- Hard Reset: Giữ nút Camera + nút Communication (Phía dưới nút volume) bên hông + chọc vào Soft reset Sau đó nhấn nút Send
3- Các nguồn điều khiển (là nguồn xuất hiện khi khối vi xử lý hoạtđộng
tốt và cho lệnh quay về IC nguồn, nguồn điều khiển cung cấp cho khối thu- phát, mạch FM, Camera, Bluetooth v v
*Lệnh duy trì nguồn:
- Lệnh duy trì nguồn xuất phát từ CPU và quay lại IC nguồn
- Lệnh duy trì nguồn sẽ duy trì các nguồn khởi động sau khi ta bỏ tay khỏi công tắc ON/OFF
- Lệnh duy trì nguồn chỉ xuất hiện khi CPU hoạt động và nạp được phần mềm điều khiển từ bộ nhớ Memory
*điều kiện để có được lệnh duy trì nguồn là - CPU hoạt ñộng
- Memory tốt, không hở mạch - Phần mềm trong Memory tốt
Tổng kết khối nguồn:
- Bước 1 : Cấp nguồn V.BAT cho máy
- Bước 2 : Xuất hiện điện áp chờ ở chân PWR-ON ( chân công tắc )
- Bước 3 : Sau khi bấm công tắc ON-OFF IC nguồn cho ra các điện áp khởi động
- Bước 4 : Mạch dao động hoạt động cung cấp 13MHz cho CPU - Bước 5 : CPU hoạt động, khối điều khiển hoạt động .
- Bước 6 : CPU truy cập vào bộ nhớ để lấy ra phần mềm điều khiển máy - Bước 7 : CPU lấy được phần mềm và cho lệnh duy trì nguồn
Ta thấy rằng nếu các bước phía trước mà hỏng thì máy không thể chuyển sang được các bước tiếp theo vì vậy => Khi sửa máy không mở được nguồn => ta cần kiểm tra theo thứ tự :
Bước 1 => Bước 2 => Bước 3 => Bước 4 => Bước 5 => Bước 6 => bước 7
Bài8: Phương pháp kiểm tra và sửa chữa khối nguồn
1. Quá trình mở nguồn của ĐTDD :
- Bạn đầu khi ta lắp Pin, máy có nguồn V.BAT cấp cho IC-UEM, IC-PA và mạch LED_Drive tuy nhiên lúc này máy ăn dòng rất nhỏ ( khoảng 1mA ) - Khi ta bấm công tắc, mạch khởi ñộng sẽ đóng nguồn V.BAT chảy qua các mạch ổn áp
tạo ra các điện áp khởi động cấp cho bộ dao động OSC, CPU và MEMORY - CPU hoạt động và truy cập được phần mềm trong bộ nhớ MEMORY sẽ cho lệnh điều khiển đi theo các đường DATA & CLOCK quay về UEM để
mở ra nguồn điều khiển cấp cho khối thu phát.
Khái niệm về hỏng khối nguồn
* Hỏng khối nguồn là khi máy rơi vào các tình trạng sau : => Máy bị mất nguồn V.BAT
=> Máy bị mất nguồn khởi Động cấp cho khối Vi xử lý
=> Máy bị mất nguồn Điều khiển cấp cho các mạch chức năng (khi CPU đã hoạt động)
Phạm vi sửa chữa khối nguồn:
* Sửa khối nguồn là để cho máy đạt được các mục đích sau : => Máy có nguồn V.BAT khi ta lắp PIN
=> Máy có đủ 3 điện áp khởi động khi ta bấm công tắc mở nguồn . => Máy có nguồn điều khiển sau khi CPU đã hoạt động
Bệnh máy không lên nguồn và nguyên nhân .
