BẢNG TÍNH TỔNG CHI PHÍ ĐẦU TƯ Khoản mục chi phí Trước thuế

Một phần của tài liệu DỰ án mở RỘNG sản XUẤT HBL (Trang 41 - 57)

Khoản mục chi phí Trước thuế

VAT Thuế VAT Sau thuế VAT

I. Tổng chi phí cố định 383.3 22.8 406.1

1. Lắp đặt 86.3 7.4 93.7

a. Xây dựng phân xưởng 36.4 3.6 40

b. Hậu cần 2.6 0.3 2.9 c. Cơ sở hạ tầng 22.4 2.2 2424.606 d. Lắp đặt thiết bị 24.9 1.2 2626.1 2. Chi phí thiết bị 248.8 12.2 261 3. Các chi phí khác 13.3 1.2 14.5 a. Thuê tư vấn 5.7 0.5 6.2 b. Các chi phí khác 6.7 0.7 7.4

c. Chi phí dịch vụ cơ sở hạ tầng

0.9 0.9

4. Dự phòng (10%) 34.8 2.1 36.9

Dựa vào những số liệu có được, dòng tiền hoạt động thuần được tính toán theo phương pháp gián tiếp. Bắt đầu từ:

- Lợi nhuận ròng trên báo cáo thu nhập

- Sau đó điều chỉnh các khoản hạch toán thu chi không bằng tiền mặt (khấu hao, trích lập dự phòng, đánh giá lại tài sản…)

- Cộng trở lại lãi vay vào lợi nhuận sau thuế.

- Sau đó điều chỉnh những thay đổi của tài sản lưu động trên bản cân đối kế toán để đi đến dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh.

Dòng tiền hoạt động = Lợi nhuận hoạt động sau thuế +Khấu hao +Chi phí lãi vay - Chênh lệch nhu cầu vốn lưu động.

= (Doanh thu – Chi phí hoạt động – Thuế tiêu thụ đặc biệt – Thuế thu nhập công ty – Các chi phí sau thuế khác) + Khấu hao +Lãi vay – Chênh lệch nhu cầu vốn lưu động.

Dự báo nhu cầu vốn lưu động tăng thêm:

Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp tỷ lệ phần trăm trên doanh thu. Phương pháp này dựa trên cơ sở các khoản mục Tài sản lưu động (như tiền, khoản phải thu, hàng tồn kho,…) và các khoản mục vốn chiếm dụng ( như phải trả nhà cung cấp, phải trả công nhân viên,…) chịu sự tác động trực tiếp và có quan hệ chặt chẽ với doanh thu.

Với các giả định:

- Hầu hết các tài sản và khoản nợ tăng cùng tỷ lệ tăng trưởng doanh thu.

- Các chỉ tiêu dự kiến được cho đủ chính xác để dòng tiền có thể được dùng trong thấm định và lựa chọn dự án.

- Thời gian dự báo lợi nhuận (2008-2024) là vòng đời của dự án. - Tỷ lệ lãi ròng không đổi

- Cơ cấu vốn không thay đổi và chính sách cổ tức không đổi.

Tài liệu dùng để dự báo bao gồm các báo cáo tài chính của kỳ trước và dự kiến doanh thu của kỳ kế hoạch. Phương pháp này được tiến hành qua bốn bước:

Bước 1: Tính tỷ lệ của từng khoản mục tài sản ngắn hạn ( tiền măt, hàng tồn kho, khoản phải thu) và các khoản mục nợ phải trả ngắn hạn không bao gồm nợ vay ngân hàng so với doanh thu trong cùng kỳ cho từng năm từ 2001 -2007 . Tỷ lệ phần trăm tài sản, nợ phải trả so với doanh thu này thể hiện tài sản tăng thêm, nguồn tài trợ tăng thêm trên mỗi đồng doanh thu tăng thêm.

Bước 2: Tính bình quân tỷ lệ của mỗi khoản mục trên trong 7 năm.

Bước 3: Nhân tỷ lệ bình quân của mỗi khoản mục với doanh thu tăng thêm của các năm thực hiện dự án được số liệu tăng thêm dự kiến cho các năm từ 2008 đến 2024.

Bước 4: Tính nhu cầu vốn lưu động tăng thêm cho mỗi năm.

Nhu cầu VLĐ tăng thêm = ∆ Tiền mặt + ∆ Khoản phải thu + ∆ Hàng tồn kho - ∆ Khoản phải trả.

