2.1Đặc điểm chung về sản phẩm và tổ chức xây lắp tại Công ty Cổ Phần Cơ Giới Thi Công Hanhud.
2.1.1 Đặc điểm sản phẩm và tổ chức xây lắp tại Công ty.
Sản xuất xây lắp các công trình xây dựng kiến trúc có quy mô lớn kết cấu phức tạp mang tính đơn chiếc, thời gian xây dựng dài dẫn đến khó khăn trong công tác hoạch toán.
Sản xuất xây lắp hoàn thành không thể nhập kho mà được bàn giao ngay theo giá trị quyết toán được chủ đầu tư phê duyệt do vậy tính chất hàng hoá của sản phẩm xây lắp không được thể hiện rõ.
Do thi công xây lắp tại nhiều địa điểm khác nhau nên công tác tập kết quản lý vật tư máy móc trang thiết bị thi công gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là công tác vật tư, vật liệu, dễ bị mất mát, hao hụt và giảm chất lượng.
Thời gian sử dụng các công trình xây lắp lâu dài do đó việc tổ chức quản lý và hoạch toán sao cho đảm bảo chất lượng công trình như thiết kế để tạo điều kiện thuận lợi cho việc bàn giao các công trình, ghi nhận doanh thu và thu hồi vốn.
Do thời gian sản xuất kéo dài cho nên nguồn vốn đầu tư bị ứ đọng không thu hồi nhanh để tái đầu tư và sản xuất nhanh do vậy gặp nhiều khó khăn trong công tác huy động vốn.
Hầu hết thi công ở ngoài trời nên chịu ảnh hưởng của thời tiết dẫn đến các công trình xây dựng có thể không đúng theo tiến độ đề ra dẫn đến hao phí nhiều vật tư, vật liệu, nhân công.
Chi phí sản xuất xây lắp là toàn bộ hao phí biểu hiện bằng tiền về lao động sống và lao động vật hóa trong quá trình sản xuất sản phẩm trong một thời kỳ nhất định, được biểu hiện dưới hình thức tiền tệ.
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp phải bỏ ra rất nhiều khoản chi phí như chi phí về tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động của con người và các chi phí bằng tiền khác.
Các chi phí về vật chất như tiêu hao nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lượng máy móc thiết bị... goi chung là hao phí lao động vật hóa, còn tiền lương, tiền thưởng... gọi chung là chi phí lao động sống. Đó chính là yếu tố cơ bản cấu thành lên giá trị sản phẩm mới.
Xuất phát từ đặc điểm của việc lập dự toán để tiến hành đấu thầu cũng như theo dõi chi phí trong quá trình thi công, dự toán này được lập cho từng công trình, hạng mục công trình theo khoản mục chi phí, chi phí sản xuất xây lắp của công ty được chia làm 4 khoản mục sau:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Gồm tất cả vật liệu trực tiếp sử dụng cho thi công xây lắp : Vật liệu xây dựng (VLC), vật liệu phụ, nhiên liệu, vật kết cấu, giá trị thiết bị đi kèm với vật kiến trúc...
Chi phí nhân công trực tiếp: Là những khoản mục mà doanh nghiệp phải trả cho công nhân trực tiếp thi công xây lắp và các khoản trích theo lương: tiền lương công nhân trực tiếp tham gia xây dựng công trình, lắp đặt thiết bị, phụ cấp làm thêm giờ, phụ cấp có tính chất lương, lương phụ và khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất.
Chi phí thi công: Đó là chi phí phục vụ trực tiếp cho máy thi công sử dụng cho công trình như: chi phí khấu hao máy thi công, nhiên liệu phục vụ cho máy thi công, tiền lương công nhân điều khiển máy thi công, chi phí dịch vụ mua ngoài và
các chi phí khác bằng tiền phục vụ cho máy thi công, chi phí di chuyển lắp đặt máy thi công.
Chi phí sản xuất chung: Là những chi phí phục vụ xây lắp, những chi phí có tính chất dùng chung cho hoạt động xây lắp gắn liền với từng công trình cụ thể như: tiền lương quản lý tổ đội thi công,chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí công cụ dụng cụ, chi phí tát nước vét bùn khi có mưa hoặc rò rỉ mạch nước ngầm, chi phí dụng cụ sản xuất xây lắp, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền...