- Các máy không lên nguồn thì nguyên nhân do hư hỏng khối nguồn chỉ chiếm khoảng 40%
- 60% còn lại là do CPU hay FLASH, SRAM hoặc bộ dao động OSC hoặc do hỏng phần mềm
Phương pháp kiểm tra khối nguồn bằng đồng hồ vạn năng :
1. Kiểm tra trở kháng V.BAT
- Trở kháng V.BAT là trở kháng đo giữa cực dương và cực âm của tiếp xúc chân Pin
- Khi đo trở kháng V.BAT ta dùng đồng hồ vạn năng để thang x1Ω
- Nếu chiều ño thuận kim lên vài Ω , chiều đo ngược kim không lên là => Trở kháng V.BAT bình thường
mạch trên đường cấp nguồn V.BAT
- Nếu cả hai chiều đo kim lên bằng 0Ω => Máy bị chập nguồn V.BAT, thông thường chập V.BAT là do chập các IC ăn nguồn trực tiếp như PA(70%) hoặc UEM hoặc LED_DRIVE ( chiếm 30%
- Nếu chiều đo thuận kim lên vài Ω, chiều đo ngược kim vẫn lên vài trụcΩ hoặc vài trăm Ω là máy bị dò nguồn V.BAT, trường hợp này máy rất nhanh hết Pin
2. Kiểm tra các điện áp khởi động
điện áp khởi động là các ñiện áp cấp cho khối vi xử lý bao gồm - VKđ1 cấp cho bộ dao ñộng OSC
- VKđ2 cấp cho CPU
- VKđ3 cấp cho CPU và Memory
* đứng trước một máy đt không mở được nguồn, bạn cần xác định được đầy đủ nguyên nhân của nó :
1 - Máy có bị mất nguồn V.BAT không? 2 - Công tắc nguồn có tiếp xúc không? 3 - Máy có bị lỗi phần mềmkhông?
4 - Máy có bị nước vào mất dao động không?
5 - Máy có bị long mối hàn các IC UEM, CPU, FLASH không? 6 - Máy có bị mất một trong số các điện áp khởi động không? 7 - Máy có bị hỏng UEM, CPU hoặc FLASH không ?
* điện thoại di động không mở được nguồn là do một trong các nguyên nhân sau :
1 - Máy không tiếp xúc Pin 2 - Máy bị chập nguồn VBAT
3 - Công tắc mở nguồn không tiếp xúc 4 - IC nguồn bị bong mối hàn
5 - Hỏng IC nguồn
6 - Hỏng bộ dao ñộng OSC hoặc mất Vcc cho bộ dao ñộng OSC 7 - Bong mối hàn CPU hoặc hỏng CPU
8 - Bong mối hàn hoặc hỏng IC nhớ FLASH 9 - Bong mối hàn hoặc hỏng IC nhớ SRAM 10 - Hỏng phần mềm .
Quá trình sửa chữa là quá trình bạn kiểm tra ñể loại trừ dần các nguyên nhân ở trên và cuối cùng tìm ra ñược một nguyên nhân gây bệnh . để làm được việc đó bạn cần nắm chắc được nguyên lý hoạt động của khối nguồn và khối điều khiển, vì máy có lên nguồn hay không là phụ thuộc vào hai khối này .
Bây giờ bạn cần phải đo các điện áp khởi động trên để xác định máy bị hỏng UEM hay CPU hoặc FLASH, điều này tránh cho bạn không "hành xử" oan IC "vô tội" .
Cách đo các điện áp khởi động :
( IC chân gầm) vì vậy bạn phải đo trên ñầu các tụ lọc nguồn .
- Trước hết bạn cần xem sơ đồ nguyên lý để biết trên các đường điện áp khởi động có các tụ lọc tên là gì
Sau đó dựa vào sơ đồ linh kiện để xem vị trí của các tụ lọc trên
- đối chiếu từ sơ đồ linh kiện vào main máy để biết vị trí của tụ lọc, bạn đo vào đầu tụ lọc để biết giá trị , các điện áp này xuất hiện khi bạn bấm công tắc mở nguồn , nếu không biếu chiều âm hay dương thì bạn đo vào cả hai đầu, nhất định sẽ có một đầu đấu vào đường điẹn áp trên
* Với các máy dòng DCT4, WD2 thì bạn cần kiểm tra ba điện áp khởi động là VR3, VCOREvà VIO .
