Vẽ đường gấp khúc

Một phần của tài liệu Tài liệu Corel DRAW là gì nhỉ? pdf (Trang 59 - 63)

Muốn kẻ nhiều đường thẳng nối liền thành đường gấp khúc, có lẽ bạn sẽ kẻ từng đoạn một: sau khi kẻ đường thẳng thứ nhất, bạn bấm vào đuôi đường thẳng ấy để kẻ đường thẳng thứ hai và cứ thế tiếp tục. Vì bạn có thể bấm “trật tới trật lui”, không trúng vào đuôi đường thẳng trước, ta nên thao tác như thế này: sau khi bấm vào điểm mút xuất phát, bạn bấm-kép vào các điểm trung gian và cuối cùng bấm vào điểm mút kết thúc (hình 4). Để đóng kín một đường gấp khúc, tạo thành đa giác, bạn cũng đừng mất công nhắm vào đầu mút xuất phát để bấm chọn đầu mút kết thúc. Ta chỉ việc chọn Auto-Close Curve (“tự đóng kín nét vẽ”) trên thanh công cụ

Property Bar là xong ngay. Auto-Close Curve không chỉ đóng kín đường gấp khúc khi đang vẽ mà còn cho phép đóng kín đường gấp khúc hở nào đó có sẵn.

Hình 4

Bạn hãy thử vẽ đường gấp khúc như trên hình 4 nhé.

Bấm kép vào công cụ chọn và gõ phím Delete Dọn sạch màn hình Chọn “bút chì”

Bấm vào chỗ nào đó để xác định điểm mút đầu Bấm kép lần lượt vào các điểm trung gian Bấm vào chỗ mà bạn muốn là điểm mút cuối của

đường gấp khúc

Chọn Auto-Close Curve trên thanh công cụ

Property Bar

Đường gấp khúc được đóng kín (CorelDRAW tạo ra đường thẳng nối điểm mút cuối với điểm mút đầu) Bấm vào ô liệt kê Outline Width trên thanh công cụ

Property Bar và chọn 8.0 pt Chọn cỡ nét dầy 8 point

[Hoàng Ngọc Giao]

Khi cầm “bút chì” trong tay, bạn có thể điều chỉnh ngay đường thẳng hoặc đường gấp khúc đã vẽ rất dễ dàng bằng cách xê dịch các nút của nó.

Ấn Ctrl+Z Làm cho đường gấp khúc trở lại với cỡ nét “dây tóc”, giúp bạn dễ dàng quan sát các nút của nó Trỏ vào một nút, ô vuông tại đó phình lên, thể hiện tình

trạng sẵn sàng di chuyển Kéo nút ấy đến chỗ khác

Muốn tác động mạnh vào đường gấp khúc (thêm hoặc bớt nút, cắt đứt hoặc nối liền,...), bạn cần dùng công cụ chỉnh dạng chuyên nghiệp Shape Tool (nằm dưới công cụ chọn Pick Tool trong hộp công cụ). Sau khi bạn

chọn đối tượng nào đó bằng công cụ chỉnh dạng, để điều chỉnh nút nào, bạn lại phải bấm vào nút ấy để chọn. Nút được chọn có dạng ô vuông với nét đậm đen.

Chọn công cụ chỉnh dạng

Dấu trỏ thay đổi, cho biết bạn đang cầm trong tay công cụ mới

Thử bấm vào nút nào đó để chọn Nút được chọn có dạng ô vuông với nét đậm đen Với công cụ chỉnh dạng, bạn vẫn có thể thực hiện thao tác đơn giản là xê dịch các nút của đối tượng... Kéo lần lượt các nút của đường gấp khúc hiện có để thu

được dáng điệu như hình 1

Hình 1

Nhằm thêm nút vào điểm nào đó của đường gấp khúc, bạn bấm vào điểm ấy. Tại điểm được bấm xuất hiện một dấu sao để đánh dấu. Tiếp theo, bạn bấm vào nút dấu cộng Add Node(s) trên thanh công cụ Property

Bar. Nút mới sẽ xuất hiện tại chỗ đã định.

Chắc bạn đoán ra ngay ý nghĩa của nút dấu trừ Delete Node(s) bên cạnh nút dấu cộng Add Note(s). Vâng, Delete Node(s) dùng để xóa nút nào đó được chọn. Bạn cũng có thể gõ phím Delete để xóa nút đã

chọn, nhanh hơn nhiều. Bấm vào điểm ở giữa đoạn thứ nhất của đường gấp

khúc Dấu sao xuất hiện tại chỗ được bấm Từ đây về sau ta thường nói đến đoạn thứ nhất, đoạn thứ hai,... của đường. Sự “đánh số” phân biệt thứ tự

Bấm vào Add Node(s) trên thanh công cụ

Property Bar

Nút mới xuất hiện tại chỗ đã định (hình 2A)

Kéo nút mới để có kết quả như hình 2B Theo cách tương tự, tạo thêm 3 nút mới trên đoạn thứ

tư của đường gấp khúc (hình 2C)

Lần lượt kéo các nút mới để có kết quả như hình 2D Tạo thêm nút mới trên đoạn thứ tám và thứ mười của

đường gấp khúc (hình 2E) Kéo các nút mới để có kết quả như hình 2F

Hình 2

Muốn cắt đứt đường gấp khúc tại điểm nào đó, bạn cũng bấm vào điểm ấy để làm xuất hiện dấu sao (đánh dấu) rồi chọn Break Curve trên thanh công cụ Property Bar.

