David M.Rowe (2010) “Risk Management after crisis”

Một phần của tài liệu NHỮNG THẤT BẠI TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO: CHÚNG LÀ GÌ VÀ XẢY RA KHI NÀO? (Trang 30 - 31)

V. Những giải pháp để khắc phục sự thất bại của Quản trị rủi ro sau cuộc khủng hoảng tài chính.

V.3.David M.Rowe (2010) “Risk Management after crisis”

Tác giả cho rằng thất bại chủ yếu của QTRR tài chính trong khủng hoảng 2007 – 2009 (đã được đưa ra từ 25 năm trước) là đã không chú ý đến sự khác biệt rất quan trọng giữa “rủi ro – risk” và “tính không chắc chắn – uncertainty” mà Frank Knight đã phát biểu trong cuốn sách của mình năm 1921 mang tựa đề Risk, Uncertainty and Profit.

Trong đó, Knight định nghĩa rủi ro là một sự ngẫu nhiên có thể được phân tích bằng cách sử dụng phân phối xác suất, còn tính không chắc chắn là một sự ngẫu nhiên không theo bất kỳ một phân phối nào cả.

Giai đoạn này, những tranh cãi về Value at Risk (VAR) đã trở nên cân bằng hơn. Trên thực tế, các giám đốc rủi ro giàu kinh nghiệm từ đầu những năm 1990 nhận thức rõ rằng VAR là phương pháp hiệu quả và hợp lý nhất trong việc thông tri những ngụ ý rủi ro. Tuy nhiên, VAR đã trở nên bị cường điệu, thổi phồng và lạm dụng quá mức.

Cải thiện hiệu quả của QTRR tài chính trong thời gian tới không hề là dễ dàng. Đây là việc làm quan trọng nhất bởi nó cần đến nhiều hơn một vài những điều chỉnh về mặt kỹ thuật mang tính chất hạn hẹp. Quan trọng nhất, cải tiến thành công sẽ cần đến những điều chỉnh khó khăn về văn hóa doanh nghiệp.

Cuối cùng, tác giả đưa ra một vài ý kiến để các giám đốc rủi ro có thể điều hành một cách tốt hơn trong tương lai:

 Luôn duy trì một thái độ hoài nghi hợp lý về các kết quả thống kê và luôn nhớ rằng chúng chỉ để tham khảo hơn là để kết luận.

Hãy sử dụng khả năng sáng tạo để luôn đưa ra các câu hỏi khó.

Coi trọng thông tin phản hồi. Cuộc khủng hoảng được tạo bởi nhiều lỗ hổng tồn tại trước mà không rõ ràng cho đến khi mọi thứ bắt đầu đi sai. Một khi một cuộc khủng hoảng bắt đầu, một sự mất mát ở một nơi có thể tạo ra lỗ hổng ở những nơi khác trong một trình tự liên quan đến nguyên nhân gây ra lỏng lẻo và hiệu quả. Sự phức tạp quá mức làm nảy sinh những mờ mịt. Ở mức độ cao nhất, nó là cản

trở hoạt động tự hiệu chỉnh của thị trường và cho phép tích tụ một cách vững chắc những điểm yếu.

Một phần của tài liệu NHỮNG THẤT BẠI TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO: CHÚNG LÀ GÌ VÀ XẢY RA KHI NÀO? (Trang 30 - 31)