Năm
Chỉ tiêu 2009 2010 2011
Dư nợ cho vay 725 851 946
Tổng nguồn vốn huy động 932 1.097 1.219
Lợi nhuận 19,2 24 27,2
Nguồn: Phòng kinh doanh SaigonBank – Huế Chính sách khách hàng là một trong những biện pháp quan trọng để làm nên sự thành công của chi nhánh. Chi nhánh luôn phục vụ khách hàng một cách thuận tiện, nhanh chóng nhất có thể; có chính sách ưu tiên, ưu đãi hợp lý; tích cực tìm kiếm khách hàng đến vay vốn cả trong địa bàn và những vùng lân cận. Đồng thời, chi nhánh cũng luôn có những biện pháp đầu tư, mua sắm thiết bị mới, cải tiến kỹ thuật nghiệp vụ, phát triển các nghiệp vụ ngày càng hiện đại, thuận tiện và chính xác. Vì vậy, chi nhánh SaigonBank – Huế đã mở rộng thị trường cho vay và thu hút ngày càng nhiều khách hàng đến giao dịch với ngân hàng. Những thành công mà ngân hàng đạt được trong thời gian qua đã đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của tỉnh nhà và nâng cao hiệu quả hoạt động chung của toàn hệ thống SaigonBank.
2.1.6.1 Tình hình sử dụng vốn
Ngoài công tác huy động vốn thì việc sử dụng nguồn vốn có hiệu quả cũng là việc quan tâm hàng đầu của các NHTM. Nguồn vốn huy động được của hệ thống ngân hàng được sử dụng vào nhiều mục đích kinh doanh, nhưng trong đó chủ yếu vẫn là hoạt động tín dụng. Riêng đối với chi nhánh SaigonBank – Huế, kết quả kinh doanh tín dụng qua các năm luôn đạt được sự tăng trưởng ổn định và an toàn. Vấn đề này sẽ được trình bày sâu hơn ở phần sau của khoá luận, ở phần này, chúng ta chỉ xem xét sơ lượt tình hình sử dụng vốn của chi nhánh.
Từ những số liệu thống kê cho thấy, hoạt động tín dụng của SaigonBank – chi nhánh Huế đã đạt được những kết quả tốt cả về tốc độ tăng trưởng lẫn chất lượng các khoản đầu tư.
Biểu đồ 2.1: Dư nợ của chi nhánh SaigonBank – Huế trong 3 năm
Dư nợ qua các năm của chi nhánh được nâng cao, một phần do tăng doanh số cho vay, một phần do chi nhánh tăng nguồn tài trợ trung và dài hạn.
Cùng với hoạt động kinh doanh tín dụng đơn thuần, SaigonBank – Huế còn thực hiện các chương trình tín dụng ưu đãi, tín dụng chính sách như chương trình tín dụng kích cầu; tín dụng mua, xây, sửa nhà hay tín dụng học đường: cho vay sinh viên, cho vay du học…Các chương trình này đều được thực hiện với lãi suất ưu đãi, tuy có số dư nợ không cao nhưng mang ý nghĩa nhân văn, được mọi tầng lớp nhân dân ủng hộ, từ đó nâng cao uy tín của ngân hàng.
2.1.6.2 Kết quả hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2009 - 2011
Biểu đồ lợi nhuận của chi nhánh luôn tăng trưởng qua các năm 2009 – 2011. Năm 2010 lợi nhuận tăng 25% so với năm 2009. Năm 2011 tăng 13% so với năm 2010. Đây là một kết quả rất khả quan vì trong tình hình kinh tế biến động khá nhiều trong năm 2010 – 2011 mà chi nhánh vẫn giữ được và gia tăng tốc độ lợi nhuận trong khi nhiều ngân hàng thương mại khác bị thua lỗ.
Hoạt động huy động vốn và hoạt động tín dụng tăng trưởng qua các năm, chất lượng tín dụng tốt, nợ xấu đã đươc xử lý căn bản và kiểm soát ở mức an toàn (dưới 1%).
Biểu đồ 2.2: Lợi nhuận của chi nhánh Saigonbank – Huế trong 3 năm
Hoạt động tín dụng tăng trưởng, nâng cao tỷ lệ cho vay trong tổng vốn huy động. Có được kết quả trên là nhờ chi nhánh thực hiện đơn giản các quy trình nghiệp vụ, rút ngắn thời gian thẩm định đối với các khoản vay nhỏ, ít rủi ro, thủ tục hồ sơ vay vốn đơn giản, gọn nhẹ, giúp giảm áp lực về giấy tờ cho cả chi nhánh lẫn khách hàng. Hơn nữa địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế ngày càng có thêm nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ kinh doanh cá thể nên nhu cầu vay vốn để làm ăn của người dân cũng như nhu cầu vay vốn để mở rộng sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng cao.
