III. Quá trình vào-ra và làm việc với tệp 1.Khái niệm
III.2.1 Đọc và ghi lên tệp
Một số vị từ xử lý đọc và ghi lên tệp của Prolog như sau :
Tên vị từ Ý nghĩa
see(File)
Mở tệp File để đọc dữ liệu và xác định File là dòng vào hiện hành. Tệp File phải có từ trước, nếu không, Prolog báo lỗi tệp File không tồn tại.
see(user) Dòng vào hiện hành là bàn phím (chế độ chuẩn). seeing(File) Hợp nhất tệp File với tệp vào hiện hành.
tell(File) Mở tệp File để ghi dữ liệu lên và xác định File là dòng ra hiện hành. Nếu tệp File chưa được tạo ra trước đó, thì tệp File sẽ được tạo ra. Nếu tệp File đã tồn tại, nội dung tệp File sẽ bị xoá để ghi lại từ đầu.
tell(user) Dòng ra hiện hành là màn hình (chế độ chuẩn). telling(File) Hợp nhất tệp File với tệp ra hiện hành.
told Đóng tệp đang ghi lên hiện hành. Dòng vào trở lại chế độ vào chuẩn user.
seen Đóng tệp đang đọc hiện hành. Dòng ra trở lại chế độ ra chuẩn user.
Kỹ thuật lập trình Prolog 165
read(Term)
Đọc từ dòng vào hiện hành một giá trị để khớp với hạng Term. Nếu Term là biến thì được lấy giá trị này và vị từ thoả mãn. Nếu không thể số khớp, vị từ trả về thất bại mà không tiến hành quay lui. Mỗi hạng trong tệp phải kết thúcbởi một dấu chấm và một dấu cách (space) hoặc dấu Enter. Khi thực hiện read mà đang ở vị trí cuối tệp, Term sẽ nhận giá trị end_of_file.
write(Term)
Ghi lên tệp hiện hành giá trị của hạng Term. Nếu Term là biến thì giá trị này được đưa ra theo kiểu của Prolog. Các kiểu giá trị khác nhau đều có thể đưa ra bởi write.
Ví dụ III.1 :
NSD định hướng dòng vào là tệp myexp1.pl : ?- see(‘myexp1.pl'). % Bắt đầu đọc tệp myexp1.pl. Yes
Hoặc :
?- see('C:/My Documents/Gt-Prolog/Example/myexp1.pl'). Yes
Đích see(F) luôn luôn được thoả mãn, trừ trường hợp xảy ra sai sót đối với các tệp dữ liệu. Chú ý tên thư mục và đường dẫn được viết theo kiểu Unix và được đặt trong cặp dấu nháy đơn. Sau khi làm việc trên tệp myexp1.pl, lệnh seen cho phép trở về chế độ chuẩn.
?- seen. Yes
Ví dụ III.2 :
Dùng read để đọc dữ liệu vào bất kỳ từ bàn phím : ?- read(N). | 100. N = 100 Yes ?- read('Your name ?'). | asimo. No ?- read('Your name ?').
| 'Your name ?'. Yes ?- read(asimo). | Your_name. Yes % Đọc và ghi các hạng ?- read(X). | father(tom, mary). X = father(tom, mary) Yes
T = father(tom, mary), write(T). father(tom, mary)
T = father(tom, mary) Yes
Ví dụ III.3
Đọc nội dung trong tệp 'myex1.pl', sau đó quay lại chế độ vào ra chuẩn. ?- see('myex1.pl'), read(T),see(user).
T = del(_G467, [_G467|_G468], _G468) Yes
Trong dãy đích trên, đích read(T) đọc được sự kiện (X, [ X | L ], L ). là nội dung dòng đầu tiên của tệp có nghĩa, sau khi bỏ qua các dòng chú thích (nếu có).
Ta cũng có thể hướng dòng ra lên tệp bằng cách sử dụng đích : ?- tell(‘myex2.pl’).
Dãy đích sau đây gửi thông tin là sự kiện parent(tom, bob). lên tệp myex2.pl, sau đó quay lại chế độ vào ra chuẩn :
tell(myex2.txt'), write('parent(tom, bob).'), tell(user).
Các tệp chỉ có thể truy cập tuần tự. Prolog ghi nhớ vị trí hiện hành của dòng vào để đọc dữ liệu. Mỗi lần đọc hết một đối tượng (luật, hay sự kiện), Prolog dời đầu đọc đến vị trí đầu đối tượng tiếp theo. Khi đọc đến hết tệp, Prolog đưa ra thông báo hết tệp :
?- see('exp.txt'), read(T),see(user). T = end_of_file
Kỹ thuật lập trình Prolog 167
Ví dụ III.4 :
Dùng write để đưa dữ liệu bất kỳ ra màn hình : ?- write(asimo).
asimo Yes
Cách ghi lên tệp cũng theo cơ chế tương tự, dữ liệu được ghi liên tiếp bắt đầu từ vị trí cuối cùng của đối tượng. Prolog không thể quay lui hay ghi đè lên phần đã ghi trước đó.
Prolog chỉ làm việc với các tệp dạng văn bản (text files), nghĩa là chỉ vào ra với các chữ cái chữ số và ký tự điều khiển ASCII.