Dựa trên cơ sở so sánh giữa tọa độ thiết kế và thực tế ta giải bài toàn trắc địa nghịch để tìm ra các yếu tố hoàn nguyên về góc và chiều dài và từ đó hoàn nguyên điểm trên thực địa trình tự gồm các bước.
1. Tính giá trị các yếu tố hoàn nguyên.
2. Tính phương vị của hướng khởi đầu là hướng đến hướng lân cận đã biết tọa độ. Tùy theo vị trí cần hoàn nguyên mà hướng khởi đầu khác nhau.
3. tính chiều dài.
4. vẽ sơ đồ hoàn nguyên cho tất cả các điểm.
Nội dung của tính toán hoàn nguyên điểm :
- Việc hoàn nguyên điểm được tiến hành bằng các dụng cụ trực tiếp : máy kinh vĩ + thước thép. Từ đó ta đặt các yếu tố bố trí theo phương pháp toạ độ cực ( góc cực β và chiều dài cạnh cực S)
- Để xác định được β và S thì người ta so sánh tọa độ thực tế nhận được
của các điểm với tọa độ thiết kế tương ứng của chúng và tiến hành giải bài toán trắc địa nghịch.
+ Để xác định góc cực β, từ toạ độ thực tế và toạ độ thiết kế các điểm ta
hoàn nguyên α1. Tương tự ta tìm phương vị hướng khởi đầu α2(khi định
hướng đến một điểm bất kỳ gần đúng nào đó ở lân cận ). Kết hợp phương vị hướng khởi đầu và phương vị hướng hoàn nguyên ta xác định được góc cực :
β =α1 −α2
+ Cạnh cực được xác định theo công thức : S = ∆X2 +∆Y2
Sau đây chúng ta tiến hành hoàn nguyên cho 3 điểm A2B6,,,A4B6, A6B6..
Kết quả tính các đại lượng hoàn nguyên theo bảng tính dưới đây:
Tên điểm A2B6 A4B6 A6B6 X( m ) Y( m ) X( m ) Y( m ) X( m ) Y( m ) Toạ độ thiết kế (X,Y) 1200.000 1600.000 1400.000 1600.000 1600.000 1600.000 Toạ độ thực tế (X’,Y’) 1201.101 1600.154 1400.904 1600.141 1599.896 1600.321 Số gia toạ độ -1.101 -0.154 -0.904 -0.141 0.104 -0.321 S(m) 0.111 0.915 0.337 α1 1870 57’ 44”.8 1880 51’ 54”.6 2870 57’ 06”.4 α2 00 1’ 26”.38 00 3’ 06”.58
Sau khi tính được tất cả các yếu tố hoàn nguyên cho các điểm, ta lập sơ đồ hoàn nguyên đối với từng điểm:
Trên sơ đồ này, tại các điểm lưới tạm thời người ta ghi rõ các yếu tố hoàn nguyên . Người ta còn nghi chú thêm góc định hướng α1 của điểm định hướng của hướng tính từ điểm hoàn nguyên đến một trong các điểm lân cận, giá trị này lấy từ bảng tính đường chuyền.
Từ đó tính góc kẹp β là hiệu của 2 góc định hướng α1 và α2
+ Thao tác hoàn nguyên được tiến hành như sau:
Cụ thể hoàn nguyên điểm A2B6. Đặt máy kinh vĩ tại điểm mốc tạm thời A2'B6', định tâm cân bằng rồi ngắm về tiêu ngắm ở A’6B’6. Đưa số đọc trên bàn độ ngang về giá trị α1= 00 1’ 26”.38 quay máy theo chiều thuận kim đồng hồ tới hướng có giá trị
α2=1870 57’ 44”.8. Nếu máy có sai số 2C lớn thì việc hoàn nguyên lấy ở 2 vị trí bàn độ.
Đo kiểm tra lại góc β , ta định hướng về A’2B24’ đặt số đọc bằng
00o00’00” quay máy bắt tiêu đã đánh dấu ta đo được góc β’. So sánh giá trị β’ với
β nếu giá trị β’-β< ±60”thì công tác hoàn nguyên điểm đạt yêu cầu.
Sau khi kiểm tra hướng đạt yêu cầu dọc theo hướng đó đặt khoảng cách hoàn nguyên S = 0.104 m và đánh dấu điểm tìm được bằng một cọc nhỏ tạm thời.
Vì yếu tố hoàn nguyên về chiều dài thường không vượt quá một vài mét , cho nên để đặt đoạn hoàn nguyên một cách chính xác người ta dùng một sợi dây thép nhỏ
dài từ 10 đến 15 m căng bằng 2 que sắt, một que cắm tại tâm mốc, còn que kia nằm trong mặt phẳng ngắm của máy kinh vĩ.
+ Độ chính xác vị trí điểm hoàn nguyên.
Sai số trung phương vị trí điểm sau hoàn nguyên so với điểm tạm thời theo công thức: 2 2 2 2 2 ρ β m S m mP = S + [1] Trong đó:
mP : là sai số trung phương xác định vị trí điểm hoàn nguyên. mS : là sai số đặt đoạn hoàn nguyên.
mâ : là sai số trung phương đặt góc hoàn nguyên. + Một số điểm chú ý khi hoàn nguyên điểm.
Chiều dài đoạn hoàn nguyên là chiều dài tính trên mặt phẳng nằm ngang do đó khi hoàn nguyên điểm, khoảng cách hoàn nguyên cần được đặt theo hướng nằm ngang. Vì vậy, ở những chỗ dốc cần tính số hiệu chỉnh do độ nghiêng vào chiều dài ngang theo công thức: S h Sh 2 2 = ∆
h : là chênh cao giữa hai đầu đoạn hoàn nguyên. S : chiều dài đoạn hoàn nguyên.
Các điểm của mạng lưới xây dựng sau khi hoàn nguyên xong cần phải được cố định bằng các mốc bê tông thay cho các mốc tạm thời. Vì các mốc này cũng là mốc độ cao nên phải được chôn sâu từ 1,2 – 1,5 m( có trường hợp chiều sâu mốc có thể tới 2 – 2,5 m). Khi các điểm rơi vào vùng đào đắp thì có thể chôn bằng các cọc gỗ
Để đặt cho tâm mốc trùng bê tông với tâm điểm hoàn nguyên thì trước khi đào hố chôn mốc, theo hai hướng vuông góc với nhau tại vùng tâm mốc người ta đóng 4 cọc cách tâm mốc khoảng 2 – 2,5 m để khi căng chỉ qua từng cặp thì giao của chúng là điểm tâm mốc.
Sau khi thay cọc gỗ bằng mốc bê ta đo kiểm tra lại một lần nữa.
IV.4.Công tác đo kiểm tra
IV. 4.1. Mục đích
* Mục đích:
- Kiểm tra tính đúng đắn trong quá trình hoàn nguyên, phát hiện và chỉnh sửa các sai sót.
- Đánh giá khả năng sử dụng lưới cho công tác bố trí công trình, lập biên bản bàn giao lưới.