Công tác tổ chức kinh doanh, cách phân chia các phòng ban, tổ, bộ phận đáp ứng tốt hơn các yêu cầu của khách hàng và nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng cụ thể. Trên cơ sở đó, tuỳ tính chất của từng nhóm đối tượng phục vụ mà phân bổ các sản phẩm, dịch vụ cho từng nhóm khách hàng. Phòng kế toàn giao dịch có nhiều quầy với các giao dịch viên trẻ, nhiệt tình và thạo công việc cùng với việc được trang bị máy móc với công nghệ hiện đại hỗ trợ cho việc giao dịch với khách hàng được nhanh chóng và chuyên nghiệp hơn (dịch vụ E – Banking, SMS – Banking, thẻ thanh toán Saigon BankCard….). Hiện nay, chi nhánh đã áp dụng quy trình giao dịch một cửa tạo điều kiện thuận tiện và nhanh chóng hơn cho khách hàng.
Tuy nhiên bên cạnh những thành quả trên, cũng cần xem xét một số tồn tại cần khắc phục. Hình thức huy động vốn tại chi nhánh chưa đa dạng. Nguồn vốn huy động
từ các tổ chức kinh tế, cá nhân chỉ gồm có tiền gửi không kỳ hạn (tiền gửi thanh toán), tiền gửi có kỳ hạn, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu. Trên thực tế thì các hình thức này chưa thể đáp ứng hết nhu cầu đa dạng của người gửi tiền. Hiện tại chi nhánh huy động nguồn vốn ngắn hạn là chủ yếu, còn việc huy động vốn trung và dài hạn thì vẫn còn khá hạn chế.
Chính sách chăm sóc khách hàng chưa được đầu tư đúng mức. Việc phân tích tình hình hoạt động kinh doanh chưa được tiến hành một cách thường xuyên, thường chỉ là lồng ghép trong các báo cáo tỏng kết kinh doanh hàng năm của chi nhánh với sự đánh giá khái quát.
Chi nhánh đã hiện đại hoá công nghệ và hệ thống thông tin nhưng vẫn chưa đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ. Hiện tại chi nhánh kinh doanh trên rất ít lĩnh vực, sản phẩm chưa đa dạng, nhiều sản phẩm đưa ra nhưng được ít khách hàng ưa chuộng như: bảo lãnh, thanh toán xuất nhập khẩu nên thu nhập từ các dịch vụ này chiếm tỷ trọng khiêm tốn trong tổng thu nhập của chi nhánh. Các hình thức thanh toán tại ngân hàng chủ yếu là Uỷ nhiệm chi và Séc lĩnh tiền mặt, các thẻ thanh toán quốc tế chưa phát triển đúng tiềm năng; dịch vụ thanh toán lương qua thẻ chỉ được một số cơ quan sử dụng chứ chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp và công ty. Hoạt động thanh toán quốc tế, tài trợ xuất nhập khẩu của chi nhánh chưa phát triển, chưa có phòng ban riêng về lĩnh vực này, nhân lực cũng hạn chế. Do đó chi nhánh phải có nhiều nổ lực hơn nữa để phát triển các dịch vụ mới nhằm nâng cao thu nhập. Mặt khác, mạng lưới hoạt động của SaigonBank – chi nhánh Huế vẫn chưa được rộng khắp, chỉ bao gồm 1 chi nhánh và 1 phòng giao dịch cũng là mặt hạn chế cần được xem xét.
2.2 Khát quát tình hình tín dụng và rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương – Chi nhánh Huế
2.2.1 Các sản phẩm tín dụng hiện có
Trong những năm qua, với vai trò là một trong những chi nhánh chủ lực của hệ thống SaigonBank, cùng với đội ngũ CBTD, thẩm định có uy tín, có trình độ chuyên môn chuyên nghiệp, chi nhánh SaigonBank – Huế là đơn vị có thế mạnh trong hoạt động tín dụng, đặc biệt là các sản phẩm tín dụng cá nhân. Chi nhánh có khả năng đáp ứng mọi nhu cầu vay vốn của khách hàng với sự đa dạng về phương thức, phù hợp về thời gian và đơn giản về thủ tục. Chi nhánh luôn nghiên cứu, không ngừng đổi mới và
đa dạng hoá các phương thức cho vay phù hợp với những đặc điểm riêng biệt của khách hàng trong địa bàn.
