Những trường hợp áp dụng cách tính EP thông thường Trường hợp 1: Người mua độc lập tại thị trường Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của vụ kiện chống bán phá giá hoa kỳ đối với hoạt động xuất nhập khẩu đèn cầy từ Trung Quốc - Bài học kinh nghiệm và giải pháp xuất khẩu đèn cầy Việt Nam. (Trang 37 - 40)

III. TÍNH TOÁN EP, CEP, NV VÀ C

1)Những trường hợp áp dụng cách tính EP thông thường Trường hợp 1: Người mua độc lập tại thị trường Hoa Kỳ

Trường hợp 1: Người mua độc lập tại thị trường Hoa Kỳ

Giả sử, công ty CFL Đèn cầy của Việt Nam muốn xuất khẩu sản phẩm đèn cầy vào thị trường Hoa Kỳ. Tháng 1 năm 2002, công ty CFL chào hàng đến nhà bán lẻ Hoa Kỳ và đạt được một thoả thuận về việc bán 20.000 sản phẩm Pillar 4x6” với đơn giá US$2,50/cây và doanh số bán US$50.000. Ngày 10/2/2002, hai bên thống nhất và tiến hành ký kết hợp đồng mua bán với thời gian giao hàng về kho bên mua là 20/03/2002.

Với giao dịch này, EP được xác định theo cách tính thông thường, tại vì: @ Giao dịch này diễn ra vào 10/2/2002 trước ngày sản phẩm được nhập khẩu vào Hoa Kỳ.

@ CFL và nhà bán lẻ trên đây không có liên quan với nhau. Hộp số 1

Trường hợp 2: Người mua độc lập ở nước xuất khẩu hoặc nước thứ ba nhưng nhà sản xuất biết sản phẩm sẽ được xuất sang Hoa Kỳ.

KILOB OB OO KS .CO M

về tài chính, các nhà sản xuất Việt Nam có thể hoạt động hiệu quả hơn nhờ việc bán hàng cho các công ty thương mại để họ xuất hàng vào Hoa Kỳ. Các công ty thương mại này sẽ lo các thủ tục cần thiết cho lô hàng được xuất đi từ Việt Nam, vận chuyển hàng trên biển/ hàng không và trên đất liền, nhập vào Hoa Kỳ. Các công ty này có thể là những công ty đóng trên địa bàn Việt Nam hoặc đóng ở nước thứ ba.

Chẳng hạn, CFL muốn bán lô hàng 20.000 sản phẩm đèn cầy vào Hoa Kỳ. Nhưng CFL thấy rằng việc bán hàng qua các công ty thương mại sẽ mang lại hiệu quả cao hơn so với việc công ty bán hàng trực tiếp qua Hoa Kỳ, cho nên CFL quyết định bán lô hàng này cho công ty TSIMEX đóng tại Việt Nam với giá US$2,30/sản phẩm và sẽ giảm giá 10% nếu như TSIMEX mua hết lô hàng. Trong giao dịch này, giả sử hai bên thực hiện thành công việc mua bán lô hàng và CFL biết TSIMEX sẽ xuất lô hàng này cho nhà nhập khẩu độc lập tại thị trường Hoa Kỳ, giá trị xuất khẩu EP vẫn được tính theo cách thông thường với giá cơ sở là US$2,07/sản phẩm (US$2,30 – US$2,30 x 10%).

Nếu lô hàng trên đây được bán cho công ty T ở một nước thứ ba nào đó thì EP vẫn được tính theo cách thông thường với giá cơ sở vẫn là US$2,07/sản phẩm.

Hộp số 2

Trường hợp 3: Công ty thương mại độc lập ở nước xuất khẩu hoặc nước thứ ba và nhà sản xuất không biết sản phẩm sẽ được xuất sang Hoa Kỳ

Giả sử khi bán lô hàng trên cho TSIMEX, CFL không biết là TSIMEX sẽ xuất bán lô hàng trên vào Hoa Kỳ. TSIMEX xuất bán lô hàng trên với giá US$2,75/sản phẩm cho người mua độc lập tại thị trường Hoa Kỳ và sẽ giảm giá US$0,05/sản phẩm. Trong trường hợp này, do giao dịch được thực hiện trước khi hàng được nhập khẩu vào Hoa Kỳ và TSIMEX bán cho người mua độc lập tại Hoa Kỳ cho nên EP được xác định theo cách thông thường và giá cơ sở để tính EP là US$2,70/sản phẩm.

