Ngân hàng thường mại là một trung gian tài chính quan trên thị trường tài chính với hoạt động cơ bản nhất đó là nhận tiền gửi và tiến hành cho vay nhằm đáp ứng các nhu cầu về vốn trong nền kinh tế. Và chính hoạt động này có tác
động rất lớn đến hoạt động của thị trường chúng khoán, mà cụ thể là giá cả,
cung và cầu của chứng khoán trên thị trường. Bơi lẽ xet cho cùng, mục đích của
bất kỳ nhà đầu tư nào dưới bất kỳ hình thức nào cũng xuất phát từ mục tiêu cuối cùng, đó là mục tiêu lợi nhuận. Việc họ quyết định đầu tư vào lĩnh vực nào là tuỳ thuộc vào những nhận định và dự đoán của họ về khả năng sinh lời, đem lại
thu nhập, và mức đọ rủi ro của nó. Chính vì vậy mà lãi suất tiền gửi và cho vay của các ngân hàng cũng có tác động không nhỏ đến mức cung cầu chứng khoán
trên thị trường và giá của những chứng khoán đó.
Khái niệm lãi suất dùng để chỉ mức lãi suất áp dụng cho cá khoản vay và cho vay giữa cá ngân hàng trên thị trường liên ngân hàng và các khách hàng của
chứng khoán là mức lãi suất qui định sẵn trên mỗi trái phiếu hoặc mức lãi dự
kiến sẽ nhận được vào lúc chia cổ tức của cổ phiếu. Đồng thời, đối với cổ phiếu đó là kỳ vọng tương lai về giá cổ phiếu gia tăng.
Quan hệ giữa lãi suất và lợi suất chứng khoán là mối quan hệ gián tiếp tác động đối với giá của chứng khoán. Nếu lãi suất cao hơn lợi suất chúng khoán thì giá chứng khoán sẽ giảm. Ngược lại, nếu lãi suất thấp hơn lợi suất chứng khoán
thì giá chứng khoán sẽ tăng. Trường hợp lãi suất ngân hàng giữ ở mức thấp hơn
có thể dẫn đến hiện tượng gọi là phi trung gian hàng hoá. Lúc đó mọi người sẽ đổ xô đến rút tiền tuết kiệm và dùng nó để mua chứng khoán. Ngược lại, khi lãi suất ngân hàng cao, điều này sẽ khiến cho hoạt động trên thị trường chứng
khoán giảm sút vì người ta thích gởi tiền vào ngân hàng hơn là mua chứng
khoán.
Thị giá chứng khoán không phải chỉ căn cứ vào số tiền ghi trên chúng khoán mà còn phụ truộc rất nhiều vào mối quan hệ giữa lãi suất tiền gửi tiết
kiệm và tỷ suất lợi tức của chứng khoán. TTCK chỉ có thể hoạt động bình
thường nếu lãi suất tiềm gửi tiết kiệm và tỷ suất lợi tức của chứng khoán cạnh tranh được với nhau và hoà nhập với nhau, giữa người mua và người bán chỉ còn việc lựa chọn khả năng rủi ro và quyết định mạo hiểm. Chẳng hạn, nếu cổ tức
quá bấp bênh và chỉ ở mức tối đa là 30%/năm, trong khi đó lãi suất tiền gửi ngân
hàng kỳ hạn 1 năm là 50%/năm, thì không ai mua cổ phiếu và TTCK sẽ khó vận hành. Ngược lại, nếu lợi tức cổ phần là 30%/ năm và lãi suất ngân hàng là 25%/
năm, thì bắt đầu có sự lựa chọn. Người ưa mạo hiểm và thích lãi suất cao sẽ đầu
tư tiền của mình để mau cổ phiếu, còn người thích an bài sẽ gửi tiền của mình
vào ngân hàng. Xu hướng này sẽ tạo điều kiện để vận hành TTCK.
Một vai trò khác của NHTM đối với cung cầu chứng khoán trên thị trường chứng khoán đó là cung cấp cơ chế giá cho các khoản đầu tư. Thứ nhất,
NHTM sẽ tạo cơ chế giá chứng khoán trên thị trường thứ cấp thông qua các Sở
GDCK. Công ty chứng khoán có vai trò giúp nhà đầu tư đánh giá đúng và chính
xác giá trị khoản đầu tư của mình thông qua trình độ chuyên môn chuyên nghiệp, kinh nghiệm dày dăn, và thông tin chính xác, đầy đủ. Toàn bộ các lệnh
mua bán chứng khoán được tập hợp tại thị trưòng giao dịch tập trugn thông qua
các công ty chứng khoán của NHTM, và trên cơ sở đó giá chứng khoán sẽ được xác định theo quy luật cung cầu. Ngoài ra, thông qua hạot động tự doanh, các
công ty chứng khoán của NHTM còn có một chức năng quan trọng là can thiệp
vào thị trường, góp phần điều chỉnh giá chứng khoán. Thứ hai, NHTM còn tạo cơ chế giá trên thị trường sơ cấp: khi thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán, công ty chứng khoán thực hiện vai trò tạo cơ chế giá chứng khoán
thông qua việc xác định và tư vấn cho tổ chức phát hành mức giá phát hành hợp lý đối với các chứng khoán trong đợt phát hành. Thông thường, mức giá phát
hành thường do các công ty chứng khoán xác định trên cơ sở tiếp xúc, tìm hiểu,
thoả thuận với các nhà đầu tư tiềm năng trong đợt phát hành và tư vấn cho tổ
chức phát hành.