3. Diện mạo của truyện ngắn
3.3. Thành tựu của truyện ngắn
Trong sự phát triển của nền văn học Việt Nam hiện đại từ sau cách
mạng tháng Tám, nếu nhận xét về mặt thể loại thì cùng với thơ, tiểu thuyết phải nói đến những thành tựu đậm nét của truyện ngắn. Đặc biệt với dung lượng gọn, truyện ngắn là một thể tài gắn với báo chí, có mặt kịp thời trước những chuyển biến của đời sống sau chiến tranh.Truyện ngắn thích hợp để nhà văn nhanh chóng tiếp cận đời sống đầy biến động và nêu ý kiến trước những vấn đề mới đang đặt ra cho xã hội. Nó ít khi quay về với những giai đoạn đã qua, mà dù có lấy đề tài ở quá khứ thì thường cũng là một cách để tiếp cận với những vấn đề của ngày hôm nay. Có thể nói truyện ngắn là một thể tài xung kích giàu tính năng động, một người lính trinh sát trên các bước
chuyển của đời sống và văn học.
Tiếp nối những thành công đã gặt hái được của truyện ngắn trong giai đoạn kháng chiến, sau năm 1975 thể tài này vẫn tiếp tục phát triển. Thật khó
có thể thống kê một cách chính xác về số lượng truyện ngắn đã in trên các báo
văn nghệ từ trung ương đến địa phương, các tuyển tập truyện ngắn của các nhà xuất bản. Chỉ xin nêu một con số thống kê để minh chứng cho sự tiếp tục
phát triển mạnh mẽ của thể tài này. Trong mười năm qua (1975-1985) chỉ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc- tnu.edu.vn
39
riêng nhà xuất bản Tác phẩm mới của Hội nhà văn đã cho in 57 tập truyện ngắn của nhiều tác giả (trong khi tiểu thuyết chỉ là 27 cuốn, kí và sách chuyên
đề là 40 cuốn). Con số này cho thấy sự dồi dào về số lượng truyện ngắn. Đây
cũng là khó khăn cho các nhà xuất bản khi làm các tuyển tập truyện ngắn. Bởi
việc lựa chọn truyện ngắn nào của tác giả nào để vừa giúp người đọc nhận ra
phong cách riêng của tác giả lại vừa thấy được sự phát triển của thể loại là điều không dễ dàng. Trong các tuyển tập văn xuôi trước đây những người làm
sách thường xếp truyện ngắn cùng với kí, với những trích đoạn tiểu thuyết nên nhiều khi truyện ngắn chưa có gương mặt riêng. Nhưng năm sau 1975 đã
có những tuyển tập riêng về truyện ngắn như Ba mươi ba truyện ngắn 1945-
1975 của Nhà xuất bản Tác phẩm mới, Tuyển tập truyện ngắn 1945-1985
của Nhà xuất bản Văn học (1985), Truyện ngắn Việt Nam 1945-1985 của Nhà xuất bản Giáo dục (1985), Bốn mươi lăm truyện ngắn 1975-1985 của Nhà xuất bản Tác phẩm mới - Hội nhà văn Việt Nam (1985)... Có thể nói, các
tuyển tập này đã cố gắng trong việc lựa chọn nhưng truyện ngắn tiêu biểu của
từng tác giả, từng giai đoạn và gợi lên nhiều vấn đề của truyện ngắn trong nền
văn học mới.
Thành tựu của truyện ngắn Việt Nam 1975-1985 cũng được đánh dấu bởi sự hình thành và khẳng định của những phong cách cá nhân. Hơn bất cứ
thể loại nào, trong truyện ngắn dấu ấn cá nhân của người viết để lại rất rõ nét.
