Phương pháp phân tổ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thống kê qui mô, cơ cấu và hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của công ty xây dựng 99 thời kỳ 2000 – 2007 (Trang 39 - 43)

II. LỰA CHỌN MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH QUI MÔ, CƠ CẤU VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY

2.1.Phương pháp phân tổ

2. Một số phương pháp thống kê vận dụng để phân tích qui mô, cơ cấu và hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của công ty

2.1.Phương pháp phân tổ

a. Khái niệm

Phân tổ thống kê là căn cứ vào một hay một số tiêu thức nào đó để tiến hành phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ (và các tiểu tổ) có tính chất khác nhau.

b. Tác dụng

Phân tổ thống kê là phương pháp cơ bản để tiến hành tổng hợp thống kê vì ta sẽ không thể tiến hành hệ thống hóa một cách khoa học các tài liệu điều tra nếu không áp dụng phương pháp này. Tính chất phức tạp của hiện tượng nghiên cứu đòi hỏi phải tổng hợp theo từng tổ, từng bộ phận.

Phân tổ thống kê là cơ sở để vận dụng các phương pháp phân tích thống kê khác.

c. Đặc điểm vận dụng phương pháp phân tổ để nghiên cứu thống kê vốn SXKD của doanh nghiệp

Phương pháp phân tổ được vận dụng khi nghiên cứu về vốn. Trong thống kê vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, ta có thể vận dụng phương pháp phân tổ để phân chia tổng vốn sản xuất kinh doanh thành các thành phần theo các tiêu thức khác nhau. Để từ tài liệu đã phân tổ đó giúp chúng ta có thể phân tích được qui mô, cơ cấu về vốn sản xuất kinh doanh. Dưới đây là bảng phân tổ vốn sản xuất kinh doanh theo các tiêu thức khác nhau:

Bảng: Cơ cấu vốn sản xuất kinh doanh theo phương thức luân chuyển giá trị Năm TV (tr.đồng) VCĐ VLĐ Giá trị (tr.đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (tr.đồng) Tỷ trọng (%)

Bảng: Cơ cấu vốn sản xuất kinh doanh theo nguồn hình thành

Năm

TV

(tr.đồng) VỐN CHỦ SỞ HỮU VỐN ĐI VAY Giá trị (tr.đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (tr.đồng) Tỷ trọng (%) 2.2. Phương pháp bảng thống kê a. Khái niệm

Bảng thống kê là một hình thức trình bày các tài liệu thống kê một cách có hệ thống, hợp lý và rõ ràng, nhằm nêu lên các đặc trưng về mặt lượng của hiện tượng nghiên cứu.

b. Tác dụng

Bảng thống kê có nhiều tác dụng quan trọng trong mọi công tác nghiên cứu kinh tế nói chung và trong phân tích thống kê nói riêng.

Các tài liệu trong bảng thống kê đã được sắp xếp lại một cách rất khoa học, nên có thể giúp chúng ta tiến hành mọi việc so sánh đối chiếu, phân tích

theo các phương pháp khác nhau nhằm nêu lên sâu sắc bản chất của hiện tượng nghiên cứu.

Nếu biết trình bày và sử dụng thích đáng các bảng thống kê, thì việc chứng minh vấn đề sẽ trở nên rất sinh động, có sức thuyết phục hơn cả những bài văn dài.

c. Đặc điểm vận dụng phương pháp bảng thống kê khi nghiên cứu thống kê vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Phương pháp này được vận dụng để trình bày các số liệu về vốn theo các tiêu thức khác nhau.Từ đó có thể tính toán và phân tích được các chỉ tiêu có liên quan.

Mặt khác, nó cũng được vận dụng để trình bày các số liệu tính toán được từ số liệu cơ bản là vốn. Một số ví dụ cụ thể như sau:

Bảng : Biến động mức trang bị tổng vốn cho 1 lao động

Chỉ tiêu Năm

TV (tr.đồng) L(người) MTV (tr.đ/người)

Bảng : Bảng thể hiện hiệu quả sử dụng tổng vốn qua các năm

Năm TV (tr.đồng) DT (tr.đồng) HTV (tr.đ/tr.đ)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thống kê qui mô, cơ cấu và hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của công ty xây dựng 99 thời kỳ 2000 – 2007 (Trang 39 - 43)