Nhận xét và hiệu chỉnh

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH NGHỆ AN (Trang 35 - 39)

3. Minh họa dự án cụ thể

3.3. Nhận xét và hiệu chỉnh

Trong quá trình thẩm định tài chính dự án, cán bộ thẩm định tính toán một số hạng mục chưa thật hợp lí, còn mang tính chủ quan như:

- Khi tính chi phí sử dụng vốn bình quân ( WACC) ngân hàng tính theo công thức:

WACC = ( % vốn vay x 10.5% ) + (% vốn tự có x 12%) = 10.95%

+ Lãi vay theo thông số đầu vào năm đầu là 10.5% và các năm còn lại là 12% nên phải lấy trung bình chứ không phải lấy 10.5% như ngân hàng đang áp dụng

+ Khi tính chi phí sử dụng vốn bình quân, lãi vay phải tính sau thuế

+ Chi phí sử dụng vốn tự có ngân hàng dựa trên lãi suất tiết kiệm bình quân 12 tháng để đưa ra một con số tương đối. điều này chưa phù hợp

- Tính tổng mức đầu tư không thuế VAT và các chi phí như chi phí sửa chữa, chi phí khác ngân hàng đã áp dụng mức thuế là 5%, trong khi thông số đầu vào cho mức thuế VAT là 10%

- Khi tính doanh thu dự án, cán bộ thẩm định đã đồng nhất doanh thu của một số thiết bị giống nhau trong khi mỗi thiết bị có thông số đầu vào khác nhau

- Khi tính ngân lưu theo quan điểm chủ đầu tư, ngân hàng áp dụng lãi suất chiết khấu là 12%, điều này mang tính ước lệ

- Không đề cập tới giá trị thanh lí khi hoàn thành dự án

Dùng bảng tính EXCEL tính toán lại những mục còn chưa hợp lí cho kết quả sau:

 Tổng mức đầu tư không thuế VAT là: 16.920/1.1 = 15.382 (trđ) - Khấu hao = Tổng MĐT x tỉ lệ khấu hao trung bình

= 15.382 x 15.53% = 2.235 triệu

- Nợ gốc trả hàng năm = Tổng vốn vay/ 5 năm = 10.767/5 = 2.153 triệu - Chi phí lãi vay = Dư nợ đầu kì x mức lãi hàng năm

CP lãi năm 1 = 10.767 x 10.5% = 1.331 triệu CP lãi năm 2 = 8.614 x 12% = 1.034 triệu CP lãi năm 3 = 6.464 x 12% = 775 triệu CP lãi năm 4 = 4.307 x 12% = 517 triệu CP lãi năm 5 = 2.153 x 12% = 258 triệu

 Hiệu chỉnh doanh thu = ( Đơn giá x số ca làm việc x số lượng )/ 1.000.000 - TB thi công dầm super T = 350 triệu

- Ô tô con = 500 triệu - TB máy phát điện = 640 triệu - Cọc ván thép = 600 triệu

Tổng doanh thu sau khi hiệu chỉnh là 5.570( gồm VAT )

 Hiệu chỉnh chi phí sữa chữa và chi phí sửa chữa khác, áp dụng mức thuế VAT là 10%

CPSC = ( % trên mức đầu tư từng thiết bị x số lượng)/ 1.1 - Bộ xe đúc hẫng:

CPSC = ( 5,25% x 3.400 x 1)/ 1.1 = 162 tr CPSC khác = (5% x 3.400 x 1)/1.1 = 155 tr - TB thi công dầm Super T:

CPSC = ( 3% x 2000 x 1)/1.1 = 55 tr CPSC khác = ( 6% x 2000 x 1)/1.1 = 109 tr - Cần cẩu thủy lực:

CPSC = ( 3.8% x 3.500 x 1)/1.1 = 160 tr CPSC khác = ( 5% x 3.500 x 1)/1.1 = 123 tr - Máy bơm bê tông:

CPSC = ( 6.5% x 2700 x 1)/1.1 = 93 tr CPSC khác = ( 5% x 2700 x 1)/1.1 = 91 tr - Ô tô tải: CPSC = ( 4.35% x 1250 x 1)/1.1 = 49 tr CPSC khác = ( 6% x 1250 x 1)/1.1 = 69 tr - Ô tô con: CPSC = ( 2.5% x 550 x 1)/1.1 = 13 tr CPSC khác = ( 3.8% x 550 x 1)/1.1 = 19 tr - Máy phát điện: CPSC = ( 3.3% x 260 x 1)/1.1 = 16tr CPSC khác = ( 5% x 260 x 1)/1.1 = 24 tr - Cọc ván thép: CPSC = ( 3% x 3000 x 1)/1.1 = 82 tr CPSC khác = ( 5% x 3000 x 1)/1.1 = 136 tr Tổng chi phí hoạt động sau khi hiệu chỉnh là 1.865 triệu  Chi phí lãi = cp lãi vay VCĐ + cp lãi VLĐ

Năm 1 = 1.430 tr, năm 2 = 1.324 tr, năm 3 = 1.039 tr, năm 4 = 775 tr,năm 5 = 471 tr, năm 6 = 187 tr, năm 7 = 187 tr

