IV. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt
5. Thanh toán bằng thẻ thanh toán
Thẻ thanh toán là một phương tiện thanh toán hiện đại, nó gắn liền với kỹ thuật tin học ứng dụng trong ngân hàng. Thẻ thanh toán do ngân hàng phát hành và bán cho khách hàng của mình để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ, thanh toán công nợ và để lĩnh tiền mặt tại ngân hàng đại lý thanh toán hay quầy trả tiền tự động.
Tùy theo mục đích sử dụng khác nhau, thẻ ngân hàng được phân chia thành những loại sau đây:
* Phân loại theo chủ thể phát hành:
- Thẻ do Ngân hàng phát hành: Giúp cho khách hàng sử dụng linh hoạt tài khoản của mình. Ví dụ: VISA, Master Card,....
- Thẻ do các tổ chức phi ngân hàng phát hành:
Ví dụ: Thẻ du lịch, American Express,Diners Club,... * Phân loại theo tính chất nghiệp vụ:
- Thẻ ghi nợ (thẻ loại A): Là loại thẻ không phải lưu ký tiền vào tài khoản riêng ở ngân hàng, áp dụng với khách hàng có quan hệ tín dụng, thanh toán thường xuyên, có tín nhiệm với ngân hàng và do ngân hàng phát hành.
- Thẻ ký qũy thanh toán (thẻ loại B): Là loại thẻ áp dụng cho mọi đối tượng khách hàng. Muốn sử dụng loại thẻ này thì khách hàng phải lưu ký một khoản tiền gửi vào tài khoản riêng ở ngân hàng (số tiền này chính là hạn mức thẻ). Khách hàng chỉ được sử dụng thanh toán trong phạm vi lưu ký.
- Thẻ tín dụng: Áp dụng cho khách hàng có đủ điều kiện được ngân hàng đồng ý cho vay. Số tiền vay chính là hạn mức thẻ. Ngân hàng phát hành thẻ có trách nhiệm thanh toán ngay số tiền trên biên lai do ngân hàng đại lý chuyển đến.
* Phân loại theo công nghệ sản xuất:
- Thẻ từ: Được sản xuất dựa trên kỹ thuật thư tín, với hai băng từ chứa thông tin ở mặt sau của thẻ.
- Thẻ thông minh: Dựa trên kỹ thuật vi tính xử lý tin học, nhờ thẻ được gắn thêm một chíp điện tử, có cấu trúc như một máy vi tính hoàn hảo.
Ngoài ra tùy thuộc vào mục đích sử dụng, và đối tượng sử dụng người ta còn có các cách phân loại khác.
Nội dung thanh toán bằng thẻ: - Thủ tục phát hành thẻ:
(1) Khách hàng nộp giấy yêu cầu sử dụng thẻ và tiền mặt vào NHTM.
(2) NHTM phát hành sau khi hạch toán “Có” vào tài khoản thích hợp của khách hàng, tiến hành phát hành thẻ và giao lại cho khách hàng.
Khách hàng NHTM phát hành (2)
- Quy trình thanh toán thẻ: + Thanh toán chuyển khoản:
Trường hợp 1: Cơ sở chấp nhận thẻ có tài khoản tại NHTM phát hành thẻ
(1) Chủ sở hữu thẻ giao thẻ cho cơ sở chấp nhận thanh toán thẻ. (2) Cở sở chấp nhập thẻ truyền thông tin về NHTM phát hành thẻ.
(3) Sau khi hạch toán “Nợ” vào tài khoản thích hợp của chủ sở hữu thẻ và ghi “Có” vào tài khoản Cơ sở chấp nhận thẻ, rồi phản hồi thông tin lại cơ sở chấp nhận thẻ.
(4) Cơ sở chấp nhận thẻ giao lại thẻ và biên lai cho chủ sở hữu thẻ.
Trường hợp 2: Cơ sở chấp nhận thẻ không có tài khoản tại NHTM phát hành thẻ Chủ sở hữu thẻ Cơ sở chấp nhận thẻ NHTM phát hành thẻ (1) (2) (3) (4)
(1) Chủ sở hữu thẻ giao thẻ cho cơ sở chấp nhận thẻ.
(2) Cơ sở chấp nhận thẻ truyền thông tin đến NHTM phát hành thẻ.
