Chùa Minh Thị

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tài nguyên du lịch ở huyện tiên lãng phục vụ phát triển du lịch thành phố hải phòng (Trang 29 - 30)

Chùa Minh Thị còn gọi là chùa Minh thuộc xã Toàn Thắng, được xây dựng vào thời nhà Mạc thế kỉ XVI. Chùa được trùng tu xây dựng lại qua nhiều thời kì, vết tích kiến trúc còn lại thuộc thế kỉ XX. Tấm bia ki cổ nhất của chùa được dựng vào năm Sùng Khang thứ 7. Bia ghi việc Thái Hậu họ Vũ hưng công tu tạo lại chùa Minh Thị , cầu quán, chợ xã Cẩm Khê.

Chùa có bố cục kiểu chữ Đinh gồm 3 gian bái đường quay về hướng Tây, 2 gian chuôi vồ. Kết cấu bộ vì nóc mái gian trung tâm kiểu “ trụ chồng – giá chiêng”. Hai vì gỗ gian bên kiểu “cốn cóc- kẻ chuyền” đỡ thanh chồng nóc, gỗ được chạm lọng hình lá guột. Kết cấu trong một vì kèo gỗ gồm 4 cột đá xây giật cấp. Nối 2 cột cái trong mỗi vì kèo là một thanh câu cân bằng loại gỗ tốt gia công theo lối “bào trơn - đóng bén”. Tại các gian trung tâm cửa ra vào của ngôi phật điện là 3 bộ cửa gỗ bức bàn quy trên gỗ nghỗng và thềm đá bậc tam cấp.

Nóc lợp mái ta 2 lớp niên đại tu tạo khắc chữ, câu đầu cho biết : Hoàng Bảo Đại năm thứ 11 ngày tốt tức năm 1936 tính theo Dương lịch. Chùa còn giữ nhiều di vật như:

Tượng Adiđà bằng chất liệu đá vôi kích thước xấp xỉ người thật thể hiện trong thế “ bát kiết già trên đài sen” cao 0,83m, đặt dưới hàng tượng tam thế.

Toà sen nơi phật ngồi gồm 2 khối lớn cao 0,20m đường kính 0,75m quanh đài sen có 15 cánh sen.

Tượng Quan Âm Bồ Tát cao 0,42m hình thức giống pho tượng tam thế nhưng lại được bài trí riêng lẻ trên phật điện.

Bảo Tháp “Cửu phẩm liên hoa” bằng đất nung phủ men màu nay chỉ con tầng ở dưới mặt đất, tháp hình tứ giác vuông, 4 măt trổ 9 hình vòm cuốn 4 góc

đắp mái đao cong. Tầng tháp có khắc tên tín chủ đã cúng tiền, công vào chùa các họ như: Họ Chu, Họ Đoàn...

Ngoài ra còn có các bộ tượng : Ngọc Hoàng, Nam Tào Bắc Đẩu, 2 pho tượng Quan Âm Qủa Sơn và Quan Âm Tống Tử, Tượng Mẫu, Tượng Phổ Hiền, Tượng Đức Ông.

Chùa còn duy nhất một ngôi bảo tháp vị hoà thượng Giác Linh- người đã có nhiều năm trụ trì ngôi chùa và một phần thư hộ có công coi giữ đèn nhang ngôi chùa trong suốt thời gian bị hoang phế.

Chùa Minh Thị là chốn phật đường có quy mô lớn là trung tâm tôn giáo của vùng. Chùa Minh Thị được Nhà nước công nhận là di tích văn hoá cấp thành phố năm 2003.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tài nguyên du lịch ở huyện tiên lãng phục vụ phát triển du lịch thành phố hải phòng (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w