Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất kinh doanh tại NHNo & PTNT Chi nhánh Huyện Hậu Lộc Tỉnh Thanh Hóa (Trang 31 - 34)

3. Chi về thuế, phí, lệ

2.1.3.1.Kết quả đạt được

Trong những năm qua, Chi nhánh luôn cố gắng để mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất để vừa tăng lợi nhuận mà vẫn bảo toàn vốn. Doanh số cho vay và dư nợ tín dụng hộ sản xuất tăng đều đặn cả về số tương đối lẫn số tuyệt đối qua các năm. Nợ quá hạn hộ sản xuất ngày càng chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ hộ sản xuất. Cùng với thời gian, cơ cấu

nguồn vốn cũng phong phú đa dạng và ổn định hơn với doanh số cao hơn đã , đang và sẽ đáp ứng đầy đủ kịp thời nhu cầu về vốn sản xuất kinh doanh của các hộ , góp phần đáng kể vào việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi trong địa bàn quản lý, xóa bỏ tình trạng độc canh, làm tiền để thuận lợi cho phát triển kinh tế địa phương, hạn chế đến mức tối đa tình trạng cho vay nặng lãi cũng như các tệ nạn khác trong nông thôn.

Đạt được thành công trên là do có sự đóng góp của tất cả các bộ phận trong cơ quan cũng như những chính sách liên quan đến tín dụng hộ sản xuất được hoàn thiện hơn trong thực tế. Cụ thể:

Về dư nợ:

Dư nợ được xem là chỉ tiêu cơ bản nhất để đánh giá quy mô tín dụng của một Ngân hàng. Một Ngân hàng co dư nợ bình quân cao có nghĩa là trong thời kỳ đó Ngân hàng có mức cho vay cao và là một dấu hiệu cho thấy Ngân hàng sẽ có một khoản thu nhập lớn trong tương lai. Cùng với thời gian, doanh số cho vay tăng lên nên dư nợ hộ sản xuất trong địa bàn quản lý ngày càng tăng cả về số tuyệt đối và số tương đối.

Về dư nợ NHNo&PTNT Chi nhánh Hậu Lộc tăng đều qua các năm kể cả về số tương đối lẫn số tuyệt đối.

Đạt được kết quả này là do trong những năm qua Ngân hàng đã tích cực tuyên truyền quảng bá về chính sách tín dụng đối với hộ sản xuất giúp họ hiểu và tiếp cận được vốn vay Ngân hàng, bàn giao chỉ tiêu cho cán bộ tín dụng ngay từ đầu năm, đồng thời Ngân hàng cũng bám sát chỉ tiêu kế hoạch đươc giao, căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương, công tác chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi của địa bàn quản lý để mở rộng cgo vay phục vụ sản xuất cho phù hợp.

Về nợ quá hạn

Song song với công tác cho vay Ngân hàng cũng quan tâm đến khả năng trả nợ của khách hàng, hàng tháng hàng quý Ngân hàng thường xuyên sàng lọc đánh giá khách hàng cho nên nợ quá hạn của Ngân hàng tăng về tỷ lệ tuyệt đối còn tỷ lệ tương đối đã có hướng giảm quacác năm.

Đạt được kết quả này là do: Ngân hàng đã thường rà soát, sang lọc, phân tích chất lượng các món vay, theo dõi chặt chẽ qua trình sử dụng vốn vay của khách hàng thông qua tổ vay vốn, cán bộ quản lý các cơ quan cũng như sự giám sát đầy tinh thần trách nhiệm của cán bộ tín dụng; áp dụng các chế tài chính kiên quyết xử lý tài sản bảo dảm tiền vay, phối hợp với các cơ quan tổ chức để tận thu các khoản nợ khó đòi.

Ngân hàng luôn bám sát thực tế, xử lý nhanh nhạy các tình huống phát sinh trong kinh doanh, đảm bảo tập trung thống nhất, đồng thời tăng cường phân cấp, ủy quyền để phát huy tính tự chủ sáng tạo của cán bộ tín dụng; kiên quyết trích lập dự phòng rủi ro; tăng cường công tác kiểm soát nội bộ, coi trong công tác thi đua khen thưởng đẩy mạnh công tác tuyên truyền.

