Những khó khăn và hạn chế của của công ty

Một phần của tài liệu Tài liệu Chuyên đề báo cáo: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu tại công ty cơ điện Trần Phú ppt (Trang 43 - 46)

I: Quá trình hình thành và phát triển công ty Cơ Điện Trần Phú

2 Cơ cấu tổ chức của công ty

3.2 Những khó khăn và hạn chế của của công ty

-Khó khăn về thị trường trong và ngoài nước

Trước hết là khó khăn về thị trường trong nước. Khi đã chấp nhận kinh doanh trong cơ chế thị trường, nghĩa là công ty phải chấp nhận một sự cạnh tranh gay gắt, không chỉ đơn thuần là cạnh tranh giữa các đơn vị công ty nhà nước với nhau mà còn là các thành phần kinh tế khác tham gia vào hoạt động ngoại thương. Rõ ràng, công ty không những phải cạnh tranh với các đơn vị xuất xuất nhập khẩu trực tiếp những mặt hàng tương tư mà còn phải cạnh tranh với những doanh nghiệp trong nước sản xuất mặt hàng đó. Chẳng hạn đối với mặt hàng vật liệu điện thì hiện nay ở nước ta có rất nhiều doanh nghiệp đang ngày càng phát triển lớn mạnh. Họ cũng tiến hành các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu đối với mặt hàng này ví dụ như : Tổng công ty điện lực, công ty xuất xuất nhập khẩu vật liệu và kỹ thuật điện..

Trong điều kiện kinh tế xã hội phát triển như hiện nay, số lượng hàng hoá rất nhiều phong phú và đa dạng về chủng loại. Do vậy ít có tình trạng khan hiếm hàng hoá vì ngay lập tức hàng hoá sẽ được sản xuất và các đơn vị kinh doanh xuất xuất nhập khẩu sẽ nhập hàng về lấp đầy những khan hiếm đó. Tuy nhiên, không phải nhu cầu đã hết thì hàng hoá dư thừa trên thị trường mà thực ra nhu cầu vẫn còn nhưng nó chỉ có thể gặp được hàng hoá ở giá thấp hơn giá đang tồn tại trên thị trường. Do đó, nếu công ty nhập hàng về phải bảo đảm bán được với giá thấp hơn giá đang tồn tại trên thị trường. Đây là một vấn đề hết sức nan giải vơi công ty trong thời gian qua, ít nhiều nó cũng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của công ty. Vì vậy, cần có những biện pháp kịp thời để khắc phục tình trạng này.

Thị trường nước ngoại của công ty chủ yếu là các nước lân cận trong khu vực. Trong khi giá cả thị trường nước ngoài có nhiều biến động thì ở thị trường trong nước, giá cả nhiều mặt hàng không có sự biến động thậm chí còn giảm đi do nguồn hàng nhập về nhiều. Vì thế vô hình chung đã làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty.

-Về chính sách của nhà nước

Mặt bằng sản xuất của Công ty đến nay quá chật hẹp không hội đủ các yếu tố cần thiết cho sản xuất,hơn nữa do quy định của Thành Phố Hà Nội không cho các loại xe tải,xe contener ra vào thành phố ban ngày nên việc giao nhận hàng hoá của Công ty gặp rất nhiều khó khăn.

Hiện nay, công tác xuất nhập khẩu của công ty đang gặp phải những khó khăn từ phía nhà nước về quan điểm, phương hướng và chính sách. Quan điểm của nhà nước là: khuyến khích cho hoạt động xuất khẩu để phát huy vai trò hàng hoá Việt Nam trên thị trường quốc tế. Đồng thời, hạn chế hoạt động xuất nhập khẩu, trong đó chỉ cho phép xuất nhập khẩu những hàng hoá có tính chất thiết yếu với hoạt động của nền kinh tế.

Đối với mặt hàng tiêu dùng, xuất nhập khẩu theo hướng hạn chế tiêu dùng chưa thật cần thiết và mặt hàng trong nước đã sản xuất được chẳng hạn vỏ nhựa ,dây điện... là mặt hàng công ty đang kinh doanh cũng sẽ bị hạn chế về số lượng xuất nhập khẩu.