Mười năm này có thể thấy những phong cách cá nhân, những lối viết truyện ngắn khá đa dạng. Có lối viết chặt chẽ, khúc triết của Bùi Hiển, Nguyễn Kiên,
Nguyễn Thành Long... ở truyện nào, các tác giả cũng rất chú ý đến việc tạo tình thế, tập trung vào những lát cắt để cho nhân vật bộc lộ phẩm chất và nêu
trăn trở trong phong cách, dường như có khuynh hướng nâng cao tầm suy nghĩ, triết lí của tác phẩm. Có lối viết giản dị, giàu chi tiết hiện thực nhưng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc- tnu.edu.vn
40
cũng chú ý tới việc khai thác tâm lí nhân vật như trong truyện của Vũ Tú Nam, Ma Văn Kháng, Vũ Thị Thường, Xuân Thiều, Triệu Bôn... Lại có lối viết chú trọng đến việc xây dựng những cốt truyện hấp dẫn với nhưng tình huống giàu kịch tính, bất ngờ như Nguyễn Quang Sáng, Lê Minh Khuê...Vẫn có khuynh hướng văn học tư liệu nhưng tác giả sử dụng tư liệu một cách chắt
lọc để từ đó trình bày suy nghĩ và đối thoại, tâm tình với bạn đọc về cuộc sống hôm nay.Vì thế chất thời sự nóng hổi vẫn lấp lánh qua từng trang sách. Đó chính là trường hợp của Nguyễn Khải. Nhiều người thích cách viết thông
minh trí tụê của nhà văn này bởi ông đã làm cái việc suy lí chiêm nghiệm về những vấn đề của cuộc sống dân tộc...về sự hình thành tính cách những người
anh hùng đã đi suốt chặng đường 30 năm chiến tranh, về lẽ sống và cách ứng
xử của cá nhân trước thời gian và lịch sử.
Nhiều tác giả trưởng thành từ trong chiến tranh tiếp tục khẳng định
phong cách riêng nhưng có sự chuyển biến trong cách viết do quan niệm về hiện thực và con người đã thay đổi. Ma Văn kháng chuyển từ vùng hiện thực miền núi sang cuộc sống thị thành, Nguyễn Minh Châu chuyển hướng khai thác từ hiện thực chiến tranh sang cuộc sống đời thường. Truyện ngắn của hai
tác giả này làm loé lên tính chất phong phú đa dạng, phức tạp của cuộc sống
sau chiến tranh. Bên cạnh đó, nhiều gương mặt mới đã xuất hiện và đang từng
bước khẳng định phong cách riêng như Hồ Anh Thái, Phạm Thị Minh Thư…
Chuyển từ đời sống chiến tranh sang đời sống hoà bình, giai đoạn
1975-1985 là 10 năm thử thách với mô hình chủ nghĩa xã hội. Sự chuyển hướng cách mạng bao giờ cũng đưa đến những xáo động trong đời sống xã hội. Văn học với tư cách là một hình thái ý thức xã hội tất nhiên cũng chịu ảnh hưởng trực tiếp của những xáo động đó. Tuy nhiên, xu thế chính vẫn là sự
trăn trở, những trăn trở ngược chiều nhưng vẫn là trăn trở[81/437]. Do Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc- tnu.edu.vn
41
những biến đổi to lớn của đời sống xã hội đã dẫn đến sự thay đổi các thang giá trị trong cách nhìn nhận, cách đánh giá những giá trị của cuộc sống trong
văn học. Từ sau năm 1975, nhất là từ giữa những năm 1980 trở đi trong văn xuôi nói chung, truyện ngắn nói riêng có sự thức tỉnh về ý thức cá nhân, sự quan tâm nhiều hơn đến con người trong tính cụ thể, cá biệt với những nhu cầu trong thời bình. Con người được mô tả trong tất cả tính cụ thể, cá biệt với những nhu cầu trong thời bình tạo thành nét chính trong sự định hướng về
giá trị của tác phẩm văn học hôm nay[62/22]. Nói khác đi tinh thần dân chủ và cảm hứng nhân bản là những điểm nổi bật của văn học thời kỳ đổi mới. Sự