2.1.3 Đối tượng tập hợp chí phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty. Trong sản xuất xây lắp, sản phẩm thường là đơn chiếc và có giá trị lớn, mỗi sản phẩm được tiến hành theo hợp đồng riêng với yêu cầu kỹ thuật, tiến độ thi công bàn giao, chi phí khác nhau. Ngoài ra, phương thức khoán gọn cũng thường được các đơn vị xây lắp áp dụng, khi có hợp đồng khoán gọn các tổ, đội sản xuất tiến hành tổ chức cung ứng vật tư, nhân lực thi công cho tới khi hoàn thành bàn giao công trình. Do đó, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ở doanh nghiệp xây lắp được xác định theo công trình, hạng mục công trình, một bộ phận của một hạng mục công trình, nhóm hạng mục công trình kết hợp với các tổ đội xây lắp.
Tập hợp chi phí sản xuất theo đúng đối tượng có tác dụng phục vụ tốt cho việc tăng cường quản lý sản xuất và chi phí sản xuất, cho công tác hạch toán kinh tế nội bộ và hạch toán kinh tế toàn doanh nghiệp, phục vụ cho việc tính giá thành được kịp thời chính xác.
Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công Ty Cổ Phần Thi Công Cơ Giới HANHUD luôn gắn liền với việc thi công các công trình. Kết quả thi công một công trình là lãi hay lỗ phụ thuộc rất nhiều vào chi phí bỏ ra để thi công công trình đó bởi vì đối với các sản phẩm xây lắp doanh thu thường đã được xác định trước. Muốn tính đúng và tính đủ chi phí sản xuất
tượng và phương pháp hoạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành phù hợp, làm cơ sở tính giá vốn và xác định kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ. Mặt khác, công ty có nhiều đội thi công xây dựng, các đội phân tán theo địa điểm thi công công trình, do vậy việc tập hợp các chứng từ gốc để hoạch toán cũng khó khăn. Đồng thời, các tài khoản phải được mở chi tiết như thế nào, quy trình ghi sổ ra sao để việc hạch toán được rõ ràng, thuận lợi và dễ làm, phản ánh các chi phí tiêu hao để thi công công trình hoàn thành bàn giao cho chủ đầu tư. Đó là những yêu cầu đối với phần hành hoạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty.
Việc xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phù hợp tình hình sản xuất kinh doanh,phù hợp với yêu cầu quản lý chi phí sản xuất kinh doanh là việc làm cần thiết, không thể thiếu đối với công tác hạch toán chi phí sản xuất và phục vụ công tác tính giá thành tại công ty.
Xuất phát từ đặc điểm của ngành xây dựng cơ bản và sản phẩm của ngành xây dựng, để áp ứng tốt nhu cầu quản lý, công ty CP thi công cơ giới HANHUD đã xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của công ty là các công trình, hạng mục công trình kết hợp với các đội xây lắp. Từ đó, phương pháp tập hợp chi phí sản xuất là phương pháp tập hợp chi phí sản xuất theo công trình, hạng mục công trình kết hợp với phương pháp tập hợp chi phí theo đội thi công.Mỗi công trình từ khi khởi công đến khi hoàn thành đều được mở sổ chi tiết để theo dõi tập hợp các khoản mục chi phí cho từng công trình, hạng mục công trình.
Do phạm vi hoạt động của công ty rộng, thi công nhiều công trình, hạng mục công trình nên trong khuôn khổ đề tài này em xin lấy số liệu của công trình xây dựng dự án nhà ở công an Kim Giang.
2.2Thực tế kế toán chi phí xây lắp theo hạng mục công trình tại công ty. 2.2.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành công trình xây dựng. Chính vì thế mà việc hạch toán
một cách chính xác và đầy đủ nguyên vật liệu là rất quan trọng để đảm bảo tính chính xác của giá thành công trình xây dựng. Hiểu được rõ tầm quan trọng đó, công ty luôn chú trọng tới việc hạch toán, quản lý nguyên vật liệu từ khâu mua vận chuyển cho tới khi xuất dùng và cả quá trình sản xuất thi công ở công trường.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại công ty là giá trị thực tế của vật liệu chính, vật liệu phụ, các cấu kiện hoặc các bộ phận rời, vật liệu luân chuyển tham gia cấu thành thực thể sản phẩm xây lắp hoặc giúp cho việc thực hiện và hoàn thành khối lượng xây lắp. Không kể vật liệu phụ cho máy móc, phương tiện thi công và những vật liệu tính trong chi phí chung như:
Vật liệu chính: Sắt, thép, xi măng, gạch, vôi, cát, đá, sỏi...
Vật liệu phụ : Sơn, dầu...
Vật liệu kết cấu bằng bê tông, kim loại đúc: tấm đan, panen...
Vật liệu luân chuyển: cán, tre, gỗ cốp pha.
Nhiên liệu sử dụng cho máy thi công: dầu, mỡ, xăng...
Giá trị thiết bị gắn liền với kiến trúc như: thiết bị vệ sinh, thông gió, chiếu sáng, máy điều hoà...