Đối với khách hàng cá nhân: với mục tiêu phục vụ tốt nhất đối tượng khách hàng là cá nhân, hiện nay Chi nhánh đã và đang triển khai nhiều loại sản phẩm cá nhân như:
- Cho vay mua nhà, chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
- Cho vay sửa chữa, xây dựng, trang trí nội thất
- Cho vay mua phương tiện đi lại
- Cho vay các nhu cầu khác phục vụ đời sống
- Cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá - Cho vay du học
- Cho vay vốn lưu động
- Cho vay để đầu tư và kinh doanh chứng khoán - Cho vay góp vốn vào doanh nghiệp
- Cho vay đầu tư TSCĐ
- Cho vay hợp tác với doanh nghiệp - Bảo lãnh trong nước
Đối với khách hàng doanh nghiệp:
Bên cạnh thế mạnh truyền thống là khách hàng cá nhân, Chi nhánh Saigon Bank - Huế cũng tập trung vào đối tượng khách hàng là các pháp nhân sản xuất, kinh doanh trên địa bàn. Xác định đối tượng khách hàng này còn rất nhiều tiềm năng để tăng nguồn thu, Chi nhánh đã và đang tìm tòi, thu thập thông tin từ các doanh nghiệp trên địa bàn, từ đó đưa ra các sản phẩm tín dụng đa dạng nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng. Trong đó tập trung vào một số sản phẩm tín dụng phù hợp với nguồn lực của chi nhánh và đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Các sản phẩm cho vay đối với khách hàng là doanh nghiệp hiện có tại chi nhánh là:
- Cho vay vốn lưu động - Cho vay vốn cố định - Cho vay tài trợ nhập khẩu - Cho vay tài trợ xuất khẩu
- Cho vay theo chương trình "tín dụng ưu đãi dành cho 4 nhóm đối tượng" - Bảo lãnh trong nước và quốc tế
2.2.2 Kết quả hoạt động tín dụng của Saigon Bank – chi nhánh Huế
Nhờ nguồn vốn huy động dồi dào, SaigonBank – chi nhánh Huế đa dạng hoá các mặt nghiệp vụ kinh doanh dịch vụ trong đó tập trung vào mảng hoạt động tín dụng, chiếm khoảng 90% tổng số vốn huy động được sử dụng. Chi nhánh đã thực hiện hoạt động tín dụng với nhiều thành phần kinh tế khác nhau, hoạt động trong nhiều lĩnh vực. Trong đó tăng cường đầu tư cho khu vực kinh tế cá thể và hộ gia đình, phục vụ cho
nhu cầu sản xuất kinh doanh và tiêu dùng; tập trung vào các ngành kinh tế mũi nhọn, sản xuất kinh doanh trọng điểm như: dịch vụ bán lẻ, phân phối hàng hoá, xây dựng hạ tầng,… với các hình thức cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
Bảng 2.3: Cơ cấu dư nợ cho vay của chi nhánh SaigonBank – Huế
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2009 2010 2011
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng
Dư nợ ngắn
hạn 434 59,9% 509 59,8% 566 59,8% Dư nợ trung
và dài hạn 291 40,1% 342 40,2% 380 40,2% Tổng dư nợ 725 100 851 100 946 100
Nguồn: Phòng kinh doanh SaigonBank – chi nhánh Huế Trong tổng dư nợ cho vay, thì cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn tỷ trọng cho vay trung và dài hạn, chiếm trên 60%. Nguyên nhân quan trọng nhất của tình hình này là do sự biến động quá mạnh của lãi suất thị trường, và lạm phát đã khiến cho người đi vay phải xem xét đến yếu tố thời gian và viêc lựa chọn sản phẩm vay ngắn hạn để hạn chế thấp nhất rủi ro lãi suất là giải pháp tối ưu.
a.Hoạt động tín dụng ngắn hạn
Tổng dư nợ ngắn hạn năm 2008 đạt 434 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng gần 60% tổng dư nợ cho vay. Tỷ trọng này được duy trì qua các năm 2010 và 2011 nhưng nhờ chi nhánh đã có nhiều biện pháp hiệu quả để tăng cường hoạt động cho vay, do vậy dư nợ các năm đều đạt tăng trưởng về số tuyệt đối. Cụ thể, năm 2010 đạt 509 tỷ đồng, tăng thêm 75 tỷ đồng so với dư nợ năm 2009, tương ứng với tốc độ tăng trưởng là 17%. Năm 2011 dư nợ đạt 566 tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2009. Việc gia tăng dư nợ qua các năm, đặc biệt là dư nợ ngắn hạn đã cung cấp kịp thời nhu cầu vốn ngắn hạn cho nền kinh tế, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, các công ty, các cơ sở kinh doanh có đủ nguồn vốn lưu động để nhập thêm nguyên, vật liệu dự trữ cho sản xuất kinh doanh ổn định và có hiệu quả, đảm bảo chất lượng sản phẩm, có thể cạnh tranh trên thị trường.
