Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%)
Chênh lệch so với năm trước (triệu đồng) (%) Tiền gửi thanh toán Năm 2005 795.172 32,9 _ _ Năm 2006 868.712 35,13 73.540 2,23 Năm 2007 1.126.342 39,26 257.630 4,13 Tiền gửi tiết kiệm Năm 2005 1.621.767 67,1 _ _ Năm 2006 1.604.140 64,87 - 17.627 - 2,23 Năm 2007 1.742.589 60,74 138.449 - 4,13
Nguồn: Phòng Tổng hợp – Chi nhánh NHCT Hai Bà Trưng
Sự thay đổi về tỷ trọng của hai nguồn tiền gửi này có xu hướng ngược chiều nhau. Tỷ trọng của nguồn tiền gửi thanh toán liên tục tăng 32,9%; 35,13%; 39,26% trong khi tỷ trọng của nguồn tiền gửi tiết kiệm liên tục giảm 67,1%; 64,87%; 60,74%. Những con số trên thể hiện sự thay đổi trong tư duy và thói quen gửi tiền của khách hàng, mục đích chủ yếu của khách hàng khi gửi tiền không còn tập trung vào việc hưởng lãi mà hiện nay, khách hàng có nhu cầu sử dụng ngày càng nhiều các phương thức thanh toán qua trung gian là ngân hàng thương mại. Mặt tích cực thể hiện ở đây là việc ngân hàng giảm được chi phí huy động do lãi suất trả cho tiền gửi thanh toán là rất thấp. Nhưng mặt tiêu cực thể hiện lớn hơn đó là tính ổn định của các khoản tiền gửi ngày càng giảm. Ngân hàng không thể kiểm soát được thời gian số dư tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng lưu lại ngân hàng, vì thế rất khó khăn trong việc lên kế hoạch sử dụng lượng tiền này vào mục đích kinh doanh. Điều này dẫn đến ngân hàng phải tăng chi phí quản lý, và tỷ trọng tiền
gửi thanh toán tăng thêm đồng nghĩa với việc gia tăng rủi ro cho hoạt động ngân hàng.
2.2.2.2. Phân tích cơ cấu tiền gửi huy động theo thành phần kinh tế
Tiền gửi của các Tổ chức kinh tế và các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư là hai nguồn chủ yếu hình thành nên nguồn vốn của Chi nhánh, đồng thời đây cũng là những đối tượng khách hàng thường xuyên của ngân hàng.
Bảng 2.7: Cơ cấu tiền gửi huy động theo thành phần kinh tế
Chỉ tiêu Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%)
Chênh lệch so với năm trước (triệu đồng) (%) Tiền gửi từ TCKT Năm 2005 931.621 38,54 _ _ Năm 2006 1.034.847 41,85 103.226 3,31 Năm 2007 1.402.144 48,87 367.297 7,02 Tiền gửi từ dân cư Năm 2005 1.485.318 61,46 _ _ Năm 2006 1.438.005 58,15 - 47.313 -3,31 Năm 2007 1.466.787 51,13 28.782 - 7,02
Nguồn: Phòng Tổng hợp – Chi nhánh NHCT Hai Bà Trưng
Bảng số liệu trên cho thấy rằng tiền gửi dân cư vẫn thường xuyên có quy mô và tỷ trọng lớn hơn so với tiền gửi của các tổ chức kinh tế song tỷ trọng tiền gửi dân cư có xu hướng giảm từ 61,46% tại thời điểm 31/12/2005 xuống còn 51,13% tại thời điểm 31/12/2007 và dường như không còn chiếm ưu thế so với tiền gửi của tổ chức kinh tế. Tỷ trọng hai loại tiền gửi này đều ở mức xấp xỉ 50%.
Chi nhánh ngày càng phải đối mặt với nhiều khó khăn trong việc huy động tiền gửi từ dân cư do hiện nay, người dân có rất nhiều sự lựa chọn để đầu tư lượng tiền nhàn rỗi của mình. Đầu năm 2007, thị trường chứng khoán sôi động đã thu hút tiền của khách hàng vào đầu tư chứng khoán là một phần nguyên nhân khiến huy động tiền gửi dân cư có xu hướng giảm sút. Tiếp đó là
thị trường bất động sản cũng bắt đầu nóng và đặc biệt là chỉ số giá tiêu dùng, giá vàng tăng cao, lãi suất tiết kiệm thấp hơn chỉ số tăng của giá cả nên đã ảnh hưởng tới tâm lý của khách hàng. Khách hàng dường như không còn mấy hi vọng vào việc đầu tư sinh lời bằng cách gửi tiết kiệm tại các ngân hàng. Thậm chí đầu năm 2008, sau diễn biến của cuộc chạy đua lãi suất huy động đã có tình trạng khách hàng rút các khoản tiền đến hạn mà không tái gửi tại ngân hàng. Điều này là một khó khăn đối với ngân hàng vì nguồn tiền gửi huy động từ dân cư vốn có tính ổn định cao hơn nhiều so với nguồn tiền từ các tổ chức kinh tế thường xuyên biến động (do các Tổ chức kinh tế chủ yếu gửi tiền phục vụ mục đích thanh toán).