Phụ lục 3: Bảng dự báo nhu cầu vốn lưu động tăng thêm

Nhận thấy doanh thu dự kiến năm 2007 cho trong báo cáo thu nhập của công ty quá lớn so với những năm trước trong khi năm này mới tiến hành đầu tư, quy mô sản xuất của nhà máy cũ và các điều kiện kinh doanh vẫn không thay đổi. Nên nhóm nghiên cứu tiến hành ước lượng doanh thu cho năm 2007 dựa vào phương pháp hồi quy. Kết quả hồi quy doanh thu năm 2007 là 441,87 tỷ đồng.

Phụ lục 4: Bảng hồi quy doanh thu 2001-2007.

Thu hồi vốn lưu động: Trong suốt đời sống kinh tế của dự án, doanh nghiệp đã đầu tư vốn lưu động tăng thêm, vốn đầu tư thuần này sẽ được thu hồi lại cho doanh nhiệp bằng tiền mặt. Vì vậy, vào cuối đời sống của dự án, tất cả các khoản đầu tư vào vốn lưu động tăng thêm kể cả phần chi tiêu vốn lưu động ban đầu sẽ được thu hồi lại.

Vì vậy, trong năm cuối của dự án mở rộng của công ty Bia Huế, số vốn lưu động ban đầu sẽ và vốn lưu động tăng thêm của các năm sau được thu hồi làm tăng dòng tiền thuần trong năm đó.

Kết quả tính toán thu được dòng tiền hoạt động thuần của dự án.

Phụ lục 5: Bảng dòng tiền của dự án trước khi thay đôỉ nguồn taì chính.

Kết quả tính NPV, IRR, MIRR dựa vào những số liệu và thông tin giám đốc tài chính đưa ra trong buổi họp.

WACC 12,07%

NPV 172,845 tỷ đồng

IRR 19%

MIRR 14%

NPV là chỉ tiêu cơ bản dùng để đánh giá hiệu quả của một dự án đầu tư vì nó thể hiện giá trị tăng thêm mà dự án đem lại cho công ty. Giá trị hiện tại của dự án được xác định bằng tổng hiện giá dòng tiền tự do của dự án với suất chiết khấu là chi phí sử dụng vốn bình quân của dự án WACC trừ đi chi phí đầu tư ban đầu. Dự án mở rộng sản xuất của công ty Bia Huế có NPV dương chứng tỏ với suất chiết khấu WACC xác định như trên hiện giá của dòng tiền thu nhập từ dự án lớn hơn chi phí đầu tư cho dự án. Do đó, công ty Bia Huế nên thực hiện dự án này.

Suất sinh lời nội bộ IRR là suất chiết khấu làm cho hiện giá dòng tiền thu nhập từ dự án bằng với chi phí đầu tư cho dự án. Đây chính là suất sinh lời thực tế của dự án đầu tư. Vì vậy, một dự án được chấp nhận khi suất sinh lời thực tế của nó (IRR) bằng hoặc lớn hơn suất sinh lời yêu cầu (tỷ suất chiết khấu). Trong trường hợp dự án mở rộng sản xuất của công ty Bia Huế, IRR là 19% lớn hơn suất chiết khấu WACC. Do đó, dự án được chấp nhận.

Tỷ suất sinh lời nội bộ có hiệu chỉnh MIRR là tỷ suất sinh lời làm cho hiện giá của dòng tiền chi ra cho đầu tư dự án bằng với hiện giá giá trị tới hạn của dòng tiền thu về từ dự án, giá trị tới hạn là tổng giá trị tương lai của dòng tiền thu vào được tính lãi kép theo chi phí sử dụng vốn bình quân của công ty . Đây là một chỉ tiêu để đánh giá dự án tốt hơn IRR. Dự án mở rộng sản xuất có MIRR lớn hơn tỷ suất lợi nhuận yêu cầu WACC nên dự án được chấp nhận.

Sau buổi họp, do có những vấn đề phát sinh như chi phí nguyên vật liệu tăng cao, đối tác Việt Nam sẽ rút phần lợi nhuận giữ lại năm 2006 mà không giữ lại để tái đầu tư vào dự án mới làm ảnh hưởng đến nguồn tài chính của dự án. Do đó, cần thiết phải xem xét những ảnh hưởng trên đến suất chiết khấu và dòng tiền của dự án.

Dòng tiền của dự án sau khi tính toán lại nguồn tài chính.

Phụ lục 6: Bảng dòng tiền của dự án sau khi thay đổi nguồn taì chính.

WACC 16,19%

NPV 18,3785 tỷ đồng

IRR 17%

MIRR 16,533%

Sau khi tính toán lại nguồn tài chính của dự án làm thay đổi WACC và dòng tiền thuần do đó các chỉ tiêu NPV, IRR và MIRR cũng thay đổi. Các tiêu chí trên đều giảm so với trước nhưng vẫn đạt yêu cầu để chấp nhận dự án. Giá trị hiện tại thuần NPV dương, suất sinh lời nội bộ và suất sinh lời nội bộ có hiệu chỉnh đều lớn hơn tỷ suất lợi nhuận yêu cầu của dự án. Vậy, cho dù dự án có gặp phải những khó khăn phải tính toán lại nguồn tài chính thì vẫn tỏ ra rất có hiệu quả.

