Tại công ty, việc tính giá thành sản phẩm dở dang và hoàn thành được thực hiện vào mỗi quý. Vì vậy công ty lập bảng tổng hợp chi phí cho tất cả các công trình vào cuối quý. Tuy nhiên, để tiện cho việc lập bảng tổng hợp chi phí chung hàng quý, công ty nên lập bảng tổng hợp chi phí cho toàn bộ hoạt động của công ty hàng tháng .
e. Về phần mềm kế toán công ty sử dụng.
Thực tế sử dụng tại công ty cổ phần Kiến trúc Tây Hồ cho thấy, tuy phần mềm kế toán công ty sử dụng rất có tác dụng trong việc nâng cao hiệu quả của công tác kế toán tại công ty nhưng phần mềm này vẫn còn tồn tại một số nhược điểm cần khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả hơn nữa.
- Việc nhập chứng từ vào máy tại công ty hiện nay chỉ cho phép nhập những nghiệp vụ có định khoản đơn. Đối với những định khoản kép, kế toán viên tại công ty phải chia nghiệp vụ đó ra làm nhiều nghiệp vụ nhỏ hơn. Như vậy là rất mất thời gian. Vậy công ty nên nghiên cứu tìm ra biện pháp có thể nhập được nghiệp vụ có định khoản kép.
- Do công ty là đơn vị xây dựng nên các công trình công công ty thi công là theo hợp đồng kinh tế. Đối với những hợp đồng cải tạo, sửa chữa nâng cấp công trình hoặc có thể xây mới, có giá trị nhỏ, chỉ khi hoàn thành mới quyết
hơn. Nhưng hiện tại công ty mới chỉ có hệ thống mã số cho các công trình. Theo ý kiến em, công ty nên xây dựng hệ thống mã số cho các hợp đồng này và quản lý những công trình này theo mã số hợp đồng.
- Việc áp dụng máy vi tính vào công tác kế toán đã làm giảm nhẹ rất nhiều công sức cho nhân viên kế toán trong công ty. Tuy nhiên, việc sử dụng máy vi tính để làm kế toán không phải là công việc đơn giản. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả hơn nữa, công ty nên tổ chức cử cán bộ đi học thêm về máy vi tính để họ có khả năng khai thác mọi chức năng ưu việt của máy vi tính.
f.Về hệ thống tài khoản công ty sử dụng.
Do trong thành phần giá thành của một công trình xây dựng bao gồm 4 khoản mục chi phí: nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, máy thi công và sản xuất chung. Trong đó chi phí máy thi công gồm chi phí vât liệu cho chạy máy, chi phí nhân công lái máy, chi phí khấu hao máy thi công... Vì vậy, cần phải theo dõi riêng khoản mục chi phí này. Việc theo dõi khoản mục chi phí này có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc xác định tỷ trọng của chúng trong giá thành. Hiện tại, ở công ty chi phí vật liệu cho chạy máy được hạch toán vào TK 621, khoản mục chi phí tiền lương công nhân lái máy được hạch toán vào TK 622 và có những khoản mục chi phí được hạch toán vào TK 627. Vào cuối kỳ hạch toán, kế toán tổng hợp chỉ có thể căn cứ vào các bảng chi tiết và tổng hợp chi phí của từng khoản mục chi phí để tổng hợp chi phí. Như vậy, độ chính xác và hiệu quả về thời gian sẽ thấp. Do đó em thấy công ty nên mở thêm một tài khoản - TK 623 - Chi phí máy thi công, gồm các tài khoản cấp II:
- TK 6231 : Chi phí nhân công điều khiển máy, phản ánh các khoản tiền lương, tiền công, phụ cấp lương, các khoản trích theo lương tính vào chi phí của công nhân điều khiển máy thi công.
- TK 6232 : Chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ dùng cho máy thi công. - TK 6234 : Chi phí khấu hao máy thi công.
- TK 6237 : Chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí thuê ca máy thi công, thuê ngoài sửa chữa máy thi công.
- TK 6238 : Chi phí khác ngoài các khoản chi phí trên, trích trước chi phí sửa chữa máy thi công.
Ta có thể thấy rằng, việc sử dụng TK 623 sẽ làm tăng tính chi tiết của sổ sách kế toán trong công ty. Ta sẽ có sổ kế toán riêng cho TK 623 mà không phải chung với sổ kế toán của TK 621, 622, 627 như trước và quy mô các loại sổ của công ty sẽ bớt cồng kềnh hơn.
Tóm lại, có thể thấy rằng để nâng cao hiệu quả công tác hạch toán chi phí thi công và tính giá thành sản phẩm công trình xây dựng hoàn thành nói riêng và nâng cao hiệu quả toàn bộ hoạt động của công ty nói chung, công ty có rất nhiều biện pháp để sử dụng. Tuy nhiên, để sự thay đổi đem lại tác dụng lớn, công ty cần thực hiện tốt và đồng bộ các biện pháp sao cho biện pháp này có tác động tích cực tới biện pháp kia. Có như vậy công cuộc đổi mới tại công ty mới có tính lâu dài. Đây là nguyên tắc chung cho tất cả các đơn vị kinh tế tham gia kinh doanh trên thị trường.
KẾT LUẬN
Tóm lại, trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh vô cùng gay gắt, quyết liệt, yêu cầu đặt ra đối với mỗi doanh nghiệp là làm thế nào với một khối lượng nguyên vật liệu và tiền vốn nhất định có thể tạo ra sản phẩm có chất lượng cao nhất, hiệu quả nhất. Để có được lợi nhuận phục vụ cho tái sản xuất mở rộng, mỗi doanh nghiệp phải hạ được giá thành sản phẩm thấp hơn giá thành bình quân trên thị trường. Hạ được giá thành nhưng chất lượng phải đảm bảo, mẫu mã phải đẹp và độ thẩm mỹ cao. Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản cũng không nằm ngoài quy luật đó. Không những thế yêu cầu đối với chất lượng và độ thẩm mý của sản phẩm xây dựng còn khắt khe hơn. Để có được những thông tin cần thiết cho các quyết định đầu tư, chủ doanh nghiệp phải căn cứ vào công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm.
