LUẬT THỐNG NHẤT GENEVA VỀ HỐI PHIẾU VÀ KỲ PHIẾU 1930 (ULB 1930)

Một phần của tài liệu Tài liệu Bộ sưu tập tài liệu về thanh toán quốc tế doc (Trang 26 - 28)

Trừ trường hợp một hối phiếu được thanh toán tại địa chỉ của một bên thứ ba hoặc tại một nơi khác hơn là nơi cư trú của người trả tiền hoặc, trừ trường hợp một hối phiếu được ký phát để thanh toán vào một thời điểm cố định sau khi nhìn thấy hối phiếu, người ký phát có thể cấm việc xuất trình để xin chấp nhận.

Anh ta cũng có thể quy định việc xuất trình để xin chấp nhận không được xảy ra trước một ngày chỉ định.

Nếu người ký phát đã ngăn cấm việc chấp nhận thì tất cả những ký hậu vẫn có thể quy định rằng hối phiếu sẽ phải được xuất trình để xin chấp nhận có hoặc không có để ấn định một giới hạn thời gian để xuất trình chấp nhận.

Anh ta cũng có thể quy định việc xuất trình để xin chấp nhận không được xảy ra trước một ngày chỉ định.

Nếu người ký phát đã ngăn cấm việc chấp nhận thì tất cả những ký hậu vẫn có thể quy định rằng hối phiếu sẽ phải được xuất trình để xin chấp nhận có hoặc không có ấn định thời gian để xuất trình chấp nhận.

Ðiều 23:

Những hối phiếu được thanh toán vào một thời điểm cố định sau khi xuất trình, phải được xuất trình để xin chấp nhận trong vòng 1 năm theo ngày ký phát hối phiếu.

Người ký phát có thể rút ngắn hoặc kéo dài thời hạn này. Thời hạn này có thể được rút ngắn lại bởi những người ký hậu.

Ðiều 24:

Người trả tiền có thể yêu cầu là hối phiếu sẽ được xuất trình cho người ta một lần thứ hai vào ngày sau lần xuất trình thứ nhất. Các bên có liên quan không được phép dẫn rằng yêu cầu này không phù hợp, ngoại trừ trường hợp yêu cầu nêu trong kháng nghị.

Người cầm giữ hối phiếu không bị bắt buộc phải giao cho người trả tiền một hối phiếu được xuất trình để xin chấp nhận.

Ðiều 25:

Chấp nhận phải được viết lên trên hối phiếu. Nó được diễn đạt bằng chữ "đã chấp nhận" hoặc thuật ngữ tương tự nào khác. Nó được người trả tiền ký vào. Người trả tiền chỉ ký đơn giản lên mặt của hối phiếu.

Khi hối phiếu được thanh toán vào một thời điểm nhất định sau khi xuất trình, hoặc khi nó phải được xuất trình để xin chấp nhận trong một thời gian nhất định theo một quy định đặc biệt, sự chấp nhận phải được ghi ngày tháng và ngày hối phiếu được chấp nhận, trừ khi người cầm giữ hối phiếu yêu cầu là nó phải được ghi là ngày tháng xuất trình.

Nếu nó không có ghi ngày tháng, người cầm giữ hối phiếu muốn lưu giữ quyền truy đòi của mình đối với người ký hậu và người ký phát, phải xác nhận sự bỏ sót bằng một giấy kháng nghị được lập ra theo đúng thời hạn.

Ðiều 26:

Chấp nhận là vô điều kiện, những người trả tiền có thể chấp nhận một phần của số tiền được thanh toán. Mọi sự chấp nhận thay đổi nội dung của hối phiếu sẽ được xem như sự từ chối chấp nhận. Tuy nhiên, người chấp nhận bị ràng buộc bởi những điều kiện của sự chấp nhận của anh ta.