thay đổi này dĩ nhiên sẽ dẫn đến những đổi thay về đề tài chủ đề, về nhân vật
và thể loại, về phương thức trần thuật và cách biểu hiện... Những chuyển động
này có thể coi là một quá trình tự nhận thức để đưa văn học phát triển lên một
tầm cao mới. ở đó truyện ngắn giai đoạn 1975-1985 được coi như bước chuẩn
bị tích cực.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc- tnu.edu.vn
42
Chương II
Những thay đổi về đề tài và cảm hứng trong truyện ngắn việt nam 1975-1985
1. Những thay đổi về đề tài ở truyện ngắn sau 1975.
Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, văn học có khả năng phản ánh cuộc sống một cách đa dạng và phong phú. Đối tượng của văn học là một chân trời vô tận bao gồm toàn bộ thế giới tự nhiên, đời sống xã hội và cuộc sống của con người. Tuy nhiên, hiện thực thì vô hạn mà khả năng của một nhà
nhà văn chỉ là hữu hạn. Vì thế, trong hoàn cảnh sống của con người, với những yêu cầu của hiện tại, với vốn sống, vốn văn hoá, vốn chính trị, cùng tài
năng nghệ thuật của mình, nhà văn chỉ có thể chú ý khai thác một phạm vi cụ
thể, xác định trong hiện thực khách quan để sáng tác. Phạm vi hiện thực được
phản ánh trong tác phẩm đó được gọi là đề tài của tác phẩm. Như vậy, đề tài là một phương diện nội dung của tác phẩm, nó chỉ
phạm vi hiện thực cụ thể đã đựơc nhà văn nhận thức, lựa chọn và phản ánh trong tác phẩm. Bất kỳ một tác phẩm văn học nào cũng có một đề tài nhất định, nó được xem như một nhân tố tương ứng với đối tượng phản ánh riêng của tác phẩm[20/116]. Cũng vì thế, xác định đề tài của tác phẩm chính là trả
lời cho câu hỏi: tác phẩm viết về cái gì? Về phạm vi hiện thực nào trong cuộc
sống? Tuy nhiên, không nên đồng nhất đề tài với đối tượng nhận thức, dấu hiệu đời sống hay nguyên mẫu thực tế của tác phẩm. Bởi vì, đối tượng là một
cái gì nằm ngoài tác phẩm, đặt đối diện với tác phẩm. Các đối tượng ấy khi đi
vào tác phẩm đã được khái quát hoá theo quan điểm nghệ thuật cuả nhà văn.
Do đó, đề tài vừa mang dấu ấn rõ rệt của đời sống khách quan vừa in đậm dấu
ấn chủ quan của nhà văn. Bản thân đề tài không mang tính tư tưởng nhưng cách thức lựa chọn đề tài này chứ không phải đề tài khác chứng tỏ nhà văn coi
đề tài ấy là đáng lưu tâm trong thời điểm sáng tác đó. Hơn thế, việc lựa chọn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc- tnu.edu.vn
43
đề tài sáng tác có khi còn phụ thuộc vào đặc điểm lịch sử xã hội của từng giai
đoạn nhất định.
Văn học luôn luôn song hành cùng bước đi của lịch sử. ứng với mỗi giai đoạn phát triển của lịch sử dân tộc đều có những đề tài trung tâm. Chẳng
hạn đề tài hiện thực xã hội đau khổ, đen tối, bất công trước cách mạng tháng
Tám; đề tài chiến tranh cách mạng trong giai đoạn chiến tranh… Những đề tài
đó xuất hiện do có sự đổi mới trong những quan hệ xã hội, nhất là trong những quan hệ giai cấp. Mặt khác, do yêu cầu văn học phải nhận thức và phản
ánh kịp thời những chuyển biến lớn lao của đời sống nên có thể hiểu đề tài trung tâm là mảng hiện thực tập hợp những sự kiện những hiện tượng, những
diễn biến quan trọng nhất của đời sống xã hội[20/117]. Đề tài trung tâm thể hiện những nét bản chất nhất của thời kỳ lịch sử đó. Nó bao quát hơn những đề tài cụ thể của từng tác phẩm trong một giai đoạn lịch sử nhất định.
Trong văn học nước ta từ sau 1954 đến nay, Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội là đề tài cao đẹp nhất trong văn học nghệ thuật nước ta. Điều này được Đảng ta nhấn mạnh trong nhiều kỳ đại hội văn nghệ. Trước 1975, khi đất nước trong hoàn cảnh chiến tranh thì đề tài về cuộc chiến đấu anh dũng của dân tộc, đề tài người lính được coi là những đề tài quan trọng nhất. Văn học không đứng ngoài hiện thực chiến tranh mà còn tham gia cổ vũ, động viên, truyền lửa cho cuộc kháng chiến của dân tộc ta để đi tới thắng lợi. Cho nên dễ
hiểu là để tập trung cho mục tiêu chiến thắng văn học đã phải gạt đi nhiều đề
tài khác không kém phần quan trọng để theo sát hoàn cảnh chiến tranh. Sau 1975, khi hoà bình lập lại, khi quy luật của chiến tranh không còn tác động một cách sâu sắc tới việc lựa chọn phạm vi hiện thực của nhà văn thì
hệ thống đề tài trong văn học đã được mở rộng. Trong khoảng 10 năm (1975 -
1985), khi đất nước còn tiếp tục cuộc đấu tranh ở biên giới phía Bắc và biên giới Tây nam thì đề tài chiến tranh vẫn có một vị trí quan trọng trong nền văn
học Việt Nam. Hơn nữa, nhiều cây bút trưởng thành trong hai cuộc kháng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc- tnu.edu.vn
44
chiến chống Pháp và chống Mỹ cũng không phải ngay lập tức có thể từ bỏ vùng hiện thực quen thuộc của mình. Nhưng khi viết về mảng đề tài này đã xuất hiện những dấu hiệu mới, hiện thực chiến tranh được soi chiếu một cách
toàn diện hơn, thấu đáo hơn cả phía ta và phía địch với cái nhìn khách quan,
ngay cả những vùng cấm địa trong chiến tranh cũng được khai mở. Bên cạnh
đề tài chiến tranh thì đề tài về cuộc sống bình thường sau chiến tranh ngày càng trở thành đề tài trọng tâm của văn học trong một giai đoạn mới. Mảng đề
tài thế sự, đời tư này thực sự lên ngôi khi đất nước trở lại hoà bình, khi con người trở về đối diện với những lo âu của cuộc sống thường nhật cũng là điều
dễ hiểu.