Một thực trạng đặt ra là công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cần được không ngừng hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu của quá trình đổi mới đất nước hiện nay.
Xuất phát từ điều đó, em đã chọn đề tài: “HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KIẾN TRÚC TÂY HỒ” với hy vọng đóng góp được chút gì dù rất nhỏ bé vào công cuộc đổi mới của công ty.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của cô giáo cùng các cô chú, anh chị tại phòng kế toán công ty đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...01
PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT...02
1. Lý luận chung về chi phí sản xuất...02
1.1. Nội dung và bản chất kinh tế của chi phí...02
1.2.Phân loại chi phí sản xuất ...02
a. Phân loại yếu tố chi phí...03
b. Phân loại chi phí theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm...03
c. Phân loại chi phí theo cách thức kết chuyển chi phí...04
d. Phân loại chi phí theo quan hệ của chi phí với khối lượng sản phẩm công việc hoàn thành...04
1.3. Giá thành sản phẩm và các loại giá thành...05
1.3.1.Phân loại giá thành...05
a. Giá thành dự toán. b. Giá thành kế hoạch công tác xây lắp. c. Giá thành đấu thầu công tác xây lắp. d. Giá thành hợp đồng công tác xây lắp. e. Giá thành thực tế công tác xây lắp. 1.3.2-Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm...07
1.3.3-Nhiệm vụ của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính gia thành...08
1.3.4 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm...09
1.4. Đối tượng tập hợp và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất...09
1.4.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất...09
1..4.2. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất...10
a. Kế toán tập hợp chi phí NVL trực tiếp...10
d. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung...13
1.4.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuât...15
1.5. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ...16
1.5.1. Các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang...16
a..Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí của nguyên vật liệu chính hoặc nguyên vật liệu trực tiếp...16
b.. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo phương pháp sản lượng hoàn thành tương đương...16
c. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí sản xuất định mức...16
1.5.2. Kỳ tính giá thành sản phẩm xây lắp...17
1.5.3. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm. ...17
a. Phương pháp tính giá thành giản đơn...18
b. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng...18
e. Phương pháp tính giá thành theo định mức...19
phần II: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KIẾN TRÚC TÂY HỒ ...20
2.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty...20
2.2.Chức năng nhiệm vụ và đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty...23
2.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý công ty...23 2.2.2. chức năng nhiệm vụ từng bộ phận...24 a. Ban giám đốc...24 b. Bộ máy quản lý chức năng...25 2.3. Tổ chức bộ máy kế toán...26 a. Bộ máy kế toán...26
b. Chức năng của từng bộ
phận...27
2.4. Hình thức tổ chức kế toán tại Công ty cổ phần Kiến trúc Tây Hồ ...29
a. Nhiệm vụ kế toán thường xuyên. ...29
b. Tổ chức chứng từ tại công ty Kiến trúc Tây Hồ......30
c. Hệ thống tài khoản kế toán...32
d. Hệ thống báo cào tài chính tại công ty Kiến trúc Tây Hồ...34
2.5.Nội dung công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại công ty cổ phần Kiến trúc Tây Hồ...35
2.5.1. Đối tượng và phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty...35
2.5.2. Nội dung kế toán chi phí tại Công ty Cổ phần Kiến trúc Tây Hồ...36
a. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp...36
b. Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp...41
c . Kế toán tập hợp chi phí sử dụng máy thi công...51
d. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung...55
2.5.3. Tổng hợp chi phí sản xuất và kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang...60
2.5.4.Tính giá thành sản phẩm...61
a. Đối tượng tính giá thành:...61
b. Kỳ tính giá thành và phương pháp tính giá thành...62
c. Trình tự tính giá thành...62
Phần III: PHƯƠNG PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KIẾN TRÚC TÂY HỒ 3.1 Nhận xét, đánh giá tình hình tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Kiến trúc Tây Hồ...65
a. Nguyên tắc chung trong hạch toán chi phí xây lắp và tính giá thành sản phẩm.65 b. .Những ưu điểm trong công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm công ty cổ phần Kiến trúc Tây Hồ. ...66
c. Những tồn tại trong công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty công ty cổ phần Kiến trúc Tây Hồ...70
3.2.Những phương hướng và giải pháp hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công ty cổ phần Kiến trúc Tây Hồ...72
b. Đối với chi phí nhân công (công nhân sản xuất tạp vụ, công nhân lái máy,...) công
tác hạch toán cần thêm một số cong việc sau:...73
c. Đối với chi phí sản xuất chung...74
d. Đối với việc lập bảng tổng hợp chi phí cuối kỳ kế toán...75
e.Về phần mềm kế toán công ty sử dụng...75
f.Về hệ thống tài khoản công ty sử dụng...76
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lý thuyết và thực hành Kế Toán Tài chính – NXB Tài Chính 10/2004 2. Hướng dẫn lập chứng từ kế toán, hướng dẫn ghi sổ kế toán-
NXB Tài chính -2004 3. Giáo trình dự toán xây dựng cơ bản – NXB Xây Dựng
4. Định mức kế toán xây dựng – NXB Xây dựng 5. Tạp chí Kế toán
6. Tạp chí Tài chính
7. Tài chính doanh nghiệp – NXB Lao Động.