Tuy nhiên, sự gia tăng tiền gửi Tổ chức kinh tế không phải không có những ưu thế nhất định. Tiền gửi của Tổ chức kinh tế tuy không có được thế mạnh về tính bền vững như nguồn vốn nhàn rỗi của dân cư nhưng lại có lợi thế về giá cả. Chi phí huy động đối với tiền gửi từ các tổ chức kinh tế thấp hơn rất nhiều tiền gửi huy động từ dân cư. Việc Chi nhánh có nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn (gần 50%) và liên tục tăng qua các năm (từ 38,54% năm 2005 lên 48,87% năm 2007) vì thế cũng có tác động tích cực với ngân hàng. Hơn nữa, các Tổ chức kinh tế là đối tượng khách hàng chủ yếu của hoạt động tín dụng, hoạt động mang lại nguồn thu nhập chính cho ngân hàng. Việc tiền gửi của Tổ chức kinh tế gia tăng là biểu hiện của việc Chi nhánh đang mở rộng và thắt chặt quan hệ kinh doanh với ngày càng nhiều các Tổ chức kinh tế. Khách hàng đang gửi tiền hiện tại cũng là những người có nhu cầu vay vốn tiềm năng vì tính không khớp nhau về thời gian và quy mô giữa lượng tiền thu về và nhu cầu chi tiêu trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó việc tăng lượng tiền gửi huy động từ các Tổ chức kinh tế sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.
2.2.2.3. Phân tích cơ cấu tiền gửi huy động theo kỳ hạn
Các ngân hàng luôn muốn thu hút được nguồn tiền gửi có kỳ hạn dài để có thể cho vay các dự án trung và dài hạn nhằm thu lợi nhuận cao. Chính vì vậy kỳ hạn gửi tiền trên 12 tháng rất được các ngân hàng khuyến khich và ra sức huy động, đặc biệt là với kỳ hạn trên 2 năm được coi là nguồn vốn dài hạn của ngân hàng. Yếu tố kỳ hạn gắn liền với lãi suất do đó các chính sách huy động với các kỳ hạn khác nhau cần kết hợp với mức lãi suất linh hoạt, hợp lý.
Bảng 2.8: Cơ cấu tiền gửi huy động theo kỳ hạn
Năm 2005 2006 2007 Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) TĐT T (%) Số tiền (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) TĐT T (%) TG không kỳ hạn 422.887 17,49 430.418 17,41 1,78 562.574 19,61 30,7 TG có kỳ hạn <12 tháng 914.816 37,85 926.013 37,45 1,22 1.004.136 35,0 8,44 TG có kỳ hạn 1-2 năm 691.417 28,61 703.542 28,57 1,75 718.632 25,04 2,14 TG có kỳ hạn >2 năm 387.819 16,05 412.879 16,57 6,46 583.589 20,35 41,3 Tổng tiền gửi huy động 2.416.939 100 2.472.852 100 2.868.931 100
Nguồn: Phòng Tổng hợp – Chi nhánh NHCT Hai Bà Trưng
Nhìn chung tiền gửi huy động với các loại kỳ hạn khác nhau đều tăng trưởng trong 3 năm 2005- 2007. Năm 2006 tốc độ tăng trưởng nguồn vốn rất thấp; đây là năm mà công tác huy động vốn gặp rất nhiều khó khăn, một mặt vì để giữ thị phần, phần vì nhu cầu vốn cho hoạt động đầu tư nên các ngân hàng thương mại phải tăng cường huy động vốn tạo nên sự cạnh tranh hết sức
sôi động và quyết liệt thậm chí có những biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng. Năm 2007 là năm có tốc độ tăng trưởng nguồn vốn rất cao nhưng tỷ trọng giữa các loại kỳ hạn vẫn không có sự thay đổi đáng kể.
Tiền gửi không kỳ hạn có quy mô tăng từ 422.887 triệu đồng năm 2005 lên 562.574 triệu đồng năm 2007, tỷ trọng cũng tăng từ 17,49% lên 19,61%.
Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng cũng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn nằm trong khoảng 35- 37%.
Tiền gửi có kỳ hạn từ 1- 2 năm có quy mô tăng từ 691.417 triệu đồng năm 2005 lên 718.632 triệu đồng năm 2007 nhưng tỷ trọng lại giảm từ 28,61% xuống còn 25,04%.
