KẾT LUẬN CHUNG

Một phần của tài liệu Tài liệu 1 Đề án ‘’Đối xứng hoá lưới điện phân phối’’ Chương 1 TỔNG QUAN docx (Trang 99 - 101)

1. Chế độ không đối xứng gây nên những hiệu ứng không mong muốn đối với một số thiết bị điện nhất là đối với các máy điện quay. Vì vậy trong

một số trường hợp cần phải có thiết bị đối xứng hoá đểđưa hệ thống trở

vềđối xứng hoá hoàn toàn hoặc còn một độ không đối xứng cho phép. 2. Thiết bị đối xứng hoá cần phải tạo nên dòng thứ tự nghịch có đại lượng

như dòng thứ tự nghịch của phụ tải nhưng có chiều ngược lại.

3. Các thiết bị đối xứng hoá là các phần tử tĩnh (điện kháng, điện dung) có

ưu điểm là đơn giản rẻ tiền, vận hành đơn giản. Tuy nhiên đối với thiết bị đối xứng hoá một phần tử chúng chỉ thực hiện được đối xứng hoá hoàn toàn khi hệ số công suất của phụ tải thay đổi trong một giới hạn nhất định. Thiết bị đối xứng hoá hai phần tử có thể thực hiện đối xứng hoá hoàn toàn khi tải có hệ số công suất bất kỳ nhưng hệ số công suất của lưới sau đối xứng hoá lại giảm đi. Ngoài ra các thông số của các phần tửđối xứng hoá phụ thuộc vào thông số tải. Vì vậy khi tải thay đổi

để duy trì sựđối xứng phải điều chỉnh thông số của các phần tửđối xứng hoá. Việc điều chỉnh thông số các phần tửđối xứng hoá tĩnh (điện kháng,

điện dung) thường được thực hiện không liên tục. Cũng có những biện pháp điều chỉnh liên tục nhưng lại xuất hiện các sóng điều hoà bậc cao làm ảnh hưởng đến chất lượng điện năng.

4. Dùng động cơ không đồng bộ có bù điện kháng thứ tự nghịch làm thiết bị đối xứng hoá có ưu việt là đối xứng hoá được thực hiện thường xuyên và hoàn toàn mà không cần một sự điều chỉnh nào dù cho tải thay đổi trong giới hạn bất kỳ.

5. Theo điều kiện đối xứng hoá hoàn toàn chỉ cần công suất định mức của

động cơ bằng công suất phụ tải một pha đồng thời khi làm nhiệm vụ đối xứng hoá động cơ phải tiêu thụ dòng thứ tự nghịch của phụ tải nên động cơ phải trong chếđộ không tải. Tuy nhiên xét đến sự không đối xứng của dòng ba pha trong động cơ và vấn đề phát nóng thì công suất của động cơ cần phải lớn hơn công suất tải một pha khoảng 30%.

6. Khi làm nhiệm vụ đối xứng hoá không những điện áp trên động cơ

không đối xứng mà còn tăng lên lớn hơn điện áp thanh góp cung cấp vì dòng qua điện dung có tính trợ từ. Vì vậy các động cơ làm chức năng đối xứng hoá cần phải được chế tạo có xét đến quá điện áp khoảng 30%. 7. Sự có mặt của điện dung trong mạch stator của động cơ có thể dẫn đến

hiện tượng tự kích thích điện dung. Khi làm nhiệm vụđối xứng hoá động cơ phải không tải nên vận tốc của nó gần bằng đồng bộ. Tính toán chứng tỏ rằng khi đó động cơ không đồng bộ không bị tự kích thích. Tuy nhiên khi mở máy động cơ có thể bị tự kích thích ở vận tốc thấp. Vì vậy khi mở máy dộng cơ không đồng bộ cần phải nối tắt tụđiện lại.

8. Dùng động cơ không đồng bộ có bù điện kháng thứ tự nghịch đế làm thiết bị đối xứng hoá là biện pháp hữu hiệu khả thi đáng được khuyến khích.

Một phần của tài liệu Tài liệu 1 Đề án ‘’Đối xứng hoá lưới điện phân phối’’ Chương 1 TỔNG QUAN docx (Trang 99 - 101)