Như vậy, trong giai đoạn chuyển tiếp của nền văn học Việt Nam hiện
đại 1975- 1985 có hai mảng đề tài xuyên suốt là đề tài chiến tranh và đề tài thế sự, đời tư. Tiếp nối mảng đề tài chiến tranh của giai đoạn trước, ở giai đoạn này đã có những hướng tiếp cận mới. Còn đề tài thế sự, đời tư ngày càng
chiếm một vị trí quan trọng với truyện ngắn nói riêng và văn xuôi nói chung.
1.1. Sự tiếp tục đề tài chiến tranh
Trong sự phát triển của văn học Việt Nam hiện đại, mảng văn học về đề tài chiến tranh chiếm một vị trí quan trọng cả về số lượng và chất lượng. Những tác phẩm viết về đề tài này đã góp phần tạo nên những đường nét chủ
yếu cho diện mạo của nền văn học sau chiến tranh.
Trong chiến tranh, người cầm bút cũng đồng thời là người chiến sĩ, người trong cuộc, họ tự nguyện coi mình là người cổ vũ, truyền nhiệt cho cuộc chiến đấu. Bằng những tác phẩm của mình nhà văn muốn tham gia vào những sự kiện to lớn của dân tộc. Những tác phẩm ra đời trong chiến tranh vì
thế giàu tính tự sự như muốn chạy đua với cuộc sống để kịp thời phản ánh và
nêu ra những vấn đề cấp bách của đời sống chiến trận. Tuy nhiên nhiều khi nhà cổ động, nhà tuyên truyền đã lấn át cả con người nghệ sĩ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc- tnu.edu.vn
45
Từ sau 1975, đặc biệt từ giữa những năm 1980 trở đi, khi tầm hiểu biết được mở mang, khi nền văn học được dân chủ hoá thì văn học viết về đề tài chiến tranh đã xuất hiện những dấu hiệu mới. Giờ đây, khi chiến tranh đã lùi
xa, từ vai trò của người cổ vũ cho cuộc chiến đấu vì lý tưởng cao cả, khi thắng lợi đã thuộc về dân tộc ta, nhà văn trở thành người đào sâu trực tiếp vào
thực tế của cuộc chiến đấu để trình bày, phát hiện mọi mặt của nó. Văn học viết về chiến tranh đi vào chiều sâu phức tạp và những điều chưa kịp khám
phá trong hoàn cảnh chiến tranh. Mặt khác, từ nhiệm vụ chủ yếu là ca ngợi và
khẳng định cuộc chiến đấu vĩ đại của dân tộc, giờ đây nhà văn lại đặt mình trong vai trò người phân tích và đánh giá những vấn đề gay gắt nảy sinh trong
hiện thực chiến tranh liên quan trực tiếp đến số phận từng cá nhân và toàn xã
hội. Vì thế, các nhà văn đã đi theo hướng mổ xẻ thực tế chiến tranh, tìm đến các mặt khác của sự thật chiến tranh. ở đó có cả anh hùng - hèn nhát, niềm vui - nỗi buồn, cao cả - thấp hèn, chiến thắng - thất bại…
Các truyện ngắn Trại bảy chú lùn, Tiếng vọng (Bảo Ninh), Năm tháng qua đi (Nguyễn Thị Như Trang)… đã phần nào đề cập đến những mặt khác nhau của chiến tranh. Bên cạnh hướng khai thác chính là hiện thực dữ dội trên
những mặt trận âm vang tiếng súng còn có một hiện thực khác của bảy