Biểu đồ 2.3: Tình hình dư nợ theo thời hạn khoản vay của chi nhánh SaigonBank – Huế
b. Hoạt động tín dụng trung và dài hạn
Tổng dư nợ cho vay trung và dài hạn trong các năm 2009, 2010, 2011 đều gia tăng, đây là một tín hiệu đáng mừng. Tuy cơ cấu nợ dài hạn chỉ chiếm khoảng 40% tổng dư nợ nhưng đây là nguồn thu lâu dài và ổn định cho chi nhánh. Năm 2009, dư nợ trung và dài hạn chỉ đạt 291 tỷ động, đến năm 2010 tăng thêm 50 tỷ, đạt mức 342 tỷ đồng, tương ứng tăng 17%. Năm 2011, đạt 380 tỷ đồng, chiếm 40,2% tổng dư nợ, tăng so với các năm trước. Điều này có được là do chi nhánh đã quan tâm, chú trọng nhiều hơn trong cơ cấu dư nợ cho vay. Xác định tín dụng ngắn hạn là thế mạnh nhưng chi nhánh vẫn đẩy mạnh sử dụng một phần vốn ngắn hạn vào các lĩnh vực ít có biến động trong sản xuất kinh doanh, do vậy việc điều một phần vốn huy động ngắn hạn dùng cho các dự án trung và dài hạn này không những ảnh hưởng đến rủi ro kỳ hạn của chi nhánh.
c.Hệ số sử dụng vốn
Bảng 2.4: Hệ số sử dụng vốn của chi nhánh SaigonBank – Huế
Năm
Chỉ tiêu 2009 2010 2011
Dư nợ cho vay nền kinh tế 725 851 946
Tổng nguồn vốn huy động 932 1.097 1.219
Hệ số sử dụng vốn 0,7779 0,7758 0,7761
Nguồn: Phòng kinh doanh SaigonBank – Huế Nhìn vào bảng số liệu ta thấy hệ số sử dụng vốn của SaigonBank – chi nhánh Huế qua các năm tương đối ổn định, dao động trong khoảng 77,79%. Đây là một tỷ lệ tương đối, chưa phải là mức cao so với các chi nhánh khác. Tuy nhiên, đây không phải là điều đáng lo lắng vì nguyên nhân là nhờ điều kiện huy động vốn tại chi nhánh thuận lợi, do vậy, chi nhánh đã điều chuyển một phần vốn về hội sở chính để phân phối lại cho các chi nhánh khác. Lượng vốn huy động điều chuyển về hội sở này được hưởng lãi điều hoà vốn. Vì vậy, chi nhánh không bị rủi ro nguồn vốn.
Biểu đồ 2.4: Tương quan giữa dư nợ và huy động vốn tại SaigonBank – Huế
d.Doanh thu, chi phí, lợi nhuận tín dụng
Bảng 2.5: Kết quả kinh doanh tín dụng tại SaigonBank – chi nhánh Huế
Đơn vị: tỷ đồng
Thu nhập
Trong đó: Thu nhập lãi
84 107 148
74,7 97 136
Chi phí
Trong đó: Chi phí lãi
64,8 83 120,8
50,3 59,1 88,5
Lợi nhuận 19,2 24 27,2
Lợi nhuận từ tín dụng 24,4 37,9 47,5
Nguồn: Phòng kinh doanh SaigonBank – Huế Qua bảng số liệu, ta thấy tổng thu và tổng chi hoạt động tín dụng qua các năm 2009, 2010, 2011 đều tăng mạnh. Tỷ trọng thu nhập và chi phí tín dụng trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh chiếm tỷ trọng cao với gần 90% tổng thu nhập và 73% tổng chi phí. Năm 2009, chi nhánh đã chi 50,3 tỷ đồng trong tổng chi phí 64,8 tỷ để trả lãi cho các khách hàng và đối tác, tương ứng tỷ lệ là 77,2% trên tổng chi phí. Trong khi đó, nguồn thu từ hoạt động tín dụng đạt 74,7 tỷ đồng, chiếm 88,93% tổng nguồn thu. Tương quan giữa thu nhập lãi và chi phí lãi đã đem lại cho chi nhánh 24,4 tỷ lợi nhuận ròng từ kinh doanh tín dụng. Khoản chênh lệch này đã bù đắp một phần cho các khoản chi khác của chi nhánh, dẫn đến việc chi nhánh đạt được 19,2 tỷ đồng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh.
Bảng 2.6: Tỷ trọng thu nhập và chi phí lãi trên tổng thu nhập và tổng chi phí của