(3) Sau khi hạch toán “Nợ” vào tài khoản thích hợp của chủ sở hữu thẻ, phản hồi thông tin lại cơ sở chấp nhận thẻ.
(4) NHTM phát hành thẻ lập lệnh thanh toán liên hàng chuyển sang NHTM thanh toán thẻ.
(5) Cơ sở chấp nhận thẻ giao lại thẻ và biên lai cho khách hàng.
(6) NHTM thanh toán thẻ hạch toán “Có” trên tài khoản Cơ sở chấp nhận thẻ và báo “Có” cho họ.
+ Rút tiền mặt:
Trường hợp 1: Khách hàng có tài khoản tại NHTM (Chủ sở hữu ATM)
Chủ sở hữu thẻ Cơ sở chấp nhận thẻ NHTM phát hành thẻ NHTM thanh toán thẻ (1) (3) (5) (2) (6) (4)
(1) Chủ sở hữu thẻ cắm thẻ vào máy ATM.
(2) NHTM (ATM) giao lại thẻ, tiền mặt và biên lai, sau khi hạch toán “Nợ” tài khoản thích hợp của chủ sở hữu thẻ.
Trường hợp 2: Khách hàng không có tài khoản tại NHTM (chủ sở hữu máy ATM)
(1) Chủ sở hữu thẻ cắm thẻ vào máy ATM của NHTM.
(2) NHTM (ATM) truyền thông tin sang cho NHTM phát hành thẻ.
(3) NHTM phát hành thẻ lập lệnh thanh toán liên hàng sang NHTM (ATM). (4) NHTM (ATM) giao lại thẻ, tiền mặt, biên lai cho khách hàng.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT QUA CHI NHÁNH NHNO & PTNT THĂNG LONG
Chủ sở hữu thẻ NHTM (ATM) NHTM phát hành thẻ (1) (2) (3) (4) Chủ sở hữu thẻ NHTM (ATM) (2) (1)
I.Tổng quan về Chi nhánh NHNo & PTNT Thăng Long
1.Lịch sử hình thành và phát triển của Chi nhánh NHNo & PTNT Thăng Long: (Trước năm 2003 là Sở giao dịch I NHNo & PTNT Việt Nam)
Sở giao dịch I là một bộ phận của Trung tâm điều hành NHNo&PTNT Việt Nam và là một chi nhánh của toàn bộ hệ thống NHNo, có trụ sở tại số 4 đường Phạm Ngọc Thạch, quận Đống Đa - Hà Nội.
Sở giao dịch I NHNo&PTNT được thành lập theo quyết định số 15/TCCB ngày 16/03/1991 của Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam với chức năng chủ yếu là đầu mối để quản lý các ngành nông, lâm, ngư nghiệp và thực hiện thí điểm văn bản, chủ trương của ngành trước khi áp dụng cho toàn hệ thống, trực tiếp thực hiện cho vay trên địa bàn Hà Nội, cho vay đối với các công ty lớn về nông nghiệp như: Tổng công ty rau quả, công ty thức ăn gia súc...Ngày 01/04/1991, SGD I chính thức đi vào hoạt động. Lúc mới hành lập, SGD I chỉ có hai phòng ban: phòng Tín dụng và phòng Kế toán cùng một tổ kho quỹ.
Năm 1992, SGD I được sự ủy nhiệm của TGĐ NHNo đã tiến hành thêm nhiệm vụ mới đó là quản lý vốn, điều hòa vốn, thực hiện quyết toán tài chính cho 23 tỉnh, thành phố phía Bắc (từ Hà Tĩnh trở ra).Trong các năm từ 1992-1994 việc thực hiện tốt nhiệm vụ này của SGD I đã giúp thực hiện tốt cơ chế khoán tài chính, thúc đẩy hoạt động kinh doanh của 23 tỉnh, thành phố phía Bắc. Từ cuối năm 1994, SGD I thực hiện nhiệm vụ điều chỉnh vốn theo lệnh của SGD I và thực hiện kinh doanh tiền tệ trên địa bàn Hà Nội bằng cách huy động tiền nhàn rỗi của dân cư, các tổ chức kinh tế bằng nội tệ, ngoại tệ sau đó cho vay để phát triển sử dụng kinh doanh đối với mọi thành phần kinh tế.