Ðiều 27:

Khi người ký phát hối phiếu quy định địa điểm thanh toán khác với nơi cư trú của người trả tiền mà không nêu rõ địa chỉ của bên thứ ba là bên thụ hưởng, thì người trả tiền có thể nêu địa chỉ của người thứ ba vào thời điểm chấp nhận, khi không có sự chỉ định này, người chấp nhận được xem là đã cam kết thanh toán hối phiếu tại thời điểm thanh toán đã nêu lên.

2. LUẬT THỐNG NHẤT GENEVA VỀ HỐI PHIẾU VÀ KỲ PHIẾU 1930 (ULB 1930)

Nếu một hối phiếu được thanh toán tại địa điểm cư trú của người trả tiền, thì người này khi chấp nhận có thể chỉ định một địa điểm tại cùng một nơi mà việc thanh toán được thực hiện.

Ðiều 28:

Bằng việc chấp nhận hối phiếu, người trả tiền cam kết thanh toán hối phiếu khi nó đến hạn.

Khi không được thanh toán, người cầm giữ hối phiếu, cho dù ông ta là người ký phát, có thể kiện ngay người chấp nhận về hối phiếu để đòi tất cả những gì có thể yêu cầu theo Ðiều 48 và Ðiều 49.

Ðiều 29:

Khi người trả tiền là người đã ký chấp nhận hối phiếu đã huỷ bỏ nó trước khi hoàn trả lại hối phiếu thì sự chấp nhận đưọc xem như bị từ chối. Nếu không có bằng chứng ngược lại, sự huỷ bỏ xem như đã xảy ra trước khi hối phiếu được hoàn trả.

Tuy nhiên, nếu người trả tiền đã thông báo sự chấp nhận của mình bằng văn bản viết cho người cầm giữ hoặc cho bên ký hối phiếu, anh ta chịu trách nhiệm với những bên này theo những điều khoản của sự chấp nhận của mình.

Chương IV: BẢO LÃNH Ðiều 30:

Việc thanh toán một hối phiếu có thể đảm bảo bởi một sự "Bảo lãnh" (Aval) đối với toàn bộ hoặc một phần số tiền của hối phiếu. Sự bảo đảm này do một người thứ ba hoặc thậm chí do người đã ký như một bên liên quan đến hối phiếu.

Ðiều 31:

Sự bảo lãnh có thể được ghi hoặc là ở ngay trên hối phiếu hoặc là bằng một mảnh giấy đính kèm (Allonge).

Nó được diễn đạt bằng chữ "Ðể bảo lãnh" hoặc bằng bất kỳ một câu nào tương tự. Nó được người "Bảo lãnh" ký.

Sự bảo lãnh xem như được thành lập bằng chữ ký đơn thuần của người "Bảo lãnh" ghi trên mặt của hối phiếu, ngoại trừ trường hợp chữ ký của người trả tiền hoặc người ký phát.

Một sự "Bảo lãnh" phải được nêu rõ là cho người nào. Nếu không có thì được xem là bảo lãnh cho người ký phát.

Ðiều 32:

Người bảo lãnh bị ràng buộc giống như người mà anh ta trở thành người bảo lãnh.

Cam kết của người bảo lãnh có hiệu lực ngay khi cả trách nhiệm mà anh ta bảo lãnh không có hiệu lực đối với bất cứ lý do nào trừ trường hợp có sai sót về hình thức tạo lập hối phiếu

Khi thanh toán một hối phiếu, anh ta có những quyền hạn phát sinh từ hối phiếu đối với người được đảm bảo và đối với những người chịu trách nhiệm với người này về hối phiếu.

Chương V: THỜI HẠN THANH TOÁN Ðiều 33:

Một hối phiếu có thể được ký phát để được thanh toán:

• Ngay khi xuất trình

• Vào một thời gian cố định sau khi xuất trình

• Vào một thời gian cố định sau ngày ký phát hối phiếu

• Vào một ngày cố định

Một phần của tài liệu Tài liệu Bộ sưu tập tài liệu về thanh toán quốc tế doc (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w