Ứng dụng phương pháp hấp thu

Một phần của tài liệu Báo cáo: Kỹ thuật xử lý chất thải pdf (Trang 57 - 59)

hấp thu

Hấp thu khí SO2: Chất hấp thu có thể sử dụng là nước,

dung dịch soda (Na2CO3), huyền phù CaCO3, amoniac, oxit magiê MgO, oxit kẽm, hỗn hợp muối nóng chảy (LiCO3 –

32%, Na2CO3 – 33%, K2CO3 – 35%), các amin thơm….

Hấp thu khí H2S: Chất hấp thụ có thể sử dụng là Na2CO3 hoặc K2CO3, dung dịch chứa 40–50% photphat Kali

(K3PO4), dung dịch kiềm – Asen, dung dịch sôda – sắt, dung dịch kiềm – hydroquinon, dung dịch etanolamin.

Hấp thu oxit nitơ (NOx): Chất hấp thụ là nước được bổ sung oxi già, dung dịch kiềm… Hấp thụ chọn lọc NO dùng chất hấp thu là dung dịch FeSO4, FeCl2.

Hấp thu HF và SiF4 : Chất hấp thu là nước, dung dịch muối amôn, cacbonat kali…

Hấp thu Cl2 và HCl, Clo được hấp thu bằng dung dịch kiềm.

Hấp thu oxit ccbon (COx) : Hấp thụ bằng

2.2.2. Phương pháp hấp phụ phụ

Quá trình hấp phụ

Hấp phụ là quá trình lôi cuốn khí và hơi từ hỗn hợp khí bởi chất rắn xốp (chất hấp phụ). Hấp phụ được ứng

dụng để loại trừ trừ tạp chất và đặc biệt được ứng dụng hiệu quả trong xử lý khí thải khỏi các tạp chất độc hại cũng như để thu hồi các chất có giá trị. Hấp phụ được chia ra làm hấp phụ vật lý và hấp phụ hoá học.

Đặc tính chất hấp phụ

Chất hấp phụ được sử dụng là chất rắn, xốp có bề mặt riêng lớn. Chất hấp phụ được đặc trưng bởi khả năng hấp phụ của mình, xác định bằng nồng độ chất bị hấp phụ trong một đơn vị khối lượng hoặc một đơn vị thể tích của chất hấp phụ. Khả năng hấp phụ lớn nhất có thể của chất hấp phụ gọi là hoạt tính cân bằng. Trong công nghệ, chất hấp phụ được sử dụng là than hoạt

tính, các khoáng chất như silicat, keo nhôm, zeolid, các nhựa tổng hợp trao đổi ion (anion, cation).

Một phần của tài liệu Báo cáo: Kỹ thuật xử lý chất thải pdf (Trang 57 - 59)