IX. HÒN PHỤ TỬ
Chương 3: Mô tả về nhà máy ximăng Holcim
Trong những năm gần đây, xây dựng đang là một trong những ngành phát triển rất mạnh ở Việt Nam. Nhu cầu xi măng dùng trong ngành năng lượng ngày càng tăng. Trước tình hình trên Chính phủ đã phê duyệt “Phương án đầu tư phát triển xi măng đến năm 2000 và 2010”- theo chương trình này Nhà Nước đã có chủ trương khuyến khích sự phát triển của ngành xi măng Việt Nam nhằm góp phần tiết kiệm ngoại tệ do nhập khẩu xi măng và thúc đẩy sự phát triển cơ sở hạ tầng của đất nước.
Nhà máy xi măng Holcim Hòn Chông là một trong những công ty xi măng có những đóng góp cho sự phát triển của ngành xi măng nói riêng và kinh tế xã hội nói chung.
Ngoài những đóng góp to lớn về mặt kinh tế, sự hoạt động của Công ty cũng đã gây tổn hại về tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan và sinh thái. Những ảnh hưởng trên cần được xem xét về mặt tiêu cực ( là chính) và mặt tích cực nhằm lượng hóa các thiệt hại, trên cơ sở đó lựa chọn giải pháp tối ưu cho hoạt động bền vững của dự án
III.1. Đặc điểm vị trí, quy mô công trình III.1.1. Lược sử phát triển
Tập đoàn được thành lập năm 1912 với tên gọi “ Holdderbank” tại Thụy Sĩ, sau đó đổi tên thành “Holcim” năm 2001. Ngày nay, Holcim đã có chi nhánh ở hơn 70 nước trên thế giới.
Năm 2005 Sản lượng thu được trên 100 triệu tấn xi măng và trên 200 triệu tấn vật liệu xây dựng
• Doanh thu 13.3 tỉ CHF (tiền Thụy Sĩ)
• Lợi nhuận trước thuế 3.6 billion CHF
• Tổng số nhân viên 47,000 người .(hình 3.1)
Năm 1994 hợp đồng liên doanh giữa tập đoàn xi măng Holcim và tổng công ty xi măng Việt Nam trong đó Hà Tiên là người đại diện để ký hợp đồng liên doanh.
Nhà máy bắt đầu xây dựng từ tháng 8/1995 đến tháng 8/1998 phần xây dựng cơ bản và lắp đặt thiết bị hoàn thiện và đưa vào vận hành . trong khoảng thời gian 10 năm từ đó đến nay số lượng sản xuất tăng trưởng liên tục.
Tổng vốn đầu tư lên đến 440 triệu USD và hoạt động trong vòng 50 năm.
Công ty Xi măng Holcim Hòn Chông là một trong những Công ty xi măng có những đóng góp lớn cho sự phát triển của ngành xi măng nói riêng và kinh tế xã hội nói chung. Vào năm 1994, Holcim Việt Nam có giấy phép đầu tư. Hòn Chông thuộc Huyện Kiên Lương, Tỉnh Kiên Giang được chọn làm nơi xây dựng nhà máy xi măng. Xi măng lần đầu tiên được sản xuất tại Hòn Chông là vào năm 1997.
Holcim Việt Nam còn vận hành một trạm xi măng tại Cát Lái, quận 2, nơi lưu trữ, trộn hỗn hợp và phân phối xi măng, và Văn Phòng Riverside tại Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh. Trạm nghiền Thị Vải tại Bà Rịa-Vũng Tàu (cách Tp. Hồ Chí Minh 80km).
Trong một thời gian ngắn, Holcim Việt Nam đã trở thành một trong những nhà sản xuất xi măng và cung cấp bê tông trộn sẵn hàng đầu ở phía Nam Việt Nam. Nhãn hiệu Xi Măng Holcim được xem là sản phẩm có có uy tín về chất lượng, đáng tin cậy, phục vụ tốt và được đánh giá cao.
III.1.2 Công suất thiết kế
Công ty đã đạt được công suất hàng năm là 3.6 triệu tấn xi măng và hơn 120,000m3 bê tông trộn sẵn. Năm 1998 sản xuất khoảng 1 triệu tấn xi măng thì 2008 đưa ra thị trường khoảng 3 200 000 tấn do có thêm trạm nghiền ở Thị Vải
III.2. Đặc điểm công nghệ
III.2.1. Công nghệ khai thác đá vôi
Dãy núi đá vôi Moso được giao cho nhà máy xi măng Holcim toàn quyền khai thác trong 50 năm. Đến nay nhà máy đã khai thác được hơn 10 năm. Hiện nhà máy đang sử dụng 2 mỏ đá vôi là Bãi Voi và Cây Xoài. Ngoài ra, khi cho phép Holcim hoạt động, toàn dãy Moso và khu di tích hang Moso nhưng do bị phản ứng nên giữ lại khu vực núi có hang Moso, nhưng bù lại Holcim được đền bù bằng một núi khác đó là núi Khoe Lá.
Công nghệ khai thác theo phương pháp tầng, tiến hành khoan và nạp thuốc, loại thuốc nổ TNT, water gain. Sau khi nổ đá rơi từ tầng xuống chân núi, những viên đá có kích thước > 1500 mm tiến hành khoan tẻ, những viên đá có kích thước <1500 mm được xe xúc đưa vào xe tải chở về các cối đập và kích thước đá ra khống chế <30 mm.