* Ước tính rủi ro của dự án:

Theo lý thuyết phân tích rủi ro, một dự án sẽ có các loại rủi ro sau: rủi ro riêng lẻ là loại rủi ro được đánh giá bằng sự biến động lợi nhuận kỳ vọng của dự án, rủi ro doanh nghiệp được đo lường bằng tác động của dự án vào sự không chắc chắn trong việc thu lời trong tương lai của doanh nghiệp và rủi ro thị trường được đo bằng tác động của dự án lên hệ số beta của công ty. Tuy nhiên, việc đo lường rủi ro nội bộ doanh nghiệp và rủi ro thị trường của dự án là rất khó xác định do công ty không niêm yết trên thị trường chứng khoán nên ta giả định rủi ro của dự án chỉ bao gồm rủi ro đơn lẻ.

Việc đo lường rủi ro đơn lẻ được nhóm tiến hành thông qua phân tích độ nhạy. Xét về thực tế, các ước lượng về những biến đầu vào của dự án không phải lúc nào cũng luôn chính xác, nhất là đối với dự án có thời gian dài như dự án mở rộng sản

xuất này, do vậy khi biến đầu vào thay đổi sẽ làm thay đổi giá trị NPV, IRR là những chỉ tiêu cơ bản để đánh giá dự án. Phân tích độ nhạy thực hiện việc đo lường phầm trăm thay đổi trong NPV do 1% thay đổi của một biến đầu vào, trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi. Ở đây, các biến đầu vào nhóm lựa chọn là những biến đầu vào cơ sở: thứ nhất là biến giá bán, đây là biến ảnh hưởng tới doanh thu – dòng tiền vào chủ yếu của dự án; thứ hai là lãi suất, việc phân tích ảnh hưởng của lãi suất tới NPV có thể khắc phục được phần nào những tính toán mang nhiều dự đoán chủ quan.

Phân tích độ nhạy cho chúng ta biết được điều gì sẽ xảy ra nếu các biến đầu vào chệch khỏi ước tính ban đầu, và khi đó, hiệu quả tài chính sẽ thay đổi theo hướng như thế nào.

Bảng phân tích độ nhạy của NPV theo lãi suất.

Theo đồ thị ở trên, ta có thể thấy rằng, đường biểu diễn sự thay đổi của NPV theo lãi suất dốc hơn so với thay đổi NPV theo giá bán. Điều này là do lãi suất vay ngân hàng có ảnh hưởng đến nhiều yếu tố liên quan đến dòng tiền tự do của dự án hơn thông qua lãi vay được khấu trừ khi tính thuế và được cộng trở lại vào dòng tiền sau thuế. Theo phân tích độ nhạy ở trên, ta có thể kết luận NPV của dự án là nhạy cảm hơn với sự thay đổi của biến lãi suất, do đó để hạn chế rủi ro do biến động lãi suất gây nên, công ty cần có những biện pháp như ký hợp đồng vay dài hạn với lãi suất cố định, quản lý và sử dụng tài sản của dự án tiết kiệm, có hiệu quả đảm bảo trả nợ đúng hạn và không vay quá hạn mức tín dụng đã đề ra.

* Giá bán cơ sở trong phân tích độ nhaỵ.

Theo báo giá các sản phẩm của công ty vào năm 2006, ta có bảng sau:

Sản phầm Quy cách (ml)

Số

lượng Giá bán (VND)

Giá trung bình trên một lít

Huda chai 450 20 92000 10222

Huda chai 355 24 85000 9977

Huda lon 330 12 73000 18434

Festival chai 330 24 130000 16414 Carlsberg

chai 330 24 256000 32323

Carlsberg lon 330 24 216000 27273

Giá trung bình: 18.993VNĐ

Tính toán trên cho thấy với các sản phẩm hiện có của công ty với một mức giá trung bình trên 1 lít sản lượng sản xuất của công ty là 18993 VND.

Với giả định dự án mở rộng sản xuất không sản xuất sản phẩm mới và giữ nguyên cơ cấu các sản phẩm hiện tại của công ty, như thế giá bán của công ty vẫn duy trì như cũ. Tuy nhiên, khi dự án bắt đầu đi vào hoạt động với một mức sản lượng cao làm chi phí trên một đơn vị giảm dần cộng với cạnh tranh ngày càng gay gắt của những công ty khác vào phân khúc thị trường trung bình và thị trường miền Trung, xu hướng giảm dần giá bán là điều không thể tránh khỏi để giúp công ty duy trì vị thế của mình trên thị trường.

