Kết luận về có hay không mối quan hệ của các nhân tố với nhau trong mô hình:
Các biến đều có tác động. Lãnh đạo, phúc lợi, đồng nghiệp, lƣơng thƣởng, đào tạo và phát triển, thăng tiến, bản chất công việc đều tác động đến sự hài lòng của nhân viên nhƣng chỉ có các biến Lãnh đạo, Thăng tiến và Bản chất công việc đảm bảo có ý nghĩa thống kê (P ≤ 0.05). Biến sự hài lòng ảnh hƣởng rất mạnh đến
lòng trung thành của nhân viên. Nhƣ vậy ta chấp nhận các giả thuyết H1, H6, H7, H8. Tạm thời chƣa chấp nhận các giả thuyết H2, H3, H4, H5.
Bảng 4.12. Hệ số hồi quy chƣa chuẩn hóa
Nguồn:Số liệu điều tra trực tiếp năm 2013
Kết luận về mức độ tác động của các nhân tố:
Nhƣ vậy, kết quả kiểm định mô hình lý thuyết cho thấy trong các mối quan hệ đƣợc kiểm định ta tạm thời chấp nhận giả thuyết H1, H6, H7, H8 và chƣa chấp nhận giả thuyết H2, H3, H4, H5 đƣợc cụ thể hóa nhƣ sau:
+ Giả thuyết H1: Lãnh đạo luôn quan tâm công tác đánh giá phát triển nhân viên, nhân viên đƣợc tôn trọng và tin cậy trong công việc, lãnh đạo luôn quan tâm đến nhân viên, nhìn chung nhân viên đƣợc đối xử công bằng, không phân biệt. Kết quả ƣớc lƣợng này cho thấy giả thuyết này đƣợc chấp nhận (β = 0,32, p<0,05). Kết quả này phù hợp với các mối quan hệ đƣợc đề nghị bởi (Zhara & ctg 1999), ( Nguyễn & Nguyễn 2009). Tuy nhiên, kết quả của mối quan hệ này trƣớc đây đƣợc kiểm định rộng rãi cho toàn bộ các loại hình doanh nghiệp. Kết quả này đã góp phần kiểm định vai trò của lãnh đạo trong công việc kinh doanh của công ty.
+ Giả thuyết H6 (Thăng tiến): Mỗi ngƣời có cơ hội nhƣ nhau cho trong thăng tiến, tôi biết rõ các chỉ tiêu cho thăng tiến,tôi phát huy đƣợc hết sở trƣờng của mình. Kết quả ƣớc lƣợng này cho thấy giả thuyết này đƣợc chấp nhận (β = 0,4, p≤0,05). Kết quả này phù hợp với các mối quan hệ đƣợc đề nghị bởi Ginsberg 1985; Wiklund 1999; Zhara & Covin 1995. Tuy nhiên, kết quả của mối quan hệ này trƣớc đây đƣợc kiểm định rộng rãi cho toàn bộ các loại hình doanh nghiệp. Kết quả này đã góp phần kiểm định vai trò của yếu tố thăng tiến trong công việc.
+ Giả thuyết H7 (Bản chất công việc): Công việc có tính thách thức, đƣợc kích thích để sáng tạo trong công việc, cho phép sử dụng tốt các năng lực cá nhân. Kết quả ƣớc lƣợng này cho thấy giả thuyết này đƣợc chấp nhận (β = 0,222, p<0,05). Kết quả này phù hợp với các mối quan hệ đƣợc đề nghị bởi (Jaworski & Kohli năm 1996; Nguyễn & Sinkula 1999). Tuy nhiên, kết quả của mối quan hệ này trƣớc đây đƣợc kiểm định rộng rãi cho toàn bộ các loại hình doanh nghiệp. Kết quả này đã góp phần kiểm định vai trò của công việc đối với sự phát triển của doanh nghiệp.
+ Giả thuyết H8 ( Sự hài lòng tác động đến lòng trung thành của nhân viên): Sự hài lòng trong công việc kích thích khả năng sáng tạo, giúp nhân viên cảm thấy thỏa mãn và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Kêt quả ƣớc lƣợng này cho thấy giả thuyết này đƣợc chấp nhận (β = 0,513, p<0,05). Kết quả này góp phần kiểm định mối quan hệ giữa sự hài lòng và lòng trung thành của nhân viên đối với doanh nghiệp. Kết quả này cũng giúp cho các nhà quản trị có những chính sách hợp lý hơn trong việc tuyển dụng, đào tạo, chiêu mộ nguồn nhân lực, giúp cho doanh nghiệp tồn tại phát triển lâu dài.
Bảng 4.13. Hệ số hồi quy đã chuẩn hóa
Nguồn:Số liệu điều tra trực tiếp năm 2013