Chỉ dẫn bổ sung về cấu tạo cấu kiện bê tông cốt thép ứng lực trước

Một phần của tài liệu Tài liệu TCXDVN 356:2005 pdf (Trang 159 - 160)

D. Tính toán dầm gãy khúc

7 Tính toán cấu kiện bê tông cốt thép theo các trạng thái giới hạn thứ hai

8.12 Chỉ dẫn bổ sung về cấu tạo cấu kiện bê tông cốt thép ứng lực trước

8.12.1 Trong cấu kiện ứng lực trước, cần đảm bảo sự bám dính chắc giữa cốt thép và bê tông bằng cách sử dụng cốt thép có gờ, nhồi chặt các ống, rãnh, khe hở bằng vữa xi măng hoặc bê tông hạt nhỏ.

8.12.2 Sơ đồ và phương pháp sản xuất các kết cấu ứng lực trước siêu tĩnh nên lựa chọn sao cho khi tạo ứng lực trước không gây thêm các ứng lực trong kết cấu làm giảm khả năng làm việc của kết cấu. Cho phép bố trí các mối nối hoặc khớp tạm thời và được toàn khối hoá sau khi kéo căng cốt thép.

8.12.3 Trong kết cấu bê tông cốt thép bán lắp ghép, cần đảm bảo sự bám dính của các cấu kiện ứng lực trước với bê tông đổ tại các vị trí chịu lực của kết cấu, cũng như neo các đầu của chúng với nhau. Ngoài ra, sự làm việc đồng thời của cấu kiện theo phương ngang cũng cần được đảm bảo bằng các biện pháp thích hợp (đặt các cốt thép ngang hoặc ứng lực trước cấu kiện theo phương ngang).

8.12.4 Một phần các thanh cốt thép dọc của cấu kiện có thể không cần ứng lực trước nếu thoả mãn các yêu cầu tính toán về nứt và biến dạng.

8.12.5 Khi gia cường cục bộ ở vùng sát neo thép căng cũng như ở các vị trí đặt thiết bị căng, nên bố trí các chi tiết đặt sẵn hoặc bổ sung cốt thép ngang, cũng như tăng kích thước tiết diện tại các đoạn này.

8.12.6 Nếu cốt thép dọc căng được bố trí tập trung ở biên trên và biên dưới,ở đầu cấu kiện cần dự tính đặt bổ sung cốt thép ngang căng hoặc không căng.

Cốt thép ngang căng phải được kéo trước khi kéo cốt thép dọc bằng lực không nhỏ hơn 15% lực kéo toàn bộ cốt thép dọc tại vùng chịu kéo của tiết diện gối tựa.

Cốt thép ngang không căng phải được neo chắc chắn bằng cách hàn các đầu vào chi tiết đặt sẵn. Tiết diện của các cốt thép này trong kết cấu không được tính toán chịu mỏi phải chịu được không dưới 20% nội lực trong cốt thép dọc căng ở vùng dưới tiết diện gối tựa, còn đối với kết cấu được tính toán chịu mỏi phải chịu được – không dưới 30%. Tiết diện gối tựa được xác định bằng tính toán theo độ bền.

8.12.7 Với cốt thép sợi được bố trí dưới dạng bó sợi, cần dự tính các khoảng hở giữa từng sợi hoặc giữa từng nhóm sợi (bằng cách đặt các thép sợi quấn dạng xoắn ở trong bó sợi hoặc đặt các thanh ngắn ở neo, v.v...) phải có kích thước đủ cho vữa xi măng đi qua giữa các sợi trong bó sợi, hoặc bê tông hạt nhỏ lấp kín rãnh đặt cáp.

8.12.8 Cốt thép căng (thanh hoặc cáp) trong cấu kiện có lỗ rỗng và cấu kiện có sườn cần được bố trí theo trục mỗi sườn của cấu kiện, ngoại trừ các trường hợp đã nêu trong điều 8.6.5.

8.12.9 ở đầu cấu kiện ứng lực trước, cần đặt các cốt thép đai bổ sung hoặc cốt thép gián tiếp (lưới thép hàn bao tất cả các thanh cốt thép dọc, cốt thép đai, v.v... có bước 5 cm đến 10 cm) trên chiều dài không nhỏ hơn 0,6lp, còn khi trong cấu kiện làm từ bê tông nhẹ cấp B7,5 đến B12,5 có bước là 5 cm trên chiều dài không nhỏ hơn lp (xem điều 5.2.2.5) và không nhỏ hơn

TCXDVN 356 : 2005

20 cm đối với cấu kiện sử dụng cốt thép không có neo, còn khi có cơ cấu neo – trên đoạn bằng hai lần chiều dài cơ cấu neo. Đặt neo ở đầu cốt thép là bắt buộc đối với cốt thép được kéo trên bê tông, cũng như đối với cốt thép được kéo trên bệ, khi không đủ lực bám dính với bê tông (sợi trơn, cáp nhiều sợi), khi đó thiết bị neo cần đảm bảo giữ chặt cốt thép trong bê tông ở tất cả các giai đoạn làm việc của cốt thép.

Khi sử dụng thép sợi cường độ cao có gờ, cáp bện một lần, cốt thép thanh có gờ cán nóng được gia công nhiệt làm cốt thép căng kéo trên bệ, thì không cần đặt neo ở đầu các thanh cốt thép căng.

Một phần của tài liệu Tài liệu TCXDVN 356:2005 pdf (Trang 159 - 160)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)