Accu Saét –Niken

Một phần của tài liệu Hệ thống điện động cơ P1 ppsx (Trang 27 - 28)

- Ñaëc tuyeán phoùng naïp cuûa accu:

2.6.1Accu Saét –Niken

-Ñaëc tuyeán laøm vieäc cuûa accu treân oâtoâ:

2.6.1Accu Saét –Niken

Về cấu tạo accu sắt –niken có thể chia thành hai loại: loại thỏi và loại không thỏi. Đối với accu loại thỏi, mỗi ngăn gồm mười hai bản cực dương và mười ba bản cực âm. Các bản cực cách điện với nhau bằng các que êbônit có đường kính 1,9 đến 2,0 mm. Các bản cùng dấu cũng được hàn vào các vấu cực và tạo thành các phân khối bản cực dương và các phân khối bản cực âm như accu axit. Phần nhô cao của vấu cực là cực của mỗi accu đơn. Từng khối bản cực được đặt trong các bình sắt có đổ dung dịch điện phân gồm dung dịch KOH với  = 1,20 ÷ 1,25 g/cm3 và khoảng 18 ÷20 gam LiOH cho 1 lít dung dịch. Các bản cực được ngăn cách với vỏ bình bằng lớp nhựa vinhiplat.

Bản cực accu kiềm loại thỏi được chế tạo bằng cách ghép hàng loạt thỏi chất tác dụng lại với nhau. Để đảm bảo độ cứng vững và tiếp xúc tốt, người ta kẹp

I,A

0,1Iđm

0,05Iđm t,h

chặt đầu thỏi bằng cách dập chặt với tai bản cực. Mỗi thỏi chất tác dụng gồm một hộp nhỏ bằng thép lá chứa chất tác dụng. Chất tác dụng ở bản cực âm là bột sắt đặc biệt thuần khiết, còn ở bản cực dương là hỗn hợp 75% NiO.OH và 25% bột than hoạt tính.

Mỗi ngăn có nút và nắp riêng. Vì sức điện động của mỗi accu đơn chỉ bằng 1,38V nên muốn có bình accu 12V người ta phải ghép nối tiếp 9 ngăn accu đơn lại với nhau, tạo thành 3 tốp accu. Như vậy trọng lượng của mỗi bình accu kiềm nặng hơn bình accu acid khá nhiều, mặc dù cùng thế hiệu.

Loại accu không phân thỏi được chế tạo theo kiểu ép bột kim loại có cấu trúc xốp mịn. Chất tác dụng được ép vào trong các lỗ nhỏ trên bề mặt phân nhánh của các bản cực. Kết cấu như vậy cho phép giảm trọng lượng của bình accu xuống 1,4 ÷ 1,6 lần so với loại thỏi.

Một phần của tài liệu Hệ thống điện động cơ P1 ppsx (Trang 27 - 28)