đây đã chiếm hết thời gian nghỉ ngơi thư giãn của con người. Với những người làm việc trong môi trường căng thẳng, nhiều áp lực thì suy nhược thần kinh là điều khó tránh khỏi
Để giúp mọi người hiểu rõ hơn về căn bệnh suy nhược thần kinh, vào lúc 14h30 ngày 22/5/2014, sẽ có buổi giao lưu trực tuyến chủ đề “CẬP NHẬT HƯỚNG
XỬ TRÍ SUY NHƯỢC THẦN KINH BẰNG THẢO DƯỢC” với sự tham gia tư vấn của GS.TS THẢO DƯỢC” với sự tham gia tư vấn của GS.TS Nguyễn Văn Chương, Chủ nhiệm Bộ môn Nội thần kinh – Bệnh viện Quân y 103. Qúy vị quan tâm có thể theo dõi trực tuyến hoặc đặt câu hỏi giao lưu ngay từ bây giờ TẠI ĐÂY.
Suy nhược thần kinh (neurasthenia) hay kiệt quệ thần kinh (nervous exhaustion, nervous prostration) là tình trạng rối loạn chức năng khi tế bào não làm việc quá căng thẳng, dẫn đến quá tải và suy nhược, ảnh hưởng đến sự phục hồi, nghỉ ngơi của cơ thể. Chứng bệnh này có liên quan chặt chẽ đến trạng thái trầm cảm và rối loạn lo âu.
Theo thống kê, có tới 60-70% số lượt khám bệnh tại các khoa thần kinh và tâm thần bị hội chứng suy nhược thần kinh, với những triệu chứng ít khi người bệnh lưu ý như: đau đầu, mất ngủ, mệt mỏi đầu óc, suy giảm trí nhớ, mất khả năng tập trung, nghi mình có bệnh…
Áp lực công việc dẫn tới căng thẳng thần kinh (Ảnh minh họa)
Nguyên nhân thường gặp nhất của suy nhược thần kinh là làm việc quá sức hoặc căng thẳng về mặt tâm thần. Các nguyên nhân khác bao gồm: thói quen hút thuốc lá, ít vận động và mắc một số bệnh mạn tính. Theo Y học cổ truyền, suy nhược thần kinh gây ra do chức năng của tạng tâm và can mất thăng bằng, trong
đó, chức năng của tạng tâm là “tâm chủ thần”, khi chức năng này bị ảnh hưởng sẽ gây ra các chứng lo âu, mất ngủ, trầm cảm. Ngoài ra, can chủ về tức giận, cáu gắt. Nếu chức năng này của can không được tốt, sẽ làm cho việc sơ tiết của can kém đi, ảnh hưởng nhiều đến hoạt động tinh thần mà xuất hiện các chứng ngủ không yên giấc, nặng thì xuất hiện một số bệnh về tinh thần. Bên cạnh đó, can còn có chức năng “chủ huyết”, là kho dự trữ huyết và điều tiết huyết cho cơ thể. Khi chức năng này kém đi sẽ dẫn đến huyết không được lưu thông tốt và gây đau nhức. Nếu huyết không thu về can khi nghỉ ngơi sẽ xuất hiện triệu chứng bồn chồn khó ngủ. Do đó, hướng điều trị là người bệnh cần có chế độ lao động, dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý, kết hợp với thuốc giúp thăng bằng lại chức năng của tâm can, giúp dưỡng tâm, an thần, sơ can, hành khí, giải uất, bổ huyết, hành huyết…
Trạng thái bị kích thích do suy nhược thần kinh khiến người bệnh trở nên dễ cáu gắt, la hét, quát tháo cho dù những nguyên cớ rất nhỏ nhặt. Người bệnh vẫn ý thức được việc cáu gắt đó là không đúng nhưng không thể kiểm soát bản thân. Thể trạng toàn thân mệt mỏi, mặc dù người bệnh đã cố dành thời gian nghỉ ngơi hoặc tẩm bổ, khí sắc sụt giảm, trí nhớ kém và khó tập trung giải quyết công việc. Nếu không được can thiệp điều trị kịp thời và đúng cách thì suy nhược thần kinh ngày càng trầm trọng, thậm chí có thể dẫn đến những bệnh lý tâm thần khác.
Theo Tây y, nhóm thuốc hay được khuyên dùng để tăng cường tuần hoàn và dinh dưỡng não như các thuốc an thần, thuốc giảm đau (dẫn chất của
paracetamol). Những thuốc này có tác dụng nhanh, nhưng có thể gây độc với gan nếu dùng liều cao và thường xuyên. Hiện nay, xu hướng sử dụng dòng sản phẩm nguồn gốc thảo dược đang được đông đảo bệnh
nhân và bác sĩ tin tưởng sử dụng, bởi ưu điểm không gây tác dụng phụ, rất an toàn, giúp tăng cường lưu thông máu, cải thiện các triệu chứng của suy nhược thần kinh.
Thông qua buổi giao lưu trực tuyến, hy vọng rằng, với thời lượng 2 giờ đồng hồ, chương trình sẽ phần nào giúp cho chất lượng cuộc sống của người bệnh suy nhược thần kinh được cải thiện hơn. Quý vị quan tâm có thể theo dõi trực tuyến và tham gia giao lưu bằng cách đặt câu hỏi ngay từ bây giờ tại địa chỉ trang