Hình 2-3: Định vị bằng GPS

Một phần của tài liệu Công nghệ định vị và ứng dụng android cho mạng địa xã hội (Trang 26 - 27)

khoảng cách từ chúng ta tới một vệ tinh A đo được là 20.000 km. Nếu chỉ biết riêng điều này, chúng ta có thể đang ở bất kỳ một vị trí nào trên mặt cầu khổng lồ có tâm là vệ tinh A, và bán kính là 20.000 km. Tiếp theo, đo khoảng cách tới vệ tinh thứ hai, B, được 21.000 km. Điều này cho biết chúng ta đang ở đâu đó trên đường tròn là giao tuyến của 2 mặt cầu tâm A bán kính 20.000 km và mặt cầu tâm B có bán kính 21.000 km. Nếu biết thêm rằng chúng ta đang ở cách vệ tinh thứ 3, C, một khoảng 22.000 km, thì chúng ta đã có thể xác định được vị trí của mình - 1 trong 2 giao điểm của đường tròn giao tuyến thu được ở trên với mặt cầu tâm C bán kính 22.000 km. Như vậy, với 3 vệ tinh, chúng ta xác định được vị trí của mình là 1 trong 2 điểm trong không gian, và thường 1 trong 2 điểm này sẽ bị loại ngay lập tức bởi đặc điểm của nó (chẳng hạn như nằm lơ lửng ngoài không gian, hay đang chuyển động với một tốc độ siêu lớn…).

b.Định vị bằng Cell ID

Phương pháp định vị bằng GPS có thể hoạt động với độ chính xác rất cao và hoạt động được ở hầu khắp mọi vị trí trên thế giới. Tuy nhiên nó lại tỏ ra yếu kém ở ba điểm: điện thoại hoặc các thiết bị cầm tay bắt buộc phải có gắp chip GPS; với những chip GPS gắn sẵn trong máy như thế này thì khi người dùng ở trong nhà hoặc ở khu dân cư có nhiều nhà cao tầng thì tín hiệu thường không bắt được do bị nhiễu, phải là những chip GPS chuyên dụng, với giá thành rất cao mới có thể bắt được tín hiệu GPS ở những khu vực như vậy; thứ ba là chip GPS hoạt động khá tốn pin và thời gian đáp ứng là chậm do phải thực hiện nhiều tính toán. Để vượt qua những khó khăn này, một phương pháp phổ biến hiện nay là định vị thông qua sóng điện thoại. Ưu điểm của phương pháp này là: nó hoạt động trong nhà, điện thoại không cần phải trang bị thêm gì miễn là có kết nối Internet, thời gian đáp ứng cũng nhanh hơn so với GPS và ít tốn pin hơn. Tuy nhiên, độ chính xác thì lại không được bằng GPS và trong những khu vực dân cư thưa, ít cột thu phát sóng điện thoại như vùng ngoại ô thì độ chính xác của phương pháp định vị này là kém hơn nhiều so với định vị dựa trên GPS. Nguyên lý hoạt động của phương pháp này khá đơn giản. Mỗi một chiếc điện thoại khi được bật lên, nó sẽ dò sóng của nhà mạng di động và chọn cột thu phát sóng nào có thể đáp ứng tốt nhất yêu cầu của nó (thường là cột có sóng mạnh nhất). Mỗi cột thu phát sóng này (cột BTS – Base Transceiver Station) có một ID riêng, gọi là cellID, các ID này không giống nhau, vì vậy, nếu như ta biết vị trí của các cột BTS, ta hoàn toàn có thể ước lượng vị trí của người dùng di động. Trước khi đi sâu vào phân tích làm cách nào để định vị, em xin trình bày cách thức một hệ thống di động hoạt động.

Một phần của tài liệu Công nghệ định vị và ứng dụng android cho mạng địa xã hội (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w