô cũng như địa bàn hoạt động, đồng thời cũng hạn chế uy danh của công ty trên thị trường trong lĩnh vực hoạt động này.
Nguyên nhân
Cơ cấu nhân sự và tổ chức cán bộ còn nhiều bất cập. Hiện nay, Công ty Cho thuê Tài chính I mới chỉ có 30 nhân sự, trong đó có 10 cán bộ phòng kế toán và 13 cán bộ phòng kinh doanh là trực tiếp thực hiện nghiệp vụ cho thuê này. Đây quả thực là con số ít ỏi so với nhu cầu của công ty. Do đó, mỗi cán bộ phải đảm đương rất nhiều công việc, vừa thẩm định, và quản lý tài sản thuê, lại kiêm cả chức năng tiếp thị, quảng cáo. Hơn nữa, không phải tất cả mọi nhân viên đều đã nắm vững về nghiệp vụ cho thuê, đồng thời kiến thức của cán bộ nhân viên công ty về các loại máy móc thiết bị còn rất hạn chế. Ngoài ra, công ty còn thiếu nguồn nhân lực trong việc mở rộng địa bàn hoạt động công ty.
Bên cạnh đó, cơ cấu tổ chức phòng ban của công ty còn gặp rất nhiều bất cập So với một cơ cấu tổ chức của một doanh nghiệp kinh doanh hoàn chỉnh hay một công ty tài chính thì cơ cấu bao gồm 4 phòng: Phòng kinh doanh, phòng kế toán, phòng tổng hợp và phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ thực sự chưa đầy đủ để đáp ứng yêu cầu hoạt động của công ty. Điều này bắt nguồn chủ yếu từ sự thiếu tốn về mặt nhân sự, gây ra những khó khăn trong việc phân công thực hiện các nhiệm vụ của công ty.
Do tổng thu nhập năm 2003 giảm (-8,64%) so với 2002, trong khi đó chi phí tăng mạnh (+ 150,9%) dẫn đến kết quả kinh doanh giảm (-44,5%). Nguyên nhân là do công ty mở rộng hoạt động cho thuê nên chi phí tăng vọt. Mặc dù đối với những công ty mới thành lập, hoạt động kinh doanh bị thua lỗ 1-2 năm đầu là chuyện bình thường. Song hạn chế ở đây là việc tăng chi phí sẽ gây ảnh hưởng trong lợi nhuận còn lại của công ty dẫn đến việc không có lợi nhuận trích quỹ.
Nguyên nhân:
Những diễn biến về tình hình kinh tế trong thời gian qua đã có tác động không nhỏ tới hoạt động cho thuê của Công ty Cho thuê Tài chính I nói riêng cũng như hoạt động cho thuê ở Việt Nam nói chung. Mặc dù cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực đã chấm dứt, song “dư âm” của nó đã để lại những ảnh hưởng tiêu cực không phải là ít: đầu tư trực tiếp nước ngoài có xu hướng giảm mạnh, nhiều đối tác nước ngoài cũng như bạn hàng truyền thống của các doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khăn nghiêm trọng, dẫn đến ách tắc đầu ra cho các doanh nghiệp Việt Nam. Hơn nữa, trong xu thế hội nhập quốc tế và khu vực mạnh mẽ như hiện nay, một sự thay đổi về chính sách kinh tế của các nước lớn cũng gấy không ít khó khăn cho các nước nhỏ. Từ đầu năm 2000, Mỹ đã có nguy cơ rơi vào khủng hoảng kinh tế theo chu kỳ dẫn đến sự biến động tỷ giá, gây tác động xấu tới đầu tư và tiêu dùng của phần lớn các nước trên thế giới và khu vực. Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu dùng hàng hoá của người dân trong nước giảm mạnh. Mặc dù Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ đã hai lần giảm lãi suất kể từ đầu năm 2001, kéo theo các nước cũng phải hạ lãi suất đồng đôla xuống song cũng không vì thế mà đồng đôla trong nước tăng lên. Hiệu quả của những tác động tiêu cực đối với doanh nghiệp là sự ứ đọng hàng hoá và đình đốn sản xuất, dẫn đến việc chậm trả nợ Ngân hàng và các tổ chức tín dụng.
