Tình hình sử dụng tài sản củacông ty

Một phần của tài liệu NH146.doc (Trang 56 - 59)

THỰC TRẠNG VỀ KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ NÔNG THÔN

2.2.1.1. Tình hình sử dụng tài sản củacông ty

Qua số liệu bảng 1 ta thấy tổng tài sản của công ty năm 2004 tăng so với năm 2003 là 3.705.773.760(đồng), tương ứng tỷ lệ tăng 14,41%. Từ đó có thể khẳng định công ty đã có sự gia tăng quy mô tài sản, tuy nhiên để có kết luận về việc phân bổ vốn có hợp lý hay không phải đi sâu phân tích từng khoản mục.

Sở dĩ có sự gia tăng trên là do phần tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn(TSLĐ và ĐTNH), tài sản cố định của công ty năm 2004 đều tăng so với năm 2003. Cụ thể như sau:

==============================================================

TSLĐ và ĐTNH năm 2004 tăng so với năm 2003 là 3.705.773(đồng), tương ứng tỷ lệ tăng 21,50%. Qua đó đánh giá được TSLĐ và ĐTNH đã có sự gia tăng đáng kể và kết quả đó cũng phản ánh việc phân bố vốn ở công ty là chưa phù hợp với doanh nghiệp chuyên sâu về sản xuất sản phẩm như công ty RTD. Nếu đi sâu xem xét từng loại tài sản có thể thấy được TSLĐ và ĐTNH tăng là do sự gia tăng chủ yếu của các khoản phải thu và TSLĐ khác.

Về tài sản lưu động khác, đây là khoản mục có mức tăng lớn nhất, năm 2004 tăng so với năm 2003 là 1.082.057.292(đồng), tương ứng tỷ lệ tăng là195,47%. Sở dĩ có sự tăng vậy là do các khoản tạm ứng chưa được thanh toán, chi phí chờ kết chuyển chưa dược kết chuyển. Vậy tài sản lưu động khác tăng là chưa hợp lý.

Năm 2004 các khoản phải thu tăng so với năm 2003 là 1.679.724.124(đồng), tương ứng tỷ lệ tăng 47,33%. Khoản phải thu tăng khá lớn, điều này cũng dễ hiểu bởi năm 2004 doanh nghiệp tiến hành đẩy mạnh công tác tiêu thụ hàng hoá, tăng doanh thu. Tuy nhiên, các khoản phải thu tăng cao là biểu hiện vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng quá nhiều thể hiện công tác thu hồi nợ của doanh nghiệp đang gặp khó khăn.

Ngoài hai khoản mục trên thì vốn bằng tiền và hàng tồn kho cũng có tỷ lệ tăng đáng kể. Vốn bằng tiền của công ty năm 2004 tăng so với năm 2003 là

38.730.171(đồng), tương ứng tỷ lệ tăng 2,74%. Tỷ lệ tăng này là thấp nhất so với các khoản mục của TSLĐ và ĐTNH. Việc gia tăng vốn bằng tiền chứng tỏ mức độ an toàn ngân quỹ của công ty tăng lên, đảm bảo khả năng toán của công ty. Tuy nhiên, vốn bằng tiền mà vượt quá nhu cầu gây tình trạng ứ đọng vốn, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp thì việc gia tăng vốn bằng tiền là không hợp lý, chứng tỏ doanh nghiệp chưa thực sự phát huy hết hiệu quả của đồng vốn. Nhưng nếu số tiền hiện có phù hợp với nhu cầu về vốn thì vốn bằng tiền tăng là hợp lý.

==============================================================

dụng. Để đánh giá được chính xác và cụ thể hơn, cần đi sâu nghiên cứu chi tiết của hàng tồn kho.