Ngoài ra SGD I còn làm các dịch vụ tư vấn đầu tư, bảo lãnh, thực hiện chiết khấu các thương phiếu, các nghiệp vụ thanh toán, nhận cầm cố, thế chấp tài sản, mua bán kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc đá quý, tài trợ xuất khẩu... và ngày càng khẳng định tầm quan trọng của mình trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam. Ngày 14/4/2003, Sở giao dịch I đổi tên thành NHNo&PTNT Chi nhánh Thăng Long.
GIÁM ĐỐC Phòng thẩm định Phòng tín dụng Phòng KTKTNB Phòng thanh toán QT Phòng hành chính Phòng ngân quỹ Phòng TCCB & ĐT Phòng kế hoạch Phòng kế toán Phòng vi tính Phó giám đốc Chi nhánh Ng. Khuyến Chi nhánh Tây Sơn Chi nhánh P.Đ.Phùng Chi nhánh Chợ Mơ Chi nhánh Định Công
Chi nhánh Trung Yên
Chi nhánh N.Đ.Chiểu Chi nhánh Láng Thượng
Chi nhánh Hàm Long
2. Tình hình hoạt động của Chi nhánh NHNo & PTNT Thăng Long
2.1.Công tác nguồn vốn
- Tình hình thực hiện chỉ tiêu kế hoạch năm 2004:
Bảng 01: Tình hình thực hiện chỉ tiêu năm 2004
TT Chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiện So sánh % 1 Nguồn vốn: -Tỷ VNĐ -Nghìn USD 7522 5628 120,267 8253 7130 75,239 110 2 Dư nợ: -Tỷ VNĐ -Nghìn USD 2645 2100 34,600 3343 2217 71,300 126 3 Trung,dài hạn: -Tỷ VNĐ -Nghìn USD 1046 831 13,635 1128 903 14,222 108 4 Nợ quá hạn <2% 0,73%
(Nguồn: Tài liệu triển khai kinh doanh năm 2005)
Tổng nguồn vốn đạt 8.253 tỷ VND, đạt 111% kế hoạch năm 2004, tăng 23% so với năm 2003, trong đó:
+ Cơ cấu nguồn vốn theo đồng tiền:
Nội tệ : 7.130 tỷ VND, chiếm tỷ trọng 86% tổng nguồn vốn, tăng 23% so với năm 2003.
Ngoại tệ quy đổi theo VND: 1.123 tỷ VND, chiếm tỷ trọng 14% tổng nguồn vốn, tăng 25% so với năm 2003.
+Cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn:
Nguồn vốn không kỳ hạn: 3.797 tỷ VND, chiếm tỷ trọng 46% tổng nguồn vốn, tăng 3% so với năm 2003.
Nguồn vốn có kỳ hạn < 12 tháng: 2.195 tỷ VND, chiếm tỷ trọng 27% tổng nguồn vốn, tăng 80% so với năm 2003.
Nguồn vốn có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên: 2.261 tỷ VND, chiếm tỷ trọng 27% tổng nguồn vốn, tăng 26% so với năm 2003.
+Phân loại theo nguồn vốn:
Tiền gửi dân cư: 993 tỷ VND, chiếm tỷ trọng 12% tổng nguồn vốn, giảm 11% so với năm 2003.
Tiền gửi Tổ chức Kinh tế, Tổ chức Xã hội: 4.227 tỷ VND, chiếm tỷ trọng 51% tổng nguồn vốn, tăng 45% so với năm 2003.
Vốn uỷ thác đầu tư: 1.250 tỷ VND, chiếm tỷ trọng 15% tổng nguồn vốn, tăng 9% so với năm 2003.
Tiền gửi, vay khác: 1.783 tỷ VND, chiếm tỷ trọng 22% tổng nguồn vốn, tăng 16% so năm 2003.
Như vậy Chi nhánh NHNo & PTNT Thăng Long đã thực hiện tốt các chỉ tiêu về nguồn vốn đề ra, để đạt được kết quả trên toàn Chi nhánh đã có sự chuyển biến tích cực trong nhận thức về chủ động tăng trưởng nguồn vốn huy động, bám sát chiến lược huy động vốn để xác định rõ mục tiêu phấn đấu và đề ra giải pháp thực hiện có hiệu quả. Cũng phải kể đến việc mở rộng thị trường, thị phần đã được coi trọng, đặc biệt là mở thêm màng lưới (hiện có 18 điểm giao dịch) để huy động vốn trực tiếp từ dân cư.
