Chất lượng mã PCCC phụ thuộc vào 2 đặc tính: phổ khoảng cách của nó và sự thích hợp của nó để được giải mã lặp. Cả 2 đặc tính này bị ảnh hưởng bởi việc chọn bộ chèn trong mã PCCC.
Mã PCCC có đặc điểm quan trọng là việc thực hiện sửa sai lỗi của nó gần đạt đến giới hạn Shannon. Chất lượng của các mã PCCC tốt hơn các mã tích chập chỉ khi chiều dài của bộ chèn là rất lớn, có thể đạt đến vài ngàn bit. Đối với các bộ chèn có chiều dài khối lớn, thì hầu như các bộ chèn ngẫu nhiên đều thực hiện tốt. Còn đối với bộ chèn ngẫu nhiên có chiều dài khối ngắn, thì việc thực hiện của mã PCCC bị giảm sút một cách đáng kể đến mức độ mà tốc độ lỗi bit (BER) của nó lớn hơn so với mã tích chập với cùng độ phức tạp tính toán như nhau. Đối với các bộ chèn có chiều dài khối ngắn, thì việc chọn bộ chèn có ảnh hưởng đáng kể đến việc thực hiện của mã PCCC. Trong nhiều ứng dụng như thoại, sự trì hoãn là yếu tố quan trọng để chọn chiều dài khối của bộ chèn. Đối với các ứng dụng này thì cần phải thiết kế các bộ chèn kích cỡ khối ngắn để có được BER có thể chấp nhận được.
Có 2 tiêu chuẩn lớn nhất trong việc thiết kế một bộ chèn:
Các đặc tính phổ khoảng cách (phân bố trọng số) của mã
Sự tương quan giữa ngõ ra mềm của mỗi bộ giải mã tương ứng với các bit kiểm tra chẵn lẻ của nó và chuỗi dữ liệu ngõ vào thông tin. Tiêu chuẩn thứ 2 đôi khi được xem như là đặc tính của sự thích hợp giải mã lặp (iterative decoding suitability – IDS). Đây là thước đo đánh giá ảnh hưởng của thuật toán giải mã lặp và nếu 2 chuỗi dữ liệu ít tương quan, thì ta sẽ có thể sử dụng thuật toán giải mã lặp.
Việc thực hiện của mã PCCC có BER thấp bị ảnh hưởng lớn bởi khoảng cách tự do tối thiểu (dmin). Việc thực hiện của mã PCCC đạt đến đường tiệm cận dmin đã được chứng minh. Sàn nhiễu xảy ra tại các tỷ số tín hiệu/nhiễu từ vừa phải đến cao là kết quả của dmin nhỏ. Sàn nhiễu có thể được làm thấp xuống bằng cách tăng kích
cỡ bộ chèn hay dmin.
Đánh giá việc thực hiện của mã PCCC thường được dựa vào giả thiết rằng bộ thu là bộ giải mã khả năng xảy ra lớn nhất (ML). Tuy nhiên, các mã PCCC sử dụng thực sự là thuật toán lặp gần tối ưu. Việc thực hiện giải mã lặp được lợi dụng nếu thông tin được gởi đến mỗi bộ giải mã từ các bộ giải mã khác ít tương quan với chuỗi dữ liệu thông tin ngõ vào.
Kết thúc trellis của mã PCCC được đề cập đến, đặc biệt khi bộ chèn được thiết kế để đạt cực đại dmin. Nếu vấn đề này không được đề cập trong khi thiết kế bộ
Chương 3: Mã Turbo kết nối song song
chèn, thì có thể dẫn đến giá trị dmin rất nhỏ do sự tồn tại của các chuỗi dữ liệu không được kết thúc trellis và trọng số ngõ ra thấp, kết quả đưa đến là sự suy giảm chất lượng mã PCCC.
Không có một công thức chung cho bộ chèn. Bộ chèn tốt nhất là bộ chèn được thiết kế cho các yêu cầu riêng biệt của hệ thống. Ví dụ như nếu kích thước khối dữ liệu ngắn và SNR thấp thì bộ chèn chẵn lẻ tốt hơn bộ chèn ngẫu nhiên và ngược lại khi SNR cao. Với kích thước khối dữ liệu lớn thì bộ chèn S sẽ tốt hơn bộ chèn ngẫu nhiên.