Tiền gửi có kỳ hạn trên 2 năm cũng tăng trưởng về quy mô từ 387.819 triệu đồng lên 583.589 triệu đồng và tỷ trọng cũng tăng đáng kể từ 16,05% lên 20,35% tuy nhiên vẫn chưa đạt yêu cầu vì chỉ tiêu về tỷ trọng vốn trung dài hạn mà chi nhánh đặt ra là 30%. Tốc độ tăng trưởng tiền gửi huy động năm 2007 cao tập trung vào tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi trung dài hạn là biểu hiện tích cực vì tiền gửi không kỳ hạn giúp tiết kiệm chi phí huy động và là nguồn tiền linh hoạt, nếu duy trì được thường xuyên thì cũng tạo điều kiện cho ngân hàng đảm bảo được kế hoạch sử dụng vốn của mình. Ngược lại, tiền gửi trung dài hạn tuy lãi suất huy động cao hơn nhưng có mức độ ổn định cao, ngân hàng có thể yên tâm khi sử dụng để cho vay những dự án có thời hạn dài để thu lãi lớn và giảm thiểu rủi ro. Trong thời gian tới Chi nhánh cần tiếp tục tập trung vào tăng cường huy động vốn trung dài hạn đạt mục tiêu 30% tổng nguồn vốn để đảm bảo chất lượng nguồn vốn phục vụ tốt nhất cho hoạt động đầu tư, cho vay.
Giao dịch ngân hàng trong điều kiện hội nhập kinh tế không chỉ sử dụng đồng nội tệ mà còn được thực hiện rất nhiều bằng đồng ngoại tệ. Những biến động của nền kinh tế trong nước và thế giới, những thay đổi trong chính sách kinh tế vĩ mô, lãi suất, tỷ giá; những biến đổi trên thị trường tiền tệ cũng như những bất ổn về chính trị đều ảnh hưởng đến loại tiền nào sẽ được lựa chọn làm phương tiện thanh toán, cất trữ và đầu tư của khách hàng. Hiện nay trong khi nền kinh tế xã hội có nhiều biến động thì tiền không còn là sự lựa chọn hiệu quả nhất song vốn huy động bằng tiền vẫn chiếm tỷ trọng tối đa và việc phân tích cơ cấu tiền gửi bằng nội, ngoại tệ vẫn rất quan trọng không chỉ với hoạt động kinh doanh của ngân hàng mà còn phản ánh một phần nào đó những biến động của thị trường và xu hướng tiết kiệm, niềm tin vào đồng bản tệ của người dân.
Bảng 2.9: Cơ cấu tiền gửi huy động theo loại tiền
Chỉ tiêu Khoản mục Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%)
Chênh lệch so với năm trước (triệu đồng) (%) Tiền gửi bằng VNĐ Năm 2005 1.983.642 82,07 _ _ Năm 2006 1.967.063 79,55 - 16.579 - 2,52 Năm 2007 2.420.015 84,35 452.952 4,8 Tiền gửi ngoại tệ (quy VNĐ) Năm 2005 433.297 17.93 _ _ Năm 2006 505.788 20,45 72.491 2,52 Năm 2007 448.916 15,65 - 56.872 - 4,8
Nguồn: Phòng Tổng hợp – Chi nhánh NHCT Hai Bà Trưng
Bảng số liệu trên cho thấy sự biến động không ổn định cả về lượng và tỷ trọng tiền gửi bằng VNĐ và ngoại tệ trong tổng vốn huy động. Nhìn chung quy mô vốn huy động vẫn duy trì tăng trưởng trong đó đồng nội tệ luôn chiếm ưu thế hơn so với đồng ngoại tệ (luôn chiếm tỷ trọng khoảng 80% tổng vốn huy động). Năm 2006 huy động tiền gửi bằng ngoại tệ có tốc độ tăng trưởng lớn hơn so với nguồn vốn huy động VNĐ do trong năm lãi suất huy động
ngoại tệ tăng. Năm 2007 tỷ giá USD được giữ ổn định và có xu hướng giảm nên việc tích trữ và gửi ngoại tệ cũng giảm sút đáng kể so với năm 2006. Riêng về tỷ trọng, đến cuối năm 2007, tiền gửi ngoại tệ chỉ còn chiếm 15% tổng nguồn vốn, điều này thể hiện sự thiếu hợp lý trong cơ cấu tiền gửi huy động theo loại tiền và có thể dẫn đến giảm khả năng thanh khoản trong ngắn hạn bằng ngoại tệ. Chi nhánh cần tăng cường thu hút được nguồn tiền gửi ngoại tệ tương xứng với tiềm năng của mình.