Lưu ý : Khi muốn kiểm tra các điện áp khác trên điện thoại di động, bạn
thực hiện tương tự như trên . 3. Kiểm tra điện áp điều khiển :
- điện áp điều khiển là điện áp cung cấp cho khối thu phát và các mạch như Bluetooth, Camera ...
- điện áp điều khiển xuất hiện sau khi CPU đã hoạt ñộng ( máy đã lên màn hình )
Ví dụ : Khi máy bị mất sóng, bạn cần kiểm tra điện áp cấp nguồn cho IC RF hoặc điện áp cấp cho bộ dao động VCO .
=> Phương pháp đo điện áp điều khiển hoàn toàn tương tự khi bạn đo ñiện áp khởi động, nó chỉ khác về thời điểm xuất hiện mà thôi .
Sau khi bạn đã loại trừ được các nguyên nhân như :
- Loại trừ máy mất nguồn V.BAT bằng cách đã kiểm tra trở kháng V.BAT - Loại trừ công tắc bằng cách đã đo sự tiếp xúc của nó .
- Loại trừ máy bị nước vào bằng sự quan sát hoặc rửa mạch và sấy khô đến bước chạy lại phần mềm, bạn nhận sẽ nhận được các thông báo lỗi
làm cho bạn không thể chạy được phần mềm => điều này chứng tỏ là máy bị hỏng ở các nguyên nhân còn lại như:
- Máy bị long mối hàn các IC UEM, CPU, FLASH - Máy bị mất một trong số các điện áp khởi động - Máy bị hỏng UEM, CPU hoặc FLASH
Kiểm tra khối nguồn bằng đồng hồ đo dòng
Kiểm tra trở kháng V.BAT bằng đồng hồ đo dòng
- Chỉnh đồng hồ ở 4V
- Cấp đúng cực âm, dương cho điện thoại di ñộng ( chú ý : không được đấu ngược )
*Nếu không thấy kim vọt lên là VBAT bình thường
* Nếu đồng hồ kim vọt lên rất cao rồi ngắt điện thì=> máy bị chập đường V.BAT
Kiểm tra xem máy có điện áp khởi động hay không ?
- Khi máy có điện áp khởi động thì nó sẽ có dòng khởi động, dòng khởi động của điện thoại rất nhỏ khoảng 10mA .
* Khi ta bấm công tắc nguồn, nếu kim ñồng hồ nhích lên khoảng 10mA => ta biết rằng, máy đã có điện áp khởi động
Trường hợp đường điện áp khởi động bị chập .
* Nếu đường V.BAT bình thường nhưng máy bị chập đường cấp nguồn khởi động
Ví dụ : Chập chân Vcc cho CPU hoặc Flash, khi đó sẽ có hiện tượng, chưa bấm công tắc thì máy chưa ăn dòng, khi bấm công tắc thì thấy dòng tăng vọt Biểu hiện của khối vi xử lý đã hoạt động, phần mềm tốt
* Khi bấm nút nguồn, máy có dòng khởi động, nếu ta giữ tay khoảng 3 - 5 giây kim ñồng hồ tăng tiếp lên vị trí khoảng 300mA => là chứng tỏ khối vi xử lý đã hoạt động và phần mềm tốt .
Lưu ý : Với máy NOKIA phải đấu cả chân báo Pinvào thì khối vi xử lý mới hoạt động
Khi khối vi xử lý hoạt động thì ta kết luận :
- Có đầy đủ nguồn khởi động cấp cho khối điều khiển - CPU, FLASH tốt , OSC tốt .
- Phần mềm khởi động tốt .