Về quản trị Ngân hàng

Ngân hàng đã xác định mục tiêu và giải pháp thực hiện đúng đắn, phù hợp với chiến lược phát triển kinh doanh và dự phòng rủi ro của NHNN và hệ thống NHNo&PTNT; coi trọng công tác huy động vốn đặc biệt là nguồn vốn trung và dài hạn huy động tại địa bàn quản lý, tạo thế ổn định. Vì vậy Ngân hàng đã phần nào thỏa mãn được nhu cầu tín dụng của khách hàng cả về quy mô lẫn kỳ hạn và giảm thiểu được rủi ro.

Ngân hàng luôn quan tâm đến việc bồi dưỡng và đào tạo đội ngũ cán

bộ tín dụng phụ trách hộ sản xuất

Họ không chỉ đơn thuần làm công tác cấp tín dụng mà còn có khả năng tư vấn và định hướng giúp các hộ về giống, phân bón, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất nhằm sử dụng đồng vốn có hiệu quả nhất.

Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng rất chú trọng đến việc đầu tư áp dụng công nghệ tin học hiện đại trong công tác tín dụng, đã góp phần cung cấp thông tin tín dụng chất lượng cao làm cho khách hàng tin tưởng đồng thời nâng cao chất lượng tín dụng

Trong những năm qua, quan hệ với cấp ủy chính quyền, các ngành hữu quan ở các cấp và các cơ quan thông tin đại chúng cũng được Ngân hàng chú trọng và tăng cường.

Đặc biệt chương trình phối hợp giữa Hội nông dân và NHNo&PTNT Chi nhánh Hậu Lộc ngày càng được mở với các nội dung phong phú thiết thực và hiệu quả cao hơn.

Ngoài ra, Ngân hàng Tỉnh đã ký kết văn bản phối hợp liên ngành với các hội: hội nông dân, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, đoàn thanh niên mở ra hình thức cho vay thông qua tổ vay vốn. Dựa vào các văn bản này, NHNo&PTNT Chi nhánh Hậu Lộc đã kịp thời xây dựng một loạt vay vốn tại huyện. Tuy là một chủ trương chung có sự chỉ đạo của Tỉnh nhưng Ngân hàng đã áp dụng một cách sáng tạo chủ trương trên vào hoàn cảnh thực tế của huyện nên chỉ trong một năn đã họp và thành lập được 95 tổ vay vốn

Ngân hàng đã có chính sách linh hoạt cho từng đối tượng, đa dạng hóa phương thức cho vay

Ngân hàng cố gắn tạo điều kiện tốt nhất cho những hộ co nhu cầu tiếp cận vốn vay. Cán bộ tín dụng luôn gần gũi với các hộ sản xuất trong địa bàn quản lý, quan tâm đến những vướng mắc của họ trong việc vay vốn Ngân hàng, kịp thời tham mưu với cấp trên giải quyết nhanh đáp ứng nhu cầu vay vốn của hộ sản xuất. Nhờ đó tín dụng hộ sản xuất Huyện Hậu Lộc được mở rộng về quy mô và hạn chế những khoản nợ xấu.

Ngoài ra, đạt được những thành tựu trên còn do Ngân hàng đã áp dụng phương thức chuyển tải vốn đến hộ sản xuất thích hợp trong từng giai đoạn,phù hợp với từng gia đình thông qua tổ vay vốn, nhờ đó đã góp phần giảm được tình trạng quá tải của cán bộ tín dụng. Tổ vay vốn co trách nhiệm lập và hướng dẫn lập hồ sơ vay vốn, tổ chức bình xét nhu cầu vay vốn của từng thành viên đông thời kiểm tra, giám sát việc sử dụng tiền vay đúng mục đích, đôn đốc các thành viên trong tổ trả nợ gốc và lãi tiền vaycho Ngân hàng đúng hạn, cùng phối hợp với Ngân hàng xử lý các thành viên trong tổ vi phạm các quy định tín dụng của Ngân hàng. Nhìn chung phương thức chuyển tải này tương đối phù hợp với điêuù kiện hoạt động tại khu vục nông nghiệp, nông thôn. Thông qua việc chuyên tải vốn đến hộ qua tổ đã thúc đẩy được phong trào hợp tác hóa trong sản xuất kết hợp với việc chuyển giao kỹ thuật làm sống dậy tinh thần đoàn kết trong cộng đồng dân cư, góp phần thúc đẩy hình thành các tổ hợp tác mới và từng bước hoàn thiện mô hình hợp tác trong sản xuất nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất kinh doanh tại NHNo & PTNT Chi nhánh Huyện Hậu Lộc Tỉnh Thanh Hóa (Trang 31 - 34)