Bạn sẽ thấy dường như xuất hiện môt nút mới tại chỗ đã định, giống như khi ta bấm vào Add Node(s) . Thực ra đó là hai nút mới trùng nhau và bạn có thể kéo chúng tách ra để thấy rõ đường gấp khúc đã bị cắt đứt.

Bạn chú ý, khi đường gấp khúc bị cắt đứt, nó bao gồm hai đường con (subpath) nhưng vẫn được CorelDRAW xem là một đối tượng duy nhất. Cắt đứt một đường thành hai không có nghĩa là tạo ra hai đối tượng từ một đối

tượng ban đầu.

phím Shift và bấm lần lượt vào từng nút) rồi bấm vào Joint Two Nodes hoặc Extend Curve To Close

. Trong khi Joint Two Nodes có tác dụng hàn gắn hai nút thành một, chức năng Extend Curve To Close

tạo ra một đoạn thẳng giữa hai nút đã chọn, tạm gọi là bắc cầu giữa hai nút.

Ghi chú

• Tên gọi Extend Curve To Close nghĩa là “nối dài để đóng kín”. Cách gọi như thế thực ra không chính xác. Khi ta bắc cầu giữa hai nút, đường gấp khúc chưa chắc đã đóng kín vì có thể còn hở ở đâu đó. Ngoài ra, không có

gì cấm đoán đối tượng đang xét bao gồm nhiều đường con (rời nhau).

• Bạn nhớ, muốn chọn các nút của đường, ta dùng công cụ chỉnh dạng Shape Tool chứ không phải công cụ chọn Pick Tool (vốn dùng để chọn đối tượng).

• Muốn di chuyển các nút theo phương thẳng đứng hoặc nằm ngang một cách chính xác, bạn đừng quên vai trò của phím “khống chế” Ctrl. Nghĩa là ta cần ấn giữ phím Ctrl khi di chuyển nút.

Ta hãy tiếp tục... vui đùa với “kiến trúc” được dựng lên từ thao tác trước. Bấm vào chỗ nào đó ở mái bên trái của nóc nhà thứ ba

(hình 3A) Dấu sao xuất hiện tại chỗ được bấm

Chọn Break Curve trên thanh công cụ Property Bar

Xuất hiện hai nút mới rời nhau nhưng nằm chồng lên nhau tại chỗ đã định

Kéo nút mới bên trái xuống dưới, sao cho nằm ngang với nút phía trước nó (hình 3B)

Bạn thấy rõ đường gấp khúc đã bị cắt đứt, trở thành một đường hở

Cũng như với các đoạn của đường, ta phân biệt thứ tự trước sau của các nút theo thứ tự tạo lập của chúng lúc vẽ đường.

Chọn hai nút ngang nhau trước chỗ hở (hình 3C), kéo

một trong hai nút xuống dưới một chút (hình 3D) Chọn hai nút và kéo một trong hai nút đã chọn. Nhờ vậybạn di chuyển cùng lúc cả hai nút. Chọn hai nút ở hai bên chỗ hở (hình 3E) và chọn

Extend Curve to Close trên thanh công cụ

Property Bar

Bắc cầu giữa hai nút ở chỗ hở. Đường gấp khúc lại khép kín.

Di chuyển các nút để có kết quả “hoàn chỉnh” như hình 3F (muốn thấy rõ đường nét, bạn có thể bấm vào công

cụ chọn, “buông” công cụ chỉnh dạng) Ghi bản vẽ lên đĩa với tên nào đó (bạn chọn tùy ý)

Hình 3

(Bài 23)

[Hoàng Ngọc Giao]

Ta đã nhào nặn thoải mái đường gấp khúc thô sơ lúc đầu và đạt đến một kết quả “coi được”. Thực ra những gì đã làm chỉ là “chuyện vặt”. Bạn còn có thể tiến xa hơn nhiều nếu làm cho một đoạn nào đó của đường gấp khúc

từ thẳng thành cong. Trước hết, bạn cần biết rõ thế nào là...

Một phần của tài liệu Tài liệu Corel DRAW là gì nhỉ? pdf (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w