2.2.Hoạt động tín dụng
Để mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng, Chi nhánh NHNo & PTNT Thăng Long đã triển khai, quán triệt và hướng dẫn kịp thời các văn bản mới như các Nghị định của Chính phủ, Thông tư hướng dẫn của Ngân hàng nhà nước, các Văn bản của NHNo & PTNT Việt Nam. Chi nhánh đã chú trọng mở rộng mạng lưới kinh doanh, nâng cấp một số chi nhánh cấp II loại V. Từ đó đã đem lại cho Chi nhánh một số kết quả nhất định.
Bảng 02: Thực trạng tín dụng tại Chi nhánh NHNo & PTNT Thăng Long
Đơn vị: Triệu đồng.
Tăng giảm Năm
Chỉ tiêu
2003 2004 Tuyệt đối Tương đối (%) 1.Doanh số cho vay 3787424 9063016 5275592 139.29235 Ngắn hạn 3030256 6740625 3710369 122.44408 Trung hạn 534375 1305277 770902 144.26236 Dài hạn 222793 1017114 794321 356.52871 2.Doanh số thu nợ 2876962 7565394 4688432 162.96468 Ngắn hạn 2614517 5598198 2983681 114.11978 Trung hạn 204589 1113449 908860 444.23698 Dài hạn 57856 853747 795891 1375.6412 3.Tổng dư nợ 1845277 3342899 1497622 81.159739 Ngắn hạn 1094627 2215260 1120633 102.37579 Trung hạn 426042 606652 180610 42.392534 Dài hạn 324608 520987 196379 60.497277 4.Dư nợ quá hạn 32852 24275 -8577 -26.108 Ngắn hạn 23512 17877 -5635 -23.966485
Trung hạn 8640 5943 -2697 -31.215278
Dài hạn 700 455 -245 -35
(Nguồn: Tài liệu triển khai kinh doanh năm 2005)
Trong đó dư nợ DNNN chiếm 49.42% tổng dư nợ, dư nợ DNNQD chiếm 33.08%, dư nợ cho vay hộ sản xuất chiếm 6%, cho vay khác chiếm 11.5%.
Về chất lượng tín dụng: Nợ quá hạn 24.275 triệu đồng, chiếm 0.72% tổng dư nợ. Nguyên nhân là do: Trong năm 2004, theo đề nghị của thanh tra NHNN về tạm ngừng cho vay đối với Công ty Bảo vệ thực vật I nên phát sinh nợ đến hạn chưa kịp trả. Ngoài ra do thay đổi về tổ chức nội bộ cũng như tình hình khó khăn chung của các đơn vị xây dựng về vốn và giá cả.
2.3.Hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ
Hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ của Chi nhánh năm 2004 tăng trưởng mạnh cả về số lượng, chất lượng. Với sự ưu việt, đổi mới và hiện đại khi áp dụng mạng Korebank trong giao dịch, doanh số thanh toán đã tăng vượt mức kế hoạch năm 2004 đề ra.
2.3.1.Thanh toán quốc tế
Bảng 03: Thực trạng thanh toán quốc tế tại Chi nhánh NHNo & PTNT Thăng Long Đơn vị: USD Năm 2003 Năm 2004 Doanh số Số món Số tiền Số món Số tiền Tỷ lệ % đạt so với năm trớc Hàng XK 43 1551176 122 4402461 183.8144092 Hàng NK 764 146512559 941 347502126 137.1824834
Dự án 2 60450000 8 562800000 831.0173697 Trả kiều hối 67 428558 107 603370 40.79074478 Điều chuyển vốn 35 15937121 67 29300444 83.85029517 Tổng số 911 224879414 1245 944608401
(Nguồn: Tài liệu triển khai kinh doanh năm 2005)
Ghi chú: Bảng số liệu bao gồm cả các ngoại tệ khác đã được quy đổi ra USD theo tỷ giá ngày thực tế giao dịch do Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam công bố.
+ Tổng thu về phí dịch vụ TTQT: 3.125.511.497VNĐ Trong đó:
- Thu từ dịch vụ TTQT: 2.185.384.127VNĐ - Thu lãi tiền gửi ký quỹ: 940.127.370VNĐ.