2.2.3. Sự phù hợp giữa cơ cấu tiền gửi huy động và cho vay
Qua phân tích ở trên, chi nhánh đã không ngừng tăng nguồn vốn huy động để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình tuy nhiên để đảm bảo tăng trưởng bền vững, một nguyên tắc trong hoạt động kinh doanh ngân hàng là phải có sự phù hợp tương ứng giữa lượng vốn huy động và nhu cầu sử dụng. Thừa vốn hay thiếu vốn đều gây bất lợi cho ngân hàng và thể hiện sự thiếu hiệu quả trong công tác quản lý vốn.
2.2.3.1. Phân tích mối quan hệ giữa cơ cấu tiền gửi huy động và cho vay theo kỳ hạn
Phân tích mối quan hệ giữa nguồn vốn ngắn hạn và cho vay ngắn hạn
Theo dõi bảng số liệu trang bên cho thấy huy động vốn ngắn hạn các năm 2005-2007 có sự tăng trưởng khá cao và ổn định trong khi dư nợ tín dụng lại giảm, lượng giảm tuy không lớn nhưng cũng thể hiện hoạt động tín dụng của chi nhánh đang gặp khó khăn. Nguồn vốn ngắn hạn thừa nhiều so với nhu cầu sử dụng vốn ngắn hạn. Thực tế tất cả các ngân hàng thương mại không được phép sử dụng 100% vốn huy động để cho vay và hầu như cũng không xảy ra tình trạng thiếu vốn hoặc nếu có cũng chỉ diễn ra trong thời gian rất ngắn và có biện pháp điều hoà ngay.
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu 31/12/2005 31/12/2006 31/12/2007 Huy động vốn ngắn hạn 1.606.233 1.629.555 1.722.768 Dư nợ cho vay ngắn hạn 512.635 474.570 478.034
Phần dư nguồn vốn
ngắn hạn 1.093.598 1.154.985 1.244.734
(Nguồn: Báo cáo Tổng kết hoạt động kinh doanh của Chi nhánh 2005- 2007)
Lượng dư nguồn vốn ngắn hạn lớn thể hiện sự dồi dào về nguồn vốn ngắn hạn, đây là dấu hiệu tốt đối với hoạt động của Chi nhánh vì nguồn vốn ngắn hạn có tính thanh khoản cao và nên có số dư lớn để đảm bảo an toàn cho hoạt động giao dịch nhất là trong điều kiện có biến động thị trường tài chính có thể dẫn đến khách hàng ồ ạt rút tiền. Tuy nhiên bộ phận tín dụng của Chi nhánh cũng cần có biện pháp làm sao để thực hiện tăng trưởng về dư nợ cho vay bên cạnh việc đảm bảo chất lượng tín dụng, vì nếu lượng vốn dư thừa quá nhiều và trong thời gian liên tục sẽ làm tăng chi phí hoạt động của ngân hàng và làm giảm lợi nhuận.
Phân tích mối quan hệ giữa nguồn vốn và cho vay trung dài hạn
Cũng như nguồn vốn ngắn hạn, nguồn trung dài hạn tuy chưa đạt tỷ trọng yêu cầu nhưng cũng liên tục tăng trong khi dư nợ cho vay trung dài hạn lại tăng giảm thất thường.
Bảng 2.11: Tình hình huy động vốn và cho vay trung dài hạn
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu 31/12/2005 31/12/2006 31/12/2007 Huy động vốn trung dài
hạn 387.819 412.879 583.589
Dư nợ cho vay trung dài
hạn 208.708 192.889 256.609
trung dài hạn
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Chi nhánh 2005- 2007)
Năm 2006, dư nợ tín dụng trung dài hạn giảm là vì đây là năm bắt đầu thực hiện một số quy định mới ban hành của HĐQT- NHCTVN với định hướng là tăng cường chất lượng tín dụng bằng cách nâng cao các tiêu chuẩn tín dụng, sàng lọc khách hàng, do vậy khi áp dụng các doanh nghiệp đã gặp nhiều khó khăn vướng mắc trong thủ tục giấy tờ đảm bảo vay vốn ngân hàng. Trong năm 2007, một số dự án cho vay trung dài hạn đã ký hợp đồng tín dụng nhưng số tiền giải ngân mới đạt 19% và chậm so với tiến độ giải ngân đã đăng ký với ngân hàng nên mức dư nợ tín dụng chưa được cao đúng như tiềm năng của chi nhánh. So sánh giữa lượng huy động và nhu cầu sử dụng vốn trung dài hạn cho thấy vẫn có dư thừa nguồn vốn nhưng lượng thừa không lớn và là hợp lý để đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Nói chung về cơ bản đã có sự phù hợp tương ứng về kỳ hạn giữa nguồn vốn huy động và nhu cầu sử dụng. Vấn đề đặt ra với Chi nhánh là chênh lệch giữa lợi nhuận thu được từ hoạt động tín dụng và chi phí huy động phải đảm