Bên cạnh đó, thông tin được cung cấp từ nghiên cứu thị trường cho thấy, mức giá trung bình của các công ty trên phân khúc thị trường trung bình – là phân khúc thị trường chủ yếu của công ty là 6000VND/chai 450ml, tương đương với 13333VND/lít. Do đó, giá bán trung công ty hướng tới cho sản phẩm nên nằm trong khoảng từ 13000VND đến 19000VND, ta có thể dự báo giá bán ở vào khoảng 15000VND/lít.

Câu 5 : Thuận lợi và bất lợi của phương thức thanh toán tại hiện trường (L/C at site) và thanh toán khi nhìn thấy (L/C at sight) trong tình huống này là gì?

Hiện nay, phương thức thanh toán bằng thư tín dụng (L/C) rất phổ biến, đây là hình thức mà Ngân hàng thay mặt Người nhập khẩu cam kết với Người xuất khẩu hay Người cung cấp hàng hoá sẽ trả tiền trong thời gian qui định khi Người xuất khẩu/Người cung cấp hàng hoá xuất trình những chứng từ phù hợp với qui định trong L/C đã được ngân hàng mở theo yêu cầu của người nhập khẩu. Với dự án mở rộng sản xuất của công ty bia Huế trong điều kiện tham gia của nhiều nhà thầu trong và ngoài nước thì việc yêu cầu những người thắng thầu và các nhà thầu thanh toán bằng hình thức thư tín dụng là hoàn toàn hơp lý. Các điều khoản trên L/C sẽ được hai bên quy

định rõ ràng để đảm bảo thực hiện. và với hình thức thanh toán này, công ty bia Huế có thể lợi dụng những thủ thuật nhỏ làm giảm áp lực tài chính cho dự án bằng cách lựa chọn điều kiện của “L/C at site- thư tín dụng tại địa điểm” thay vì “L/C at sight- thư tín dụng khi nhìn thấy”

-L/C at sight: Ngân hàng mở L/C cam kết thanh toán ngay cho người hưởng lợi khi xuất trình bộ chứng từ hợp lệ với điều kiện của L/C. Trong L/C có thể yêu cầu người hưởng lợi ký phát hối phiếu trả ngay để đòi tiền.

Theo thông lệ của giao dịch ngân hàng và UCP 600 thì trả ngay ở đây là trong vòng 7 ngày làm việc kể từ khi nhận được bộ chứng từ, ngân hàng mở L/C phải chấp thuận và trả tiền cho người thụ hưởng (thông qua ngân hàng thông báo) hoặc từ chối bộ chứng từ. Với điều kiện L/C at sight, đứng trên phương diện công ty bia Huế (người thanh toán) thì công ty chỉ có nghĩa vụ thanh toán tiền ngay khi chứng từ đã được gửi đến ngân hàng phát hành.

-L/C at site: Thư tín dụng khi nhìn thấy là một điều kiện của thư tín dụng. Ngân hàng mở L/C sẽ thanh toán cho người hưởng lợi khi hàng hóa đến các địa điểm đã thỏa thuận trong các điều khoản của L/C.

Ở đây ta có thể thấy rằng, khi lựa chọn điều kiện L/C at site, việc thanh toán sẽ chỉ thực hiện khi các hóa đơn, chứng từ đã được đại diện công ty bia Huế ký xác nhận. Điều đó cũng có nghĩa là khi các nhà thầu bàn giao công trình cho công ty bia Huế, phải có một thời gian khá dài để chủ đầu tư nghiệm thu công trình, vận hành chạy thử máy móc… sẽ giúp kéo dài thời gian thanh toán. Hơn nữa, dự án mở rộng sản xuất của công ty bia Huế lựa chọn phương thức đa nhà thầu, dự án có nhiều giai đoạn và quy trình vận hành phải cần nhiều thời gian… càng làm cho thời gian thanh toán rộng rãi hơn và việc thanh toán được chia làm nhiều thời kỳ. Chính điều này nó đã giúp giảm áp lực đến ngân sách tài chính cho dự án, đặc biệt với dự án cần nguồn vốn lớn như thế này. Bên cạnh đó, việc lựa chọn điều kiện L/C at site giúp giảm rủi ro trong trường hợp bị lừa đảo, làm giả bộ chứng từ mà không chuyển giao hàng hóa. Tuy

Một phần của tài liệu DỰ án mở RỘNG sản XUẤT HBL (Trang 41 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(60 trang)
w