Nghĩa từ vựng và nghĩa ngữ pháp

Một phần của tài liệu Tài liệu Linguistic Semantics An Introduction docx (Trang 64 - 66)

URL: http://ngonngu.net?p=135

Linguistic Semantics: An Introduction

Chương 2: Từ với tư cách là đơn vị mang nghĩa (5)

• Dẫn nhập • Dạng thức và biểu thức • Đồng âm và đa nghĩa: lưỡng nghĩa từ vựng và lưỡng nghĩa ngữ pháp • Đồng nghĩa • Từ-dạng thức thực và từ-dạng thức hư • Nghĩa từ vựng và nghĩa ngữ pháp

2.5. Nghĩa từ vựng và nghĩa ngữ pháp

Như ta đã thấy trong mục đi trước, những gì ở đấy được dẫn ra như là từ-dạng thức thực đều là dạng thức của các từ loại cơ bản, như danh từ, động từ và tính từ. Trái lại, trong tiếng Anh (và trong những ngôn ngữ xét về khía cạnh này là tương tự về loại hình với tiếng Anh), những từ-dạng thức hư thì thuộc về một loạt những lớp dạng thức nhỏ hơn khác nhau, vốn được truyền thống định nghĩa theo chức năng cú pháp của chúng, chứ không phải theo nghĩa.

Chính vì lí do này mà từ-dạng thức hư được lô gic học truyền thống miêu tả không phải như những hạng tử hoặc phạm trù (categories) độc lập, mà là như những hạng tử đồng

thuyết (syncategorematic), tức như những dạng thức mà nghĩa và chức năng lô gic bắt

nguồn từ cách thức chúng kết hợp với (syn-) các phạm trù cơ bản được xác định một cách độc lập. Tôi cố tình giới thiệu cái thuật ngữ truyền thống ‘phạm trù’ ở đây (cùng với thuật ngữ phái sinh ít quen thuộc hơn của nó là ‘đồng thuyết’) bởi vì trong các chương sau tôi sẽ thường xuyên viện đến một lối giải thích được cập nhật của khái niệm truyền thống về nghĩa phạm trù (categorial meaning). (Thuật ngữ ‘phạm trù’ ở đây có cùng nghĩa như trong ngữ đoạn ‘lưỡng nghĩa phạm trù’, vốn đã được sử dụng trong chương trước.) Như ta sẽ thấy, nghĩa phạm trù là một bộ phận của nghĩa ngữ pháp: nó là bộ phận nghĩa của từ vị (và của những biểu thức khác) nảy sinh do là tư cách thành viên của phạm trù này chứ không phải phạm trù kia (danh từ chứ không phải động từ, động từ chứ không phải tính từ v.v...).

Sự phân biệt giữa từ-dạng thức thực và từ-dạng thức hư đã đáp ứng được yêu cầu của nó. Bây giờ tôi muốn nêu ra sự phân biệt giữa ngữ pháp (grammar) của một ngôn ngữ

và vốn từ, hay bộ từ vựng (lexicon) của nó. Ngữ pháp và bộ từ vựng bổ sung cho nhau: mọi ngữ pháp đều tiền giả định một bộ từ vựng, và mỗi bộ từ vựng tiền giả định một ngữ pháp.

Ngữ pháp của một ngôn ngữ được truyền thống miêu tả như là một tập hợp quy tắc quyết định kết hợp các từ với nhau như thế nào để tạo thành ngữ đoạn (đúng ngữ pháp), các ngữ đoạn kết hợp với nhau như thế nào để tạo thành tiểu cú (đúng ngữ pháp), và các tiểu cú kết hợp với nhau như thế nào để tạo thành câu (đúng ngữ pháp). Những kết hợp của từ, ngữ đoạn và tiểu cú sai ngữ pháp – tức những kết hợp vi phạm các quy tắc của ngữ pháp – được truyền thống miêu tả như là những kết hợp phi ngữ pháp. Một trong những vấn đề chính chia rẽ những nhà lí thuyết của thế kỉ 20 khi họ thảo luận về mối quan hệ giữa ngữ nghĩa và ngữ pháp chính là cái mức độ mà theo đó tính ngữ pháp

(grammaticality) (kết hợp đúng về ngữ pháp) được xác định bởi tính có nghĩa

(meaningfulness). Vấn đề này sẽ được bàn đến trong Chương 5.

Ngôn ngữ học hiện đại đã trình làng một số lượng lớn những cách tiếp cận có thể thay thế nhau, ít nhiều mang tính truyền thống, đối với việc phân tích ngữ pháp của ngôn ngữ tự nhiên, những cách tiếp cận khác biệt nhau theo nhiều lối khác nhau. Một số thì dựa vào hình vị (chứ không dựa vào từ), ở chỗ chúng lấy hình vị làm đơn vị cơ sở của quy trình phân tích ngữ pháp (cho mọi ngôn ngữ). Một số thì không thừa nhận có sự phân biệt giữa tiểu cú và câu (và dùng thuật ngữ ‘câu’ cho cả hai). Một số thì tôn trọng sự phân tích lưỡng phân của truyền thống chia tất cả các tiểu cú thành hai phần là chủ ngữ và vị ngữ, một số thì không chia như vậy, hoặc nếu có, thì coi đây là vấn đề chỉ có vai trò thứ yếu chứ không phải là căn bản. Danh sách những khác biệt như vậy giữa những cách tiếp cận kình chống nhau có thể kéo dài hầu như vô tận. Các khác biệt này không phải là không quan trọng. Song phần lớn chúng không liên quan đến các vấn đề ta đối mặt trong cuốn sách này. Những khác biệt nào vừa quan trọng vừa có liên quan sẽ được nhận diện khi ta tiếp tục.