2.3.2.Kinh doanh ngoại tệ
Bảng 04: Thực trạng kinh doanh ngoại tệ tại Chi nhánh NHNo & PTNT TL
Đơn vị: USD
Doanh số Năm 2003 Năm 2004 Tỷ lệ %
Mua vào 116.825.927 251.678.581 215 Bán ra 116.573.635 254.213.729 218
Lãi 1.739.731.443 1.975.982.668 114
(Nguồn: Tài liệu triển khai kinh doanh năm 2005)
Ghi chú: Bảng số liệu trên bao gồm cả các ngoại tệ khác đã được quy đổi ra USD theo tỷ giá ngày lập báo cáo.
Bên cạnh đó còn một số tồn tại làm ảnh hưởng đến nghiệp vụ thanh toán và kinh doanh ngoại tệ: Đó là, dịch vụ Western Union tuy đã triển khai nhưng chưa thật sự được chú trọng và có hiệu quả thấp do chính sách quảng cáo cũng như việc bố trí quầy, bàn giao dịch và các phương tiện khác. Giá bán ngoại tệ của Chi nhánh nói chung còn cao so với giá bán của các NHTM khác trên cùng địa bàn do chưa có cơ chế mạnh dạn khuyến khích kinh doanh các ngoại tệ khác ngoài đồng USD để bù đắp giá. Chi nhánh cũng chưa có một giải pháp thống nhất về việc tăng cường tận dụng lợi thế của cơ chế chi hoa hồng ngoại tệ theo quy định của NHNo & PTNT Việt Nam để thu hút nhiều hơn nguồn ngoại tệ từ khách hàng xuất khẩu.
3.Đánh giá kết quả kinh doanh năm 2004
3.1.Những mặt được
- Triển khai tốt các nội dung đề án cơ cấu lại ngân hàng theo chỉ đạo của NHNoVN:
+ Mạng lưới hoạt động được tăng cường. Năm 2004 đã mở thêm 6 Phòng giao dịch;
+ Thành lập Phòng thẩm định, Tổ nghiệp vụ thẻ;
+ Thành lập Hội đồng tư vấn tín dụng theo mô hình thẩm định mới; + Ban hành Quy định khoán tài chính cho các chi nhánh trực thuộc; Lề lối làm việc; Quản lý chi tiêu; Quyết định về phân quyền phán quyết cho vay đối với các chức danh Phó Giám đốc chi nhánh Thăng Long, Giám đốc các chi nhánh, Trưởng phòng giao dịch trực thuộc;
+ Tích cực cơ cấu lại nợ, lành mạnh hoá tài chính; Năm 2004 đã trích rủi ro 8,5 tỷ và xử lý rủi ro được 22 tỷ.
- Thực hiện và vận dụng đa dạng các hình thức huy động vốn từ các TCKT và dân cư, áp dụng các hình thức trả lãi linh hoạt;
- Việc tiếp thị, thu hút nguồn từ các bộ, ngành, các doanh nghiệp lớn được đặc biệt quan tâm;
- Công tác tiếp thị, quảng cáo, quảng bá thương hiệu được chú trọng; - Sau hơn 1 năm triển khai ứng dụng chương trình giao dịch mới (IPCAS) tại trụ sở và 3 chi nhánh trực thuộc đã thu được hiệu quả trong kinh doanh;
- Cán bộ thường xuyên được đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
3.2.Những mặt chưa được
- Nguồn vốn tuy tăng trưởng nhưng tính ổn định còn chưa cao, nguồn vốn huy động từ dân cư còn thấp.
- Tỷ trọng thu ngoài tín dụng trên tổng thu nhập ròng còn thấp, nguồn thu chủ yếu vẫn từ tín dụng nên rủi ro cao.
- Chất lượng cán bộ chưa đảm bảo cho yêu cầu hội nhập (cả trình độ nhận thức và kinh nghiệm thực tế. Phong cách làm việc, giao dịch còn nhiều bất cập, chưa theo kịp xu thế mới).
- Chưa tranh thủ được sự giúp đỡ tối đa của các ban trung tâm điều hành.
- Chưa cân đối tốt giữa nguồn vốn, sử dụng vốn. Chưa có sự phối kết