Nếu CFL bán cho công ty T tại một nước thứ ba, sau đó công ty T xuất bán lô hàng cho người mua độc lập tại Hoa Kỳ với giá US$2,95/sản phẩm và giảm giá US$0,05/sản phẩm thì EP vẫn được tính theo cách thông thường và giá cơ sơ sẽ là US$2,90/sản phẩm.

KILOB OB OO KS .CO M

Trường hợp 4: Công ty thương mại ở nước xuất khẩu hay ở nước thứ ba có liên quan đến nhà sản xuất

Nếu công ty thương mại ở nước xuất khẩu hoặc ở công ty thứ ba có liên quan với nhà sản xuất, thì giá cơ sở dùng để tính EP sẽ là giá mà công ty thương mại đó bán cho người mua độc lập tại Hoa Kỳ.

Trường hợp 5: Công ty thương mại độc lập bán phá giá

Giả sử CFL bán lô hàng trên cho công ty C (ở Việt Nam hoặc ở nước thứ ba) với giá US$2,25/sản phẩm và công ty C này xuất bán lô hàng này cho một công ty độc lập tại Hoa Kỳ với giá US$1,95/sản phẩm & chính sách giảm giá US$0,15/sản phẩm. Đây là trường hợp đặc biệt liên quan đến công ty trung gian bán phá giá. Khi đó, giá cơ sở được xem xét là US$1,80/sản phẩm.

Hộp số 4

Trường hợp 6: Đại diện thương mại tại Hoa Kỳ

Khi nhà sản xuất/ xuất khẩu Việt Nam xuất khẩu hàng hoá vào thị trường Hoa Kỳ thông qua đại diện thương mại thì cơ quan thẩm quyền sẽ xem xét một số yếu tố cơ bản về hoạt động thương mại của đại diện đó trước khi áp dụng cách tính EP hay CEP. Các yếu tố cơ bản đó gồm có:

1. Giao dịch mua bán đó xảy ra trước khi hàng hoá được nhập khẩu.

2. Hàng hoá đang nghi vấn được xuất và giao thẳng từ nhà sản xuất đến người mua độc lập mà không đưa vào kho hàng của đại diện thương mại đó.

3. Đây là phương thức kinh doanh thông thường của các bên liên quan đối với loại hàng hoá này.

4. Đại diện thương mại tại Hoa Kỳ chỉ có vai trò xử lý các giấy tờ liên quan đến việc kinh doanh của nhà sản xuất/ xuất khẩu tại Hoa Kỳ và hoạt động như là đầu mối liên lạc với các nhà nhập khẩu tại Hoa Kỳ.

Nếu nhà sản xuất/ xuất khẩu đáp ứng được các yếu tố trên đây thì cơ quan thẩm quyền sẽ áp dụng cách tính EP thông thường vì đây chẳng qua là trường hợp thay đổi vị trí địa lý của văn phòng thương mại của nhà sản xuất/ xuất khẩu từ nước xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Cho dù đại diện thương mại này đóng tại Hoa Kỳ hay ở một nước khác thì cũng không thay đổi tính chất kinh doanh hay hoạt động thương mại của họ.

KILOB OB OO KS .CO M

Chẳng hạn, CFL thực hiện một giao dịch bán lô hàng ở trường hợp 1 cho một nhà bán lẻ tại Hoa Kỳ. Và CFL có đại diện thương mại là công ty R tại Hoa Kỳ. Công ty R thực hiện nhiệm vụ liên lạc và thông báo cho nhà bán lẻ đó về việc lô hàng được xuất và giao thẳng đến kho của nhà bán lẻ và sẽ chịu trách nhiệm về giấy tờ chứng từ cho lô hàng. Khi đó, EP sẽ được tính theo cách thông thường và giá cơ sở sẽ là US$2,50/sản phẩm.

Hộp số 5 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của vụ kiện chống bán phá giá hoa kỳ đối với hoạt động xuất nhập khẩu đèn cầy từ Trung Quốc - Bài học kinh nghiệm và giải pháp xuất khẩu đèn cầy Việt Nam. (Trang 37 - 40)