Bộ từ vựng có thể được xem như là bản đối chiếu lí thuyết của một từ điển, và nó thường được miêu tả như vậy. Xét từ quan điểm tâm lí, bộ từ vựng là tập hợp (hoặc hệ thống) của tất cả các từ vị trong một ngôn ngữ, được lưu trữ trong bộ não của những người nói có năng lực, với tất cả thông tin ngôn ngữ mà mỗi từ vị yêu cầu để sản sinh và thuyết giải các câu của ngôn ngữ. Mặc dù cái gọi là bộ từ vựng tinh thần đã được nghiên cứu sôi nổi trong những năm gần đây, cho đến nay ta vẫn biết không nhiều về cách thức nó được lưu trữ trong bộ não hoặc cách thức nó được truy cập khi ngôn ngữ được sử dụng. Tương tự, ta biết tương đối ít về cái ngữ pháp tinh thần mà rõ ràng tất cả những người nói một ngôn ngữ cũng đều mang trong đầu. Đặc biệt, không biết là liệu có tồn tại một sự phân biệt tâm lí dứt khoát được vạch ra giữa ngữ pháp và bộ từ vựng hay không. Đến nay, các nhà ngôn ngữ học đã phát hiện ra rằng không thể vạch bất kì một sự phân biệt dứt khoát nào như vậy khi miêu tả những ngôn ngữ cụ thể. Và đây là một lí do của

sự tranh cãi và sự thiếu đồng thuận hiện đang tồn tại trong giới ngôn ngữ về cách thức theo đó ngữ pháp và bộ từ vựng được tích hợp với nhau như thế nào đó để miêu tả ngôn ngữ một cách có hệ thống. Đây là một trong những vấn đề tranh cãi mà ta không cần phải quan tâm trong một cuốn sách như kiểu này. Tôi sẽ chấp nhận một quan điểm cố tình bảo thủ về mối quan hệ giữa ngữ pháp và bộ từ vựng: cái quan điểm được phản ánh trong những giáo trình ngôn ngữ tiêu chuẩn và trong những từ điển thông thường của tiếng Anh và những ngôn ngữ khác. Những điều chỉnh có thể dễ dàng được thực hiện bởi những độc giả nào quen với ngữ pháp học hiện thời (vốn, xét theo khía cạnh này hay khía cạnh khác, trong mọi trường hợp, không thay thế hoàn toàn ngữ pháp truyền thống và có thể còn dùng đến nó một cách hữu ích cho nhiều khái niệm mà nó đang tìm cách hình thức hoá và giải thích).

Mặc dù không quan tâm đến lí thuyết ngữ pháp theo đúng nghĩa của nó trong cuốn sách này, ta vẫn quan tâm đến cách thức theo đó nghĩa được mã hoá trong cấu trúc ngữ pháp (tức cú pháp và hình thái) của ngôn ngữ. Chính trong cái khía cạnh này mà trong mục trước tôi đã nêu ra sự phân biệt giữa cái mà tôi gọi là từ-dạng thức thực và từ-dạng thức hư. Một số, dù không phải tất cả, từ- dạng thức hư, trong tiếng Anh và những ngôn ngữ gần gũi về loại hình khác, sẽ có nghĩa ngữ pháp thuần tuý (nếu chúng có bất kì mảy may nghĩa nào). Tất cả từ-dạng thức thực, mặt khác, sẽ vừa có nghĩa từ vựng vừa có nghĩa ngữ pháp, và cụ thể hơn, có một nghĩa phạm trù. Ví dụ, childchildren, những dạng thức của cùng một từ vị (‘child’), có cùng một nghĩa từ vựng (mà tôi biểu thị, theo quy ước trình này, như là “child”). Trong chừng mực cái từ vị này có những đặc trưng ngữ pháp tương thích về nghĩa nào đó (nó là danh từ thuộc một kiểu cụ thể), hai cái từ-dạng thức này cũng chung nhau một bộ phận nghĩa phạm trù nào đó của chúng. Song tất nhiên chúng khác nhau về mặt ngữ pháp (chính xác hơn, về mặt hình-cú pháp) ở chỗ một đằng là dạng thức danh từ số ít còn một đằng là dạng thức danh từ số nhiều. Sự khác biệt giữa số ít và số nhiều (trong những ngôn ngữ mà nó được ngữ pháp hoá) là bộ phận khác của cái thành tố nghĩa ngữ pháp mang tính phạm trù. Dĩ nhiên, nó được truyền thống giải thích, về phương diện ngữ pháp lẫn ngữ nghĩa, theo cái có thể được xem là phạm trù ngữ pháp thứ cấp (secondary) về số (number). Những phạm trù ngữ pháp thứ cấp quan yếu về nghĩa khác như vậy (không phải tất cả đều được thấy trong tất cả các ngôn ngữ) là thời (tense), thức (mood), thể (aspect), giống (gender) và ngôi (person). Trong các chương sau, ta sẽ nhắc đến một số phạm trù này

Một phần của tài liệu Tài liệu Linguistic Semantics An Introduction docx (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w