Đánh giá nhận xét chung về công ty

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP Công nghệ may - thiết kế thời trang TẠI CTY ĐỨC GIANG (Trang 50)

- Lời mở đầu

4.2.Đánh giá nhận xét chung về công ty

1. 3 Chức năng nhiệm vụ

4.2.Đánh giá nhận xét chung về công ty

4.2.1. Các ưu điểm

Qua thời gian thực tập tại công ty, em nhận thấy công ty có các ưu điểm sau: + Với sự lãnh đạo, chỉ đạo của ban giám đốc. Công ty đã thực hiện tốt kế hoạch sản xuất, tạo uy tín với khách hàng, góp phần đưa công ty ngày càng lớn mạnh.

+ Các phòng ban và các tổ sản xuất kết hợp chặt chẽ nhịp nhàng tạo điều kiện cho hang ra đúng thời gian quy định góp phần nâng cao năng xuất lao động và chất lượng của sản phẩm. Bởi vây mức thu nhập của công nhân tương đối ổn định, tạo điều kiện cho người công nhân yên tâm làm việc.

+ Ban chấp hang công đoàn của công ty cũng quan tâm rất nhiều tới đời sống vật chất cũng như tinh thần của người công nhân.

Công ty có quỹ phúc lợi dung để thăm hỏi động viên công nhân hoặc gia đình công nhân khi gặp ốm đau, khó khăn.

Trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex 2012

4.2.2. Những hạn chế:

- Phòng kỹ thuật:

+ Là nơi chuẩn bị các điều kiện sản xuất cho chuyền như: Làm mẫu sản xuất, may mẫu đối…

+ Là nơi khách hàng thường xuyên đến trao đổi về mẫu mã.

Mà diện tích phòng thì nhỏ nên ảnh hưởng tới công việc của các bộ phận trong phòng.

Môi trường chật hẹp tạo sự khó chịu cho khách hàng khi tới giao dịch. - Tổ sản xuất:

+ Thời gian làm việc của công nhân nhiều dẫn đến mệt mỏi, năng suất lao động không cao.

. + Năng suất lao động chưa cao vì sự có mặt của công nhân không ổn định. Và trên chuyền thường xuyên có một số lượng học sinh ra thực tập.

4.3. Những giải pháp đề xuất:

Trên đây là những vấn đề em thấy trong quá trình thực tập tại công ty. Em xin mạnh dạn đề xuất ý kiến với công ty như sau:

+ Phòng kỹ thuật cần được mở rộng mặt bằng hơn để thuận tiện chuyên nghiệp cho các bộ phận làm việc trong phòng. Tạo sự thoả mái khi khách hàng tới giao dịch . Như vậy sẽ góp phần chuẩn bị mẫu sản xuất một cách chính xác, tăng hiệu quả công việc.

Trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex 2012

+ Cân đối trên chuyền để đảm bảo thời gian làm việc tránh trường hợp không đạt năng suất làm tăng ca.

+Trang bị các thiết bị máy móc cho phân xưởng may như máy cắt chỉ tự động, các thiết bị chuyên dung như cữ, gá nhằm tăng nănh suất lao động

+ Có chính sách đầu tư cho cán bộ, công nhân của công ty đi học nâng cao kiến thức nhằm tạo ra một độ ngũ quản lý giỏi và đội ngũ công nhân có tay nghể cao.

+ Giáo dục ý thúc về chất lượng sản phẩm, ý thức về giảm chi phí giá thành tới từng người lao động.

+Xây dựng kế hoạch sản xuất hợp lý.

+Xây dựng bản quy trình may, thiết kế chuyền, các yêu cầu kĩ thuật đối với từng chi tiết của sản phẩm để công nhân ở giai đoạn hay ở bộ phận nào có thể tự hiểu được. Các tổ trưởng các tổ sản xuất cần bám sát bảng thiết kế chuyền của phòng kỹ thuật đưa xuống, bảng thiết kế chuyền cần phải mang tính thực tế.

