Phong cách lập trình

Một phần của tài liệu Tài liệu Bài giảng: Kỹ thuật phần mềm pdf (Trang 57 - 59)

b) Lập trình đơi

4.2Phong cách lập trình

Phong cách lập trình bao hàm một triết lý về lập trình nhấn mạnh tới tính dễ hiểu của chương trình nguồn. Các yếu tố của phong cách bao gồm: tài liệu bên trong chương trình, phương pháp khai báo dữ liệu, cách xây dựng câu lệnh và các kỹ thuật vào/ra.

4.2.1 Tài liệu chương trình

Tài liệu bên trong của chương trình gốc bắt đầu với việc chọn lựa các tên gọi định danh (biến và nhãn), tiếp tục với vị trí và thành phần của việc chú thích, và kết luận với cách tổ chức trực quan của chương trình. Việc lựa chọn các tên gọi định danh có nghĩa là điều chủ chốt cho việc hiểu chương trình. Những ngơn ngữ giới hạn độ dài tên biến hay nhãn làm các tên mang nghĩa mơ hồ. Cho dù một chương trình nhỏ thì một tên gọi có nghĩa cũng làm tăng tính dễ hiểu. Theo ngơn từ của mơ hình cú pháp/ngữ nghĩa tên có ý nghĩa làm “đơn giản hóa việc chuyển đổi từ cú pháp chương trình sang cấu trúc ngữ nghĩa bên trong”.

Một điều rõ ràng là: phần mềm phải chứa tài liệu bên trong. Lời chú thích cung cấp cho người phát triển một ý nghĩa truyền thơng với các độc giả khác về chương trình gốc. Lời chú thích có thể cung cấp một hướng dẫn rõ rệt để hiểu trong pha cuối cùng của kỹ nghệ phần mềm - bảo trì. Có nhiều hướng dẫn đã được đề nghị cho việc viết lời chú thích. Các chú thích mở đầu và chú thích chức năng là hai phạm trù địi hỏi cách tiếp cận có hơi khác. Lời chú thích mở đầu nên xuất hiện ở ngay đầu của mọi modul. Định dạng cho lời chú thích như thế là:

1. Một phát biểu về mục đích chỉ rõ chức năng mô đun. 2. Mô tả giao diện bao gồm:

- Một mẫu cách gọi - Mô tả về dữ liệu

- Danh sách tất cả các mô đun thuộc cấp

3. Thảo luận về dữ liệu thích hợp (như các biến quan trọng và những hạn chế, giới hạn về cách dùng chúng) và các thông tin quan trọng khác.

4. Lịch sử phát triển bao gồm:

- Tên người thiết kế modul (tác giả). - Tên người xét duyệt và ngày tháng. - Ngày tháng sửa đổi và mơ tả sửa đổi.

Các chú thích chức năng được nhúng vào bên trong thân của chương trình gốc và được dùng để mô tả cho các khối chương trình.

4.2.2 Khai báo dữ liệu

Thứ tự khai báo dữ liệu nên được chuẩn hóa cho dù ngơn ngữ lập trình khơng có u cầu bắt buộc nào về điều đó. Các tên biến ngồi việc có nghĩa cịn nên mang thơng tin về kiểu của chúng. Ví dụ, nên thống nhất các tên biến cho kiểu số nguyên, kiểu số thực... Cần phải chú giải về mục đích đối với các biến quan trọng, đặc biệt là các biến tổng thể. Các cấu trúc dữ liệu nên

được chú giải đầy đủ về cấu trúc và chức năng, và các đặc thù về sử dụng. Đặc biệt là đối với các cấu trúc phức tạp như danh sách móc nối trong C hay Pascal.

4.2.3 Xây dựng câu lệnh

Việc xây dựng luồng logic phần mềm được thiết lập trong khi thiết kế. Việc xây dựng từng câu lệnh tuy nhiên lại là một phần của bước lập trình. Việc xây dựng câu lệnh nên tuân theo một qui tắc quan trọng hơn cả: mỗi câu lệnh nên đơn giản và trực tiếp. Nhiều ngơn ngữ lập trình cho phép nhiều câu lệnh trên một dịng. Khía cạnh tiết kiệm khơng gian của tính năng này khó mà biện minh bởi tính khó đọc nảy sinh. Cấu trúc chu trình và các phép tốn điều kiện được chứa trong đoạn trên đều bị che lấp bởi cách xây dựng nhiều câu lệnh trên một dòng.

Cách xây dựng câu lệnh đơn và việc tụt lề minh họa cho các đặc trưng logic và chức năng của đoạn này. Các câu lệnh chương trình gốc riêng lẻ có thể được đơn giản hóa bởi:

- Tránh dùng các phép kiểm tra điều kiện phức tạp - Khử bỏ các phép kiểm tra điều kiện phủ định

- Tránh lồng nhau nhiều giữa các điều kiện hay chu trình

- Dùng dấu ngoặc để làm sáng tỏ các biểu thức logic hay số học

- Dùng dấu cách và/hoặc các ký hiệu dễ đọc để làm sáng tỏ nội dung câu lệnh - Chỉ dùng các tính năng chuẩn của ngơn ngữ

Để hướng tới chương trình dễ hiểu ln nên đặt ra câu hỏi: Liệu có thể hiểu được điều này nếu ta khơng là người lập trình cho nó khơng?

4.2.4 Vào/ra

Vào ra của các mô đun nên tuân thủ theo một số hướng dẫn sau: - Làm hợp lệ mọi cái vào.

- Kiểm tra sự tin cậy của các tổ hợp khoản mục vào quan trọng. - Giữ cho định dạng cái vào đơn giản.

- Dùng các chỉ báo cuối dữ liệu thay vì yêu cầu người dùng xác định “số các khoản mục”.

- Giữ cho định dạng cái vào thống nhất khi một ngơn ngữ lập trình có các u cầu định dạng nghiêm ngặt.

Một phần của tài liệu Tài liệu Bài giảng: Kỹ thuật phần mềm pdf (Trang 57 - 59)