Hệ thống chứng từ kế toán sử dụng:
Phiếu nhập kho.
Phiếu xuất kho.
Giấy đề nghị xuất vật tư.
Hóa đơn giá trị gia tăng...
Hiện nay, công ty đang áp dụng phương pháp thực tế đích danh để tính giá trị vật liệu xuất kho. Theo phương pháp này công ty phải quản lý vật tư theo từng lô hàng. Khi xuất lô hàng nào thì lấy giá thực tế của lô hàng đó.
Tại công ty đang sử dụng 3 loại sổ để theo dõi chi tiết chi phí sản xuất cho từng đối tượng:
Sổ Cái.
Ngoài ra công ty còn sử dụng Bảng tổng hợp NVL để theo dõi, đối chiếu.
Sơ đồ 06: Sơ đồ trình tự ghi sổ theo dõi chi tiết chi phí NVLTT.
Phiếu xuất kho Sổ chi tiết vật tư Bảng tổng hợp vật tư.
Sổ nhật ký chung Sổ cái
Giải thích quy trình: Trong kỳ khi xuất nguyên vật liệu dùng cho sản xuất, căn cứ vào phiếu xuất kho nguyên vật liệu, kế toán vật tư ghi sổ chi tiết vật tư, đồng thời ghi vào sổ nhật ký chung trong đó ghi rõ loại vật tư xuất dùng, số lượng xuất dùng, xuất cho công trình nào.
Cuối tháng, cuối quý kế toán sẽ tổng hợp số nguyên vật liệu xuất dùng cho từng công trình từ kế toán phụ trách vật tư, trên cơ sở đó lặp bảng tổng hợ nguyên vật liệu xuất dùng cho công trình. Đồng thời từ nhật ký chung kế toán ghi vào sổ cái và đối chiếu sổ cái với bảng tổng hợp vật tư cho từng công trình có khớp không. Trên cơ sở đó để phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm.
Để hạch toán nguyên vật liệu trực tiếp, công ty sử dụng TK 621 “ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”. Tài khoản này được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình, đội thi công.
Sơ đồ kết cấu TK 621-Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. TK 621
Trị giá vốn thực tế nguyên vật liệu xuất dùng cho hoạt động xây lắp. Trị giá vốn nguyên vật liệu không dùng hết nhập lại kho.
Trị giá phế liệu thu hồi.
Cuối kỳ phân bổ và kết chuyển chi phí nguyên vật liệu để tính giá thành.
Tài khoản 621 không có số dư cuối kỳ. Tài khoản được mở chi tiết cho từng đối tượng chịu chi phí hoặc nơi phát sinh chi phí.
Ngoài ra công ty còn sử dụng TK 154 “ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” để tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất trong kỳ có liên quan đến sản xuất, cuối kỳ thực hiện kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để tính giá thành, TK 152 “ Nguyên vật liệu”, TK 141 “ Tạm ứng”...
Sơ đồ 0 7 : Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp.
TK 621
TK 152 TK 331, 111…
TK 1331
(1)Xuất kho NVL dùng trực tiếp công trình
(2) Mua nguyên vật liệu về dùng trực tiếp tại công trình (3)Phế liệu NVL sử dụng không hết nhập kho
(4)Cuối kỳ phân bổ, kết chuyển để tính giá thành (5)Chi phí NVL vượt trên mức bình thường Thuế GTGT
TK 152 TK 154 TK 632
Do đặc điểm của ngành xây dựng cơ bản và đặc điểm của sản phẩm xây lắp là tại địa điểm phát sinh chi phí ở nhiều nơi khác nhau, để thuận tiện cho việc xây dựng công trình, tránh vận chuyển tốn kém nên công ty tổ chức kho vật liệu ngay tại công trình thi công và việc nhập, xuất vật tư diễn ra ngay tại đó.
Nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng cho công trình nào thì phải tính cho sản phẩm hạng mục công trình đó trên cơ sở chứng từ gốc theo số lượng thực tế đã sử dụng và theo giá xuất thực tế ( giá đích danh).
Cuối kỳ hoạch toán hoặc khi công trình hoàn thành, tiến hành kiểm kê số vật liệu còn lại nơi sản xuất (nếu có) để ghi giảm trừ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng cho công trình.
Thông qua kết quả hoạch toán chi phí vật liệu thực tế tiêu hao theo từng công trình cho từng đối tượng tập hợp chi phí. Kế toán căn cứ vào phiếu đề nghị xuất vật tư để xuất kho.
Giá thực tế vật tư xuất dùng tính bằng giá mua hoá đơn và chi phí thu mua vật tư dùng được tính theo giá đích danh.
Bảng 0 2 : Phiếu đề nghị xuất vật tư Công ty CP thi công cơ giới HANHUD.