Trong khi đó, phần lớn các Ngân hàng, đặc biệt là các Ngân hàng thương mại quốc doanh đều trong tình trạng thừa vốn, khó giải ngân mà các dự án có hiệu quả không nhiều (do hạn chế trong công tác thẩm tra dự án hoặc khả năng tài chính của người đi vay không đảm bảo) đã làm cho mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực tín dụng trở nên gay gắt hơn. Mà cho thuê là một hình thức của tín dụng trung dài hạn cũng không nằm ngoài vòng xoáy đó.
Ngoài ra, thị trường mua bán đồ cũ đã qua sử dụng chưa phát triển. Điều này cũng gây cản trở cho hoạt động cho thuê bởi hoạt động của thị trường này sẽ góp phần làm tăng
nhanh danh mục tài sản cho thuê và làm giảm rủi ro cho người cho thuê khi cần thanh lý tài sản.
2.5.2.5. Phương thức cho thuê đơn điệu, chưa đáp ứng được nhu cầu đi thuê.
Hiện nay, Công ty Cho thuê Tài chính I - NHNNo & PTNT Việt Nam chủ yếu áp dụng phương thức cho thuê thuần tuý, có sự tham gia của ba bên: Nhà cung cấp, người thuê và công ty cho thuê. Phương thức này có ưư điểm là đơn giản, ít đòi hỏi đội ngũ nhân viên phải hiểu biết về máy móc, thiết bị, nhưng nó cũng làm giảm khả năng thoả mãn nhu cầu đa dạng của khách hàng. Ngoài ra, công ty chỉ mới có một vài hợp đồng cho thuê áp dụng hình thức bán cho thuê lại (lease back) song hình thức này vẫn còng nhiều hạn chế do khách hàng không biết hoặc chưa tin tưởng vào hình thức tài trợ này. Có nhiều hình thức cho thuê song công ty mới chỉ áp dụng được loại hình này. Điều này đã làm giảm thị phần cũng như khả năng cạnh tranh của phương thức tài trợ với các hình thức tín dụng khác.
Nguyên nhân:
Do năng lực của công ty chỉ có hạn, ngoài hình thức cho thuê thuần tuý công ty hầu như chưa tạo thêm được hình thức cho thuê mới. Hơn nữa, các doanh nghiệp và các khách hàng chưa hiểu rõ về nghiệp vụ cho thuê và các hình thức "biến tướng" của nghiệp vụ cho thuê.
2.5.2.6. Công ty chưa tìm được cho mình một thị trường mục tiêu, trong công tác thẩm định tình hình tài chính của khách hàng còn nhiều hạn chế.
Biểu hiện rõ nhất là trong hồ sơ thẩm định khách hàng xin vay, công ty mới chỉ đưa ra phân tích hai hệ số thanh toán tức thời và hệ số thanh toán ngắn hạn.
h¹n dÕn Nî tiÒn b»ng Vèn thêi tøc to¸n thanh sè HÖ h¹n ng¾n Nî déng lu n s¶ Tµi h¹n ng¾n to¸n thanh sè HÖ
Các hệ số này chỉ có thể xác định được khả năng thanh toán của doanh nghiệp trong ngắn hạn (chủ yếu mang tính thời điểm) do đó không thể xác định được tình hình tài chính cũng như khả năng thanh toán của doanh nghiệp trong thời gian dài. Hơn nữa, cho thuê lại một hình hức tín dụng trung , dài hạn. Vì vậy, công ty cần phải quan tâm hơn khả năng thanh toán của doanh nghiệp trong dài hạn - tức là quan tâm hơn đến công tác thẩm định để tránh rủi ro có thể xảy ra.
Rủi ro là điều không được báo trước và nó có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Do đó, khi thẩm định một hồ sơ xin vay, công ty hầu như bỏ qua yếu tố biến động môi trường kinh tế vĩ mô và các yếu tố về tỷ giá, lạm phát tiềm năng trong tương lai. Nếu không đánh giá cả những lĩnh vực này, những rủi ro tiềm năng xảy đến với công ty rất có thể không phải là ít.