Các chiến lược và Trung tâm:

Một phần của tài liệu Biện pháp tăng lợi nhuận ở Trung tâm Thương Mại dược phẩm - Hà Nội (Trang 30 - 31)

- Về chiến lược dài hạn, Trung tâm đã đặt mục tiêu phấn đấu để trở thành một trung tâm thương mại lớn của Tổng Công ty Dược Việt Nam nói riêng và của ngành kinh tế nói chung nhằm đảm bảo vấn đề không ngừng nâng cao sức khoẻ cho nhân dân.

- Bên cạnh đó, chiến lược hướng nội cũng được Trung tâm đề cập tới để hạn chế hàng nhập khẩu tràn vào thị trường nước ta làm cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt ảnh hưởng đến cơ hội kinh doanh của Trung tâm

- Hiện nay, để giữ vững được thị phần trong nước và mở rộng thị trường tiêu thụ ra nước ngoài Trung tâm đã thực hiện chiến lược hỗn hợp bao gồm cả chiến lược hướng nội và chiến lược hướng ngoại.

- Ngoài ra Trung tâm còn có chiến lược hướng về xuất khẩu lấy thị trường nước ngoài là trọng tâm phát triển thủ công nghiệp Dược. Điều đó mang lại những lợi ích thiết thực song cũng đòi hỏi những điều kiện khắt khe, trước hết là sản phẩm xuất khẩu phải có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

- Chiến lược này được xây dựng trên cơ sở kết hợp các yếu tố của chiến lược hướng nội (coi trọng thị trường trong nước phát triển sản xuất, kinh doanh các sản phẩm trong nước có chất lượng để thay thế hàng nhập khẩu) và các yếu tố của chiến lược hướng ngoại (phát huy lợi thế so sánh để đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm xuất khẩu lấy yêu cầu của thị trường quốc tế làm hướng phấn đấu để phát triển sản xuất kinh doanh). Sự hình thành chiến lược này chính là sự điều chỉnh trọng tâm thị trường phát triển sản xuất kinh doanh của chiến lược hướng nội và chiến lược hướng ngoại. Chiến lược phát triển dài hạn này đã và đang được thực hiện ở Trung tâm và đã đạt được những kết quả nhất định.

- Chiến lược thay thế hàng nhập khẩu: với mục tiêu thay thế những mặt hàng Dược phẩm - Mỹ phẩm mà trong nước có khả năng sản xuất được tập trung vào các sản phẩm thuốc thiết yếu. Thay thế những tá Dược trong nước có thể đảm bảo về số lượng và chất lượng. Từng bước thay thế bao bì Dược, một số nguyên liệu, Dược liệu trong nước sản xuất và đạt chất lượng.

- Chiến lược về phản ánh sản phẩm: Bổ sung đưa vào sản xuất những mặt hàng hoạt chất mới đáp ứng nhu cầu thuốc thiết yếu và thuốc cung câps cho bệnh viện theo danh mục Bộ ban hành. Phấn đấu để có nhiều mặt hàng có hàm lượng công nghệ cao, những mặt hàng độc đáo mà các đơn vị khác không có được. Tăng cường cải tiến mẫu mã bao bì phù hợp với tâm lý và thu hút sự chú ý của người tiêu dùng.

- Chiến lược hợp tác Quốc tế: Luôn học tập để nâng cao trình độ quản lý, kinh doanh. Tiến tới hoà nhập với khu vực và thế giới trong lĩnh vực kinh doanh các mặt hàng thuốc, Dược phẩm, Mỹ phẩm...

- Chiến lược về thị trường nội địa: nhằm đáp ứng nhu cầu thuốc phục vụ cho các đối tượng vùng sâu, vùng xa, vùng cao, đồng bào nghèo, phát huy vai trò chỉ đạo của Tổng công ty Dược vn làm nòng cốt cho ngành. Dần dần tăng thị phần thuốc trong nước.

Một phần của tài liệu Biện pháp tăng lợi nhuận ở Trung tâm Thương Mại dược phẩm - Hà Nội (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)