Năm 2004 hàng tồn kho tăng so với năm 2003 là 778.483.473(đồng), tương ứng tỷ lệ tăng 6,99%, đây là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất so với các khoản mục khác của TSLĐ và ĐTNH nó chiếm 66,86% năm 2003, năm 2004 tỷ trọng giảm xuống còn 58,88%, giảm 7,98%. Nếu là do thành phẩm tồn kho quá lớn, như vậy ta có thể đánh giá công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty đang gặp khó khăn, công tác quản lý chưa tốt, doanh nghiệp phải tìm thị trường mới cho công tác tiêu thụ, điều chỉnh giá bán để tăng khối lượng hàng hoá bán ra. Tuy nhiên, hàng tồn kho tăng là

do doanh nghiệp tiến hành sản xuất theo đơn đặt hàng, vì công ty có nhiều mặt hàng với quy trình sản xuất khác nhau nên sản xuất với lượng lớn để đáp ứng nhu cầu thị trường, mặt khác do dịch cúm bùng phát trở lại… thì hàng tồn kho tăng là tốt, doanh nghiệp phải tìm thị trường mới cho công tác tiêu thụ, điều chỉnh giá bán hợp lý để tăng khối lượng hàng hoá bán ra.

Đối với tài sản cố định và đầu tư dài hạn(TSCĐ và ĐTDH) năm 2004 tăng so với năm 2003 là 126.778.700(đồng), tương ứng tỷ lệ tăng 1,40% nhưng tỷ trọng TSCĐ và ĐTDH chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng tài sản. TSCĐ ít cho thấy doanh nghiệp không áp dụng được những công nghệ cao vào sản xuất kinh doanh, điều này sẽ làm cho chi phí biến đổi trên một đơn vị sản phẩm tăng lên, công ty sẽ gặp khó khăn trong việc giảm chi phí hạ giá thành. Năm 2003 chỉ chiếm 35,25%, năm 2004 giảm xuống còn 31,24%, giảm 4,01% đây là một điều không phù hợp bởi công ty sản xuất kinh doanh là chủ yếu. Tuy vậy quy mô TSCĐ và ĐTDH của doanh nghiệp nghiệp có sự tăng đáng kể, sự tăng đó có được là do TSCĐ hữu hình tăng còn TSCĐ giảm nhưng mức tăng của TSCĐ hữu hình lớn hơn mức giảm của TSCĐ vô hình. Như vậy, doanh nghiệp đã có sự đầu tư thêm máy móc thiết bị để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, để sản xuất sản phẩm mới phù hợp với nhu

==============================================================

đó không được thị trường chấp nhận. Đồng thời, công ty cũng tiến hành thanh lý một số tài sản cũ không còn sử dụng nữa hoặc không sử dụng tới. Hy vọng với việc tăng quy mô sản xuất kinh doanh như hiện nay, công ty sẽ không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng lợi nhuận hoạt động kinh doanh.

Chi phí xây dựng cơ bản có xu hướng tăng, năm 2004 chi phí xây dựng cơ bản tăng so với năm 2003 là 312.228.255(đồng) tương ứng tăng 894,57%, mức độ tăng rất lớn.Để có nhận xét chính xác thì cần tiến hành kiểm tra thời hạn, đối chiếu với dự toán để kiểm tra việc chấp hành dự toán ây dựng từ đó có các quyết định thích hợp, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành công trình cho đơn vị.

Nhìn chung, tổng tài sản của công ty đã tăng lên trong đó chủ yếu là do sự tăng của TSCĐ và ĐTNH, TSCĐ và ĐTDH cũng có tăng nhưng không nhiều lắm. Trong TSLĐ và ĐTNH thì hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn nhất ,các khoản phải thu và TSLĐ khác có mức tăng nhanh. Còn TSCĐ hữu hình cũng tăng đáng kể. Như vậy việc quản lý và sử dụng tài sản của doanh nghiệp có nhiều điểm tốt như doanh nghiệp đã quan tâm đến việc đổi mới máy móc thiết bị nhưng còn nhiều biểu hiện chưa tốt như các khoản phải thu tăng, vốn bị chiếm dụng, cơ cấu tài sản như thế là không phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty. Đây là điều đáng quan tâm khi thực hiện việc đánh giá tổng hợp tình hình sản xuất kinh doanh của công ty.

Một phần của tài liệu NH146.doc (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w