Cách bố trí bộ quá nhiệt

Một phần của tài liệu Tài liệu Giáo trình: Kỹ thuật nhiệt điện pptx (Trang 27 - 29)

Khi bố trí bộ quá nhiệt, việc bố trí hơi và khói chuyển động thuận chiều hay ng−ợc chiều là tùy thuộc vào thông số của hơi ra khỏi bộ quá nhiệt (hình 4.6)

Hình 4.6. Chuyển động của hơi trong bộ quá nhiệt; a- kiểu thuận chiều; b-kiểu ng−ợc chiều; c-Kiểu hỗn hợp

4.3.3.1. Bố trí theo kiểu thuận chiều:

4.6a) thì hiệu số nhiệt độ trung bình giữa khói và hơi sẽ thấp hơn so với bố trí ng−ợc chiều, do đó diện tích bề mặt trao đổi nhiệt của bộ quá nhiệt sẽ tăng lên. Bởi vậy trong thực tế không bố trí theo kiểu thuận chiều.

4.3.3.2. Bố trí theo kiểu ng−ợc chiều:

Nếu bố trí cho hơi quá nhiệt đi ng−ợc chiều với dòng khói (biểu diễn trên hình 4.6b và c) thì hiệu số nhiệt độ trung bình giữa khói và hơi sẽ cao hơn so với bố trí thuận chiều, do đó diện tích bề mặt trao đổi nhiệt của bộ quá nhiệt sẽ giảm xuống. Nh−ng khi đó phía hơi ra vừa có nhiệt độ hơi cao vừa có nhiệt độ khói cao, kim loại sẽ làm việc trong điều kiện rất nặng nề, đòi hỏi kim loại chế tạo phải rất đắt tiền. Vì vậy trong thực tế kiểu bố trí ng−ợc chiều chỉ dùng cho các lò có nhiệt độ hơi quá nhiệt không v−ợt quá 4500C.

4.3.3.3. Bố trí theo kiểu hỗn hợp:

Khi nhiệt độ hơi quá nhiệt cao hơn 4500C thì bộ quá nhiệt đ−ợc bố trí kiểu hỗn hợp, có một phần hơi và khói đi thuận chiều, một phần đi ng−ợc chiều. Theo kiểu bố trí này, phía hơi ra có nhiệt độ hơi cao nh−ng nhiệt độ khói không cao, kim loại sẽ không bị đốt nóng quá mức. Hình 4.6d biểu diễn sơ đồ bộ quá nhiệt bố trí kiểu hỗn hợp.

Do tr−ờng nhiệt độ và tốc độ khói không đồng đều theo chiều rộng của lò, bám bẩn trên các ống và trở lực của các ống xoắn không đồng đều làm cho khả năng hấp thu nhiệt của các ống sẽ khác nhau dẫn đến có sự chênh lệch nhiệt giữa các ống xoắn của bộ quá nhiệt. Để khắc phục hiện t−ợng này, khi bố trí bộ quá nhiệt ng−ời ta áp dụng một số biện pháp nhằm làm giảm đến mức tối thiểu độ chênh lệch nhiệt giữa các ống xoắn của bộ quá nhiệt nh− sau:

Hình 4.7 bố trí dòng hơi đi chéo 1-ống góp hơi của BQN; 2-ống hơi đi chéo

- Chia bộ quá nhiệt ra hai hoặc ba phần để giảm bớt chênh lệch trở lực thủy lực giữa các ống do các ống quá dài (hình 4.7)

- Tổ chức cho các dòng hơi đi chèo t− phần này sang phần kia (hình 4.7)

Một phần của tài liệu Tài liệu Giáo trình: Kỹ thuật nhiệt điện pptx (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)