ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC TTKDTM TẠI NHCT HBT HNỘ

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài ”Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh Ngân hàng Công Thương khu vực II – Hai Bà Trưng – Hà Nội “ docx (Trang 47 - 49)

1. Kết quả

Nhìn chung, trong thời gian qua công tác TTKDTM tại Chi nhánh NHCT- HBT

đã có những bước phát triển đáng mừng. Hình thức thanh toán đa dạng, phong phú, thái độ phục vụ tốt... đáp ứng được yêu cầu của phần đông các khách hàng là doanh nghiệp, thu hút thêm nhiều khách hàng mới góp phần tăng doanh số TTKDTM. Tuy

nhiên trong công tác TTKDTM vẫn còn gặp một số khó khăn, hạn chế cần khắc

phục.

2. Những hạn chế và nguyên nhân chủ những hạn chế trong hoạt động TTKDTM

tại Chi nhánh NHCT- HBT

Qua tìm hiểu, phân tích tình hình TTKDTM tại NHCT- HBT ta thấy: Tỷ trọng

doanh số TTKDTM chiếm khá cao (khoảng 75%) trong tổng doanh số thanh toán

chung, doanh số TTKDTM luôn có sự tăng trưởng, năm sau cao hơn năm trước. Tuy

nhiên tỷ trọng doanh số TTKDTM của Chi nhánh so với tỷ trọng của một số nước

trong khu vực và trên thế giới là không cao. Các hình thức thanh toán chưa phát huy

hết được những ưu điểm vốn có của nó, có những thể thức như thẻ tín dụng trong

nước không được đưa vào sử dụng, thẻ thanh toán chưa được phát hành, việc sử

dụng các hình thức TTKDTM còn đơn điệu chủ yếu là UNC. Hoạt động thanh toán chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất. Bên cạnh đó trang

là hình thức thẻ thanh toán chưa được triển khai rộng một phần là do máy rút tiền

ATM rất đắt, chưa thể lắp đồng loạt.

* Nguyên nhân của những tồn tại này: + Nguyên nhân khách quan:

- Do mặt bằng xã hội chưa cao về mọi mặt, trình độ dân trí còn thấp làm cho hoạt động TTKDTM bị hạn chế. Trình độ hiểu biết của khách hàng có hạn chế nên việc

tiếp cận và sử dụng các hình thức TTKDTM chưa phát triển.

- Thu nhập của đại bộ phận dân cư còn thấp, các món chi tiêu thường nhỏ nên

người dân vẫn ưa chuộng thanh toán bằng tiền mặt, chưa có thói quen giao dịch qua

ngân hàng.

- Tuy đã có một số văn bản pháp quy về hoạt động NH và công tác TTKDTM

nhưng vẫn còn hạn chế và chưa đồng bộ, không cập nhật chế độ.

+ Nguyên nhân chủ quan:

- SCK và SBC có phạm vi thanh toán còn hạn chế, chỉ áp dụng đối với những

khách hàng có tài khoản ở cùng một NH hoặc giữa các NH khác hệ thống nhưng có

tham gia TTBTrừ trên địa bàn.

SCK ít được sử dụng vì trong trường hợp khách hàng không đảm bảo kảh năng thanh toán ngay, NH chưa cho phép khách hàng chi quá số dư khi tạm thời thiếu

vốn. SBC có thủ tục rườm rà, người mua phải lưu ký một số tiền bằng mệnh giá của

tờ Séc vào một tài khoản riêng, số tiền này không được sử dụng nên vốn bị ứ đọng.

UNT có nhiều hạn chế như thời gian luân chuyển chứng từ lâu, mọi tranh chấp

về chứng từ lâu, và chỉ sử dụng cho các khoản thanh toán có giá trị thấp.

- Kiến thức hiểu biết của các cán bộ ngân hàng về hệ thống thanh toán hiện đại không đồng đều dẫn đến một số ít các bộ ngân hàng chưa nắm bắt kịp với sự biến đổi của công nghệ TTKDTM.

Ngoài ra, Chi nhánh chưa đề ra những chính sách khách hàng phù hợp, chưa có

truyền, quảng cáo thường xuyên sâu rộng các hoạt động ngân hàng cũng như tiện

ích của việc TTKDTM qua ngân hàng tới đại bộ phận dân cư.

CHƯONG III

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài ”Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh Ngân hàng Công Thương khu vực II – Hai Bà Trưng – Hà Nội “ docx (Trang 47 - 49)