 Thuế VAT = VAT đầu ra - VAT đầu vào

= Doanh thu x 10% - chi phí HĐ x 10% = 320 triệu  Thu nhập trước thuế và thuế TNDN

TN trước thuế = Doanh thu – chi phí HĐ – khấu hao – CP lãi Thuế TNDN = TN trước thuế x 25%

TN trước thuế năm 1 = 41 triệu, thuế TNDN = 10 triệu TN trước thuế năm 2 = 147 triệu, thuế TNDN = 37 triệu TN trước thuế năm 3 = 431 triệu, thuế TNDN = 108 triệu TN trước thuế năm 4 = 716 triệu, thuế TNDN = 179 triệu

TN trước thuế năm 5 = 1000 triệu, thuế TNDN = 250 triệu TN trước thuế năm 6,7 = 1.284 triệu, thuế TNDN = 321 triệu

Sau khi tính toán lịa những chỉ tiêu trên, ta có thể lập lại dòng ngân lưu dự án như sau:

Bảng 2.13: Dòng ngân lưu theo quan điểm tổng đầu tư sau khi hiệu chỉnh Khoản mục Năm đầu tư Năm hoạt động 0 1 2 3 4 5 6 7

1. Ngân lưu vào 1.538 5.570 5.570 5.570 5.570 5.570 5.570 5.570 a. Tổng doanh thu 5.570 5.570 5.570 5.570 5.570 5.570 5.570 b. Hoàn thuế

VAT

1.538

2. Ngân lưu ra 15.382 2.195 2.222 2.293 2.364 2.435 2.506 2.506 a. Chi đầu tư 15.382

b. Chi phí SX 1.865 1.865 1.865 1.865 1.865 1.865 1.865

c. Thuế VAT 320 320 320 320 320 320 320

d. Thuế TNDN 10 37 108 179 250 321 321

3. NCF (1-2 ) (13.844) 3.375 3.349 3.278 3.207 3.135 3.064 3.064

 Tính lại lãi suất chiết khấu dự án dựa trên mô hình CAPM - Tính WACC

+ Chi phí lãi vay bình quân 5 năm : D = ( 10.5% x 1 + 12% x 4)/ 5 = 11.7%

+ Chi phí sử dụng vốn vay tự có trường hợp có nợ vay ( giả sử không có lạm phát) có thể xác định dựa trên lãi suất sinh lời đòi hỏi dự tính của công ty E(r). Để tính E(r) ta sử dụng mô hình CAPM với công thức:

E(ri) = rf + ßi [E(rM) – rf ]

- rf là lãi suất phi rủi ro tương đương với lãi suất trái phiếu chính phủ. Hiện tại lãi suất trái phiếu chính phủ tương đương khoảng 5% (rf = 5%)

- E(rM) là lợi suất dự tính của thị trường được xác định dựa trên lãi suất cơ bản do NHNN công bố tại thời điểm thẩm định dự án, khoảng 8%

- Xác định ß của công ty, ta chạy hồi quy lợi suất trung bình suất sinh lợi trung bình theo tháng của cổ phiếu C92 với suất sinh lợi trung bình theo tháng của Vn-Index:

Dựa vào bảng thông kê tỷ suất sinh lợi trung bình theo tháng của C92 và Vn- Index, chạy hồi quy ta xác định được ß của công ty là 1.18 ( xem phần phụ lục).

Theo công thức ta xác định được E(ri) E(ri) = rf + ß [E(rM) – rf]

= 5% + 1.18x (8% - 5%) = 8.54%

- Ta có lãi suất sử dụng vốn vay: d = 11.7%, chi phí sử dụng vốn tự có của doanh nghiệp: e = 8.7%

Vậy: WACC = E x e + D x d x(1-t)

= 30%x8.54% + 70%x11.7% x (1-0.25) = 9% NPV của dự án theo quan điểm tổng đầu tư là 2.414 triệu đồng IRR của dự án là 14%

Bảng 2.14: Dòng ngân lưu theo quan điểm chủ đầu tư sau hiệu chỉnh

Khoản mục

Năm

đầu tư Năm hoạt động

0 1 2 3 4 5 6 7

1. Ngân lưu vào 12.305 5.570 5.570 5.570 5.570 5.570 5.570 5.570 - Tổng doanh thu 5.570 5.570 5.570 5.570 5.570 5.570 5.570 - Hoàn thuế VAT 1.538

2. Ngân lưu ra 15.382 5.479 5.409 5.221 5.034 4.847 2.506 2.506 - Chi phí đầu tư 15.382

- Chi phí SX 1.865 1.865 1.865 1.865 1.865 1.865 1.865 - Trả nợ vay 3.284 3.187 2.929 2.670 2.412 0 0

- Thuế VAT 320 320 320 320 320 320 320

- Thuế TNDN 10 37 108 179 250 321 321

3. NCF (1-2) (3.076) 91 162 394 536 724 3.064 3.064 Theo quan điểm chủ đầu tư, sau khi hiệu chỉnh NPV của dự án là 1.776 triệu đồng, IRR là 18%.

Sau khi hiệu chỉnh, theo 2 quan điểm dự án vẫn đảm bảo NPV > 0 và IRR> WACC, không ảnh hưởng gì tới quyết định ban đầu của ngân hàng song dự án ít hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH NGHỆ AN (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)