Biểu thuế xuất nhập khẩu: Trong một vài năm gần đây, biểu thuế xuất nhập khẩu rất biến động và nói chung thuế suất cũng như giá tính thuế tối thiểu của một số mặt hàng tăng lên, trong đó có một số mặt hàng mà công ty đang kinh doanh như dây điện vật liệu ,máy móc ..Có thể nói việc tăng thuế dẫn đến tăng giá vốn làm giảm lãi hoặc tăng giá bán

dẫn đến tiêu thụ ít làm hàng hoá của công ty bị tồn đọng. Như vậy, làm cho số lượng hàng xuất nhập khẩu của công ty bị hạn chế lại.

-Chính sách thắt chặt tín dụng của các ngân hàng thương mại

Trong năm 1997 có sự đổ bể của nhiều doanh nghiệp dẫn đến thất thoát vốn lớn của hệ thống ngân hàng thương mại. Vì vậy, chính phủ cũng như ngân hàng nhà nước đã đề ra mộtloạt chính sách chấn chỉnh tín dụng và hạn

chế nhập hàng trả chậm. Cụ thể là : ngân hàng nhà nước đã quy định mức ký quỹ 80% giá trị hợp đồng ngoại thương đối với việc xuất nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng trả chậm dưới 1 năm. Chính vì vậy, các ngân hàng thương mại trong thời gian qua đã có những biện pháp hạn chế cấp tín dụng cho các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp nhập hàng trả chậm như công ty Cơ Điện Trần Phú.

Những khó khăn trên là khó khăn khách quan đối với hoạt động xuất nhập khẩu của công ty. Vì thế, công ty pải có biện pháp khắc phục chứ không thể tự mình xoá bỏ được. Tuy nhiên, cũng như các doanh nghiệp khác, công ty Cơ Điện Trần Phú cũng có những khó khăn riêng những khó khăn mà công ty phải tìm cách giải quyết triệt để nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất xuất nhập khẩu của mình.

Tổng số vốn vay của công ty hiện nay còn chiếm tỷ lệ cao 28,3% trong tổng số vốn kinh doanh, tuy nhiên hiệu quả sử dụng đồng vốn vay còn yếu. Một phần do trả lãi cao, vốn vay ngắn hạn là chủ yếu, chi phí vốn vay nhiều.

Công tác điều tra, nghiên cứu thị trường của công ty còn nhiều hạn chế do thiếu cán bộ vững chắc về nghiệp vụ chuyên môn hoặc chưa đủ kinh nghiệm và nghiệp vụ nên chưa nắm bắt được các đối tác lớn, cũng chưa mở rộng tiếp cận với các thị trường mới mà vẫn chỉ quan hệ với các thị trường truyền thống và các thị trường lân cân.

Số cán bộ, nhân viên không trực tiếp tham gia vào kinh doanh trong công ty còn nhiều. Do vậy, phần nào làm cho hoạt động xuất nhập khẩu thêm phức tạp về thủ tục, đồng thời làm tăng chi phí quản lý hay làm giảm hiệu quả kinh doanh.

Trong các hợp đồng xuất nhập khẩu, hình thức thanh toán chủ yếu là dùng đồng đôla Mỹ. Nếu có sự biến động lớn về đồng đôla sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả kinh doanh của công ty,mặt khác sự biến động về giá cả vật tư,tiền tệ của thị trường trong nước và thị trường quốc tế ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty,hạn chế sức cạnh tranh và khả năng tiêu thụ sản phẩm của Công ty trên thi trường.

Khó khăn lớn nhất của Công ty là sự thiếu hụt về vốn lưu động làm ảnh hưởng không nhỏ đến tính chủ động trong sản xuất kinh doanh.Thêm vào nữa những sản phẩm của Công ty đang chịu sự cạnh tranh gay gắt của hàng ngoại nhập cũng như sản phẩm cùng loại do một số doanh nghiệp khác sản xuất.

* Trên đây, là một số những khó khăn và thuận lợi của công ty trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Chúng có tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh nói chung và hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng của công ty. Công ty cần dựa vào những thuận lợi đó để phát huy thế mạnh của mình, đồng thời vạch ra những giải pháp mang tính chiến lược nhằm giải quyết, khắc phục những khó khăn đó, góp phần hoàn thiện hơn nữa công tác xuất nhập khẩu để nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh doanh.

chương III : giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá của

công ty cơ điện trần phú

Một phần của tài liệu Tài liệu Chuyên đề báo cáo: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu tại công ty cơ điện Trần Phú ppt (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w