Hệ thống cáp có cấu trúc theo chuẩn TIA/EIA 568

Một phần của tài liệu Tài liệu MỤC LỤC 1 Chương I - Tổng quan Mạng Máy pdf (Trang 48 - 50)

2 Chương I I Mạng LAN và thiết kế mạng LAN

2.1 Kiến thức cơ bản về LAN

2.1.4.4 Hệ thống cáp có cấu trúc theo chuẩn TIA/EIA 568

Vào giữa những năm 1980, TIA và EIA bắt đầu phát triển phương pháp đi cáp cho các toà nhà, với ý định phát triển một hệ đi dây giống nhau, hỗ trợ các sản phẩm và môi trường của các nhà cung cấp thiết bị khác nhau. Năm 1991, TIA và EIA

đưa ra chuẩn 568 Commercial Building Telecommunication Cabling Standard. Từ đó chuẩn này tiếp tục phát triển phù hợp với các công nghệ truyền dẫn mới, hiện

nay nó mang tên TIA/EIA 568 B.

TIA/EIA xác định một loạt các chuẩn liên quan đến đi cáp mạng:

− TIA/EIA-568-A Xác định chuẩn cho hệ đi cáp cho các toà nhà thương mại hỗ trợ mạng dữ liệu, thoại và video.

− TIA/EIA-569 Xác định cách xây dựng đường dẫn và không gian cho các môi trường viễn thông.

− TIA/EIA-606 Xác định hướng dẫn về thiết kế cho việc điều cơ sở hạ tầng viễn thông.

− TIA/EIA-607 Xác định các yêu cầu về nền và xây ghép cho cáp và thiết bị viễn thông.

Chuẩn cáp có cấu trúc của TIA/EIA là các đặc tả quốc tế để xác định cách thiết kế, xây dựng và quản lý hệ cáp có cấu trúc. Chuẩn nầy xác định mạng cấu trúc hình sao. Theo tài liệu TIA/EIA-568B, chuẩn nối dây được thiết kế để cung cấp các đặc tính và chức năng sau:

− Hệ nối dây viễn thơng cùng loại cho các tồ nhà thương mại

− Xác định môi trường truyền thông, cấu trúc tôpô, các điểm kết nối, điểm đầu cuối, và sự quản lý.

− Hỗ trợ các sản phẩm, các phương tiện của các nhà cung cấp khác nhau.

− Định hướng việc thiết kế tương lai cho các sản phẩm viễn thông cho các

doanh nghiệp thương mại.

− Khả năng lập kế hoạch và cài đặt kết nối viễn thơng cho tồ nhà thương mại mà khơng cần có trước kiến thức về sản phẩm sử dụng để đi dây.

− Điểm cuối cùng có lợi cho người dùng vì nó chuẩn hóa việc đi dây và cài đặt, mở ra thị trường cho các sản phẩm và dịch vụ cạnh tranh trong các

lĩnh vực về đi cáp, thiết kế, cài đặt, và quản trị.

Hình sau minh hoạ cấu trúc hệ thống cáp trong một toà nhà cụ thể:

Hình 2-6: Sơ đồ các thành phần hệ thống cáp trong toà nhà

− Hệ cáp khu vực làm việc (work area wiring) - Gồm các hộp tường, cáp, và các đầu kết nối (connector) cần thiết để nối các thiết bị trong vùng làm

việc (máy tính, máy in,...) qua hệ cáp ngang tầng đến phịng viễn thơng.

− Hệ cáp ngang tầng (horizontal wiring) - Chạy từ mỗi máy trạm đến phòng viễn thông. Khoảng cách dài nhất theo chiều ngang từ phịng viễn thơng

đến hộp tường là 90 mét, khơng phụ thuộc vào loại môi trường. Được

phép dùng thêm 10 m cho các bó cáp ở phịng viễn thơng và tại máy trạm.

− Hệ cáp xuyên tầng (vertical wiring) - Kết nối các phòng viễn với phòng thiết bị trung tâm của toà nhà.

− Hệ cáp backbone - Kết nối toà nhà với các toà nhà khác.

Ta có thể thay các phịng viễn thơng và các phịng thiết bị trung tâm bởi các tủ

đựng thiết bị nhưng vẫn cần tuân thủ kiến trúc phân cấp dựa trên tơpơ hình sao của

chuẩn này.

Hình sau đây minh hoạ rõ hơn kết nối máy tính với hub/switch thơng qua hệ thống cáp ngang.

Hình 2-7: Kết nối từ máy tính tới hub/switch

Một phần của tài liệu Tài liệu MỤC LỤC 1 Chương I - Tổng quan Mạng Máy pdf (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)