0
Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh Công ty

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH MTV CAO SU ĐĂK LĂK (Trang 28 -30 )

Xí nghiệp Chế biến và Dịch vụ Cao su thuộc Công ty TNHH MTV Cao su Đắk Lắk hiện nay, nguyên trước tháng 4/1975 là xưởng chế biến cà phê, cao su của Đồn điền CHPI người Pháp quản lý.

Sau giải phóng và đến tháng 11/1976 Đồn điền CHPI và các đồn điền khác nằm trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk được Nhà Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà quốc hữu hoá, trưng thu và tiếp nhận trong đó có cả xưởng chế biến cà phê, cao su. Các đồn điền được đổi tên và thành lập mới là các Nông trường quốc doanh thuộc công ty quốc doanh Nông nghiệp Đắk Lắk chủ quản và thuộc Sở Nông nghiệp Đắk Lắk quản lý. Các đồn điền này diện tích chỉ vài ba ngàn ha, cây trồng chủ yếu là cà phê, cao su.

Bộ máy quản lý chủ chốt các Nông trường được Bộ Nông trường điều động từ ngoài Bắc vào, công nhân của các Nông trường đa số là công nhân các Nông trường miền Bắc điều động và tiếp quản và một số ít công nhân cũ của đồn điền CHPI, trong đó có cả công nhân người dân tộc thiểu số.

Công suất của xưởng chế biến cà phê, cao su khi mới tiếp quản: cà phê khoảng 1.000 tấn/năm, cao su khoảng 1.000 tấn/năm. Công nhân của xưởng khoảng 100 người, sản phẩm chủ yếu là sản phẩm thô xuất khẩu và tiêu thụ trong nước, chủng loại sản phẩm chỉ có một loại: cà phê nhân và mủ cao su tờ. Lúc này, xưởng chế biến cà phê, cao su thuộc Nông trường quốc doanh 11/3 quản lý.

Do nhu cầu và quy mô phát triển đến tháng 12/1980 xưởng chế biến cà phê, cao su được điều động về công ty quốc doanh Nông nghiệp trực tiếp quản lý, điều hành. Xưởng có 104 công nhân, có xưởng trưởng, xưởng phó, các nhân viên thống kê, kế toán giúp việc quản lý, các tổ trưởng điều hành sản xuất.

Đến tháng 7/1984 cây cao su và cây cà phê là hai cây chủ lực của tỉnh được phát triển mạnh, vì vậy công ty quốc doanh Nông nghiệp chia đôi thành hai liên hiệp: liên hiệp các xí nghiệp cà phê và Liên hiệp các xí nghiệp cao su. Xưởng chế biến cà phê, cao su cũng được chia đôi, xưởng chế biến cao su về Liên hiệp các xí nghiệp cao su quản lý, đội ngũ công nhân khoảng 50 – 60 người, trình độ năng lực kỹ thuật còn hạn chế. Sản phẩm cao su chủ yếu có 2 loại: cao su Crép và cao su mủ tờ phục vụ cho một số ít xuất khẩu, còn lại chủ yếu tiêu thụ trong nước, dây chuyền công nghệ chế biến do

CHPI để lại, công suất 1,000 tấn/năm, nằm tại km 3 thị xã Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.

Trong những năm 1978 tỉnh Đắk Lắk phát triển mạnh 2 loại cây trồng chủ lực là cà phê, cao su, riêng ngành cao su thành lập thêm một số Nông trường với diện tích lớn. Đến nay, đã có khoảng 15,000 ha cho thu hoạch ổn định, tương lai tới đã và đang mở rộng thêm diện tích kể cả một số nước bên cạnh như Lào, Campuchia, tỉnh bạn như Gia Lai, Kon Tum.

Vì vậy, đến năm 1993, xưởng chế biến cũ, công nghệ chế biến lạc hậu và vị trí của xưởng chế biến cao su không thể đáp ứng được nhiệm vụ chế biến cả về số lượng tăng và chất lượng sản phẩm cao su theo yêu cầu xuất khẩu và sinh ra ô nhiễm môi trường trong khu vực dân cư thành phố.