Đá thành phẩm rơi xuống băng tải cao su đưa về kho rải đều dọc theo chiều dài kho nhằm đồng nhất sơ bộ về thành phần.
Ngoài ra hiện tại nhà máy đã áp dụng phương pháp nổ mìn vi sai, đây là phương pháp đặc biệt khoang những vị trí nhất định và cho mìn nổ úp xuống dưới theo từng lớp để hạn chế bụi, tiếng ồn và độ rung.
Đá vôi là nguyên liệu chính thứ nhất cung cấp Cao>50% cho phối liệu nung luyện Clinker.
Toàn bộ nhân lực khai thác đá được bố trí theo 3 ca cho sản xuất và tu bảo dưỡng thiết bị.
III.2.2 Công nghệ khai thác đất sét
Nhà máy thường khai thác đất sét ẩm:
Đất sét có độ ẩm tự nhiên từ 16-20 % được khai thác ở độ sâu từ 18-20 m có góc nghiêng 40o, khai thác dọc theo chiều dài từng ô 500 m. Hệ thống giàn gầu múc đất sét di chuyển dọc theo ô, rồi đổ vào băng tải để đưa vào kho, tại kho có băng tải 2 chiều đổ 2 đống theo chiều dài kho, nhằm đồng nhất sơ bộ về thành phần.(hình 1.2)
Đất sét là nguyên liệu chính thứ 2 cung cấp Si02 >60% cho phối liệu nung luyện Clinker.
III.2.3 Công nghệ sản xuất Clinker
Hai nguyên liệu chính đá vôi, đất sét và hai nguyên liệu phụ đá đỏ, cát từ các kho nhờ băng tải chuyển về khu định lượng theo tỷ lệ nhất định. Sau khi định lượng, 4 nguyên liệu được đưa qua hệ máy nghiền đứng.
Trong suốt quá trình trao đổi nhiệt ngược chiều với dòng khí nóng từ lò quay ra, bột phối liệu được sấy nóng và tiến hành phân hủy gần như hoàn toàn để tạo các ôxít chính CaO, Fe2O3, SiO2, Al2O3. Phối liệu bắt đầu vào lò có nhiệt độ < 8500C tiếp tục phân hủy phần còn lại. Dưới tác động quay và độ nghiêng của lò 3%, 5 phối liệu di chuyển theo toàn bộ chiều dài lò 60 m và tạo thành Clinker ở nhiệt độ 14500C, tạo ra các khoáng chính, quyết định chất lượng Clinker là C3S, C2S, C3A, C4AF. Clinker từ lò chính xuống hệ thống lò con được làm nguội nhanh nhờ không khí bên ngoài được hút vào do quạt hút.(hình 3.2)
Thành phần nguyên liệu và Clinker Thành
phần Nguyên liệu
SiO2 CaO F 2O3 Al2O3 MgO MKN Tỉ lệ
phối liệu
Đá vôi <4 48-53 <1 <2 <4 77-80
Đất sét 60-66 <1 <6 <20 - <9 12-14
Cát >85 - - - - <2 <1
SiO2 CaO F 2O3 Al2O3 MgO MKN C3S C2S C3A C4AF
Clinker 20,5- 21,5
65- 66,5
3,3-5 5-6,5 < 3 < 1 53-58 15-18 11-13 11-12
III.2.4 Công nghệ sản xuất xi măng
Xi măng là chất bột màu xám mịn, có khả năng kết gắn cát, đá (và vật liệu xây dựng khác) thành khối cứng (bê tông). Thành phần của xi măng một tổ hợp của n[CaO] y[SiO2] z[Al2O3] t[Fe2O3]… Xi măng là thành phần chính của bê tông, là vật liệu xây dựng phổ biến nhất trên thế giới.
Nguyên liệu chính là Clinker và 2 phụ gia thạch cao và mu rùa (Puzolan), thạch cao là phụ gia điều chỉnh thời gian đóng rắn, mu rùa là phụ gia hoạt tính có tác dụng hút vôi trong quá trình đóng rắn .(hình 3.3)
Clinker + một số phụ gia các sản phẩm xi măng Quy trình sản xuất xi măng ở Hòn Chông.(Hình 3.4)
Nghiền xi măng: từ silo, clinker được chuyển tới buồng chứa clinker. Clikner đi qua cân định lượng nhằm điều chỉnh lưu lượng để cân đối tỷ lệ với các chất phụ gia. Trong giai đoạn này, thạch cao được bổ sung vào clinker và sau đó được nạp vào máy nghiền mịn. Hỗn hợp clinker và thạch cao cho xi măng loại I hoặc hỗn hợp clinker, thạch cao và phụ gia pozulan cho xi măng loại P đều được nghiền thành bột mịn theo hệ thống luôn chuyển kín trong máy nghiền xi măng để có được độ mịn mong muốn. Sau đó xi măng được đưa vào trong các buồng chứa silo xi măng.
Công suất của nhà máy vào khoảng 1.4 triệu tấn/năm, sản lượng xi măng 1.8 triệu tấn / năm (OPC). Xuất xi măng bột về trạm Cát Lái (Tp HCM) để pha trộn và xuất hàng. Đóng bao xi măng và xuất hàng cho ĐBSCL (0.5 triệu t/năm)
Dây chuyền vận hành theo chế độ tự động điều khiển từ trung Tâm
Giai đoạn năm 1995-1998 ở vùng này không có điện lưới quốc gia nên đã cho lắp đặt một