+Quản lý công nhân: Trong giờ làm việc muốn ra ngoài phải có sự đồng ý của tổ trưởng hoặc người chịu trách nhiệm, đối với trường hợp công nhân đi muộn không có lý do, không xin phép trước phải có những hình thức kỷ luật khác nhau. Cần có hình thức phạt thích đáng đối với những công nhân vi phạm nội quy của công ty. +Tận dụng thời gian sản xuất: Không để công nhân rảnh rỗi đi lại tự do, nói chuyện trên chuyềnCần bồi dưỡng cho công nhân nâng cao tính kỷ luật và tay nghề sản xuất thông qua các cuộc thi tay nghề trong phân xưởng, công ty giúp công nhân có động lực hơn trong việc rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo.

+Bố trí mặt bằng dây chuyền hợp lý

+Sắp xếp vị trí thiết bị sản xuất phù hợp với quy trình công nghệ giúp tiết kiệm thời gian vận chuyển BTP, thuận tiện cho việc giám sát chất lượng sản phẩm.

+Máy cắt gọt lên được bố trí ngay tại phòng cắt và BTP từ nhà cắt đến chuyền may cần hạn chế tối thiểu việc sửa dư.

+Đầu tư trang thiết bị máy móc: Trang bị thêm máy móc thiết bị cho các phân xưởng sản xuất nhất là các máy chuyên dùng. Đặc biệt thiết bị ở bộ phận là rất yếu kém, thiếu thiết bị trầm trọng.

Trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex 2012

+Công ty nên mở lớp đào tạo, bồi dưỡng tay nghề và nâng cao ý thức làm việc cho cán bộ và công nhân thường xuyên. Đồng thời cần tạo cho công nhân một môi trường làm việc thoải mái, phát huy được hết năng lực của mình, phải có chính sách thưởng phạt rõ ràng để họ tích cực làm việc và chấp hành nội quy nghiêm ngặt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+Tạo tinh thần làm việc cho công nhân

- Thừa nhận những kết quả đạt được (động viên, khích lệ)

- Phê bình một cách xây dựng đối với các kết quả chưa đạt yêu cầu. - Hướng dẫn công viêc một cách rõ ràng và đầy đủ.

- Coi công tác giám sát và kiểm tra như một sự hỗ trợ, không gây áp lực cho công nhân.

- Đưa ra hình thức khen thưởng, kỷ luật chặt chẽ, nghiêm khắc: Khen thưởng kỷ luật là một hình thức khuyến khích, động viên đồng thời là biện pháp ngăn ngừa răn đe mọi người chấp hành đúng kỷ luật và làm việc có hiệu quả hơn.

+Bộ phận như kỹ thuật của chuyền cần kiểm tra chặt chẽ hơn trong quá trình may của công nhân, tránh tình trạng sai hỏng, lỗi nhiều, phải tái sản xuất khi đưa sang KCS kiểm tra.

+Đặt mức khoán sản lượng trên chuyền may: Là biện pháp theo dõi năng suất từng công nhân nhằm thúc đẩy năng suất từng công nhân, thúc đẩy năng suất theo từng giờ, từng ngày đồng thời kiểm tra động viên khen chê kịp thời. Đây là hình thức đã được áp dụng thành công tại nhiều công ty. Mục đích thúc đẩy tâm lý công nhân cố gắng hoàn thành mức sản lượng được giao để về nhà sớm, lương cao hơn … Nâng cao năng suất của chuyền may.

Trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex 2012

PHẦN KẾT LUẬN

Sau quá trình thực tập tốt nghiệp tại công ty may Đức Giang được sự hướng dẫn, chỉ dạy nhiệt tình của nhà trường và quý công ty em đã hiểu thêm về công ty, về cơ cấu tổ chức, cơ cấu điều hành, mô hình sản xuất, quy trình sản xuất. Em đã học hỏi được rất nhiều kiến thức quý báu những kinh nghiệm thực tập bổ ích. Nó không chỉ giúp ích cho em trong quá trình học tập tại nhà trường mà còn là những kinh nghiệm quý báu đối với một kỹ sư ngành may sau khi ra trường. Ngành may là một ngành công nghiệp nhẹ nhưng đã đóng góp một phần lớn cho nền kinh tế nước nhà. Sau khi ra trường em sẽ cố gắng hết sức để đóng góp những hiểu biết kiến thức nhỏ bé của mình để phát triển ngành may nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung.

Em xin chân thành cảm ơn nhà trường và quý công ty đã tạo mọi điều kiện cho chúng em thực tập tốt !

Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Hảo

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP Công nghệ may - thiết kế thời trang TẠI CTY ĐỨC GIANG (Trang 50)