Đến tháng 12/1993 xưởng chế biến cao su mới xây dựng tại xã Ea D’rơng, huyện Cư M’gar để mở rộng sản xuất. Xưởng rộng 13.5 ha, công nghệ chế biến tiên tiến nhất, bán tự động được nhập từ Maylaysia, công suất chế biến 10,000 tấn/năm, sản phẩm cao su đa dạng, đòi hỏi kỹ thuật cao, trong đó có khoảng 15 sản phẩm với chất lượng bán thành phẩm cao, đáp ứng đòi hỏi của thị trường trong nước và thế giới.

Đến tháng 10/1998, do yêu cầu phát triển cao su của công ty ngày càng đa dạng, đòi hỏi kỹ thuật cao, trong đó có cả công tác dịch vụ, phục vụ chế biến ngày càng năng động, hiệu quả. Vì vậy, xưởng chế biến cao su sát nhập với Trung tâm dịch vụ KHKT cao su thành Xí nghiệp CB & DV Cao su như ngày nay.Theo quyết định số 294/QĐ – CT ngày 18/10/1998 của Công ty Cao su Đắk Lắk.

Chi nhánh Công ty là 1 trong 13 thành viên trực thuộc Công ty TNHH MTV Cao su Đắk Lắk. Là đơn vị hạch toán kinh tế báo sổ, vốn hoạt động của xí nghiệp 100% là do công ty cấp. Tuy nhiên khi giao vốn cho Chi nhánh Công ty quản lý và sử dụng, công ty đã tạo hành lang tài chính cần thiết để Chi nhánh Công ty chủ động phát huy quyền làm chủ của mình.

Tuy Chi nhánh Công ty được thành lập trong một thời gian ngắn nhưng với khả năng sẵn có: tinh thần làm việc đầy tâm huyết của ban lãnh đạo đã đưa Chi nhánh Công ty ngày càng lớn mạnh, đội ngũ cán bộ nhạy bén tiếp cận với khoa học kỹ thuật mới, hàng năm Chi nhánh Công ty còn đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn cho các cán bộ công nhân viên.

Hiện nay số lượng công nhân viên Chi nhánh Công ty có 136 người, trong đó bộ phận gián tiếp 27 người, bộ phận trực tiếp lao động có 109 người.

Với những nỗ lực trong hoạt động sản xuất kinh doanh, Chi nhánh Công ty đã không ngừng lớn mạnh, được tặng thưởng nhiều giấy khen và bằng khen của các cấp, các ngành.

Năm 2004 được Liên đoàn lao động tỉnh Đắk Lắk tặng cờ cho phong trào xanh - sạch- đẹp, và nhiều bằng khen cho tập thể và các cá nhân.

Năm 1999 được Uỷ ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk tặng bằng khen.

Năm 2000 được Uỷ ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk tặng bằng khen cho phong trào phòng cháy chữa cháy 05 năm liền (1996 – 2000).

Năm 2001 được Bộ trưởng Bộ NN & PTNT tặng bằng khen, UBND tỉnh Đắk Lắk tặng cờ thi đua xuất sắc.

Năm 2002 được Thủ Tướng Chính Phủ tặng bằng khen. Năm 2003 được UBND tỉnh Đắk Lắk tặng bằng khen.

Ngoài ra Chi nhánh Công ty và các đoàn thể được các cấp các ngành tặng bằng khen và nhiều giấy khen cho các phong trào khác.

Năm 2004 Chi nhánh Công ty đề nghị các cấp tặng thưởng huân chương lao động hạng III.

Năm 2005 được giám đốc Công ty tặng thưởng giấy khen cho Chi nhánh Công ty trong phong trào thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH MTV CAO SU ĐĂK LĂK (Trang 28 -30 )

×