PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNGMỸ NGHỆ

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn “ Một Số Biện Pháp Thúc Đẩy Xuất Khẩu Hàng Thủ Công Mỹ Nghệ ở Công Ty ARTEXPORT” pptx (Trang 38 - 78)

MỸ NGHỆ CỦA CÔNG TY ARTEXPORT

1. Khái quát chung thị trường thế giới về mặt hàng thủ công mỹ nghệ

Từ năm 1991, sau khi liên xô ( cũ) và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu bị đổ vỡ, Việt Nam mất đi một khu vực thị trường rộng lớn ( chiếm 70% kim ngạch xuất khẩu) Việt nam đã thực hiện công cuộc đổi mới về kinh tế, tăng cường quan hệ kinh tế đối ngoại, mở rộng thị trường xuất nhập khẩu. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến tình hình xuất nhập khẩu nói chung và của hàng thủ công mỹ nghệ nói riên, mặt hàng thủ công mỹ nghệ gặp không ít khó khăn cản trở về giá cả, nhu cầu, số lượng vv … chỉ xét tình hình vài năm trở lại đây ( 1995 – 2000) hoạt động xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ có những đặc điểm sau:

1.1 Đặc điểm

-Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ liên quan mật thiết đến số lượng đơn vị sản xuất sản phẩm, đi sâu chiều hướng những năm gần đây kim ngạch xuất khẩu tăng do số lượng các nước tham gia xuất khẩu tăng lên, một số nước thường xuyên đẩy mạnh xuất khẩu và coi đây là mặt hàng có thế mạnh như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Nhật Bản.

Phòng Dép Phòng TCHC Phòng Thêu Phòng gm sPhòng XNK1 Phòng XNK2 Phòng XNK3 Phòng XNK4 Phòng XNK 8, 9, 10, 11 Phòng SMMN Phòng cói Phòng TCKH PhòngX NK7 Phòng XNK6 GI M ĐỐC Phó Giám Đốc Phó giám đốc Phòng XNK5

-Chất lượng mặt hàng thủ công mỹ nghệ : Nhìn chung chất lượng hàng thủ công mỹ nghệ ngày một nâng cao, ngoài những sản phẩm gốm sứ nổi tiếng của Trung Quốc và các nước khác như Việt Nam, Thái Lan, Philipin … vác mặt hàng mỹ nghệ khác đều được ra sức đầu tư tiền của, chất xám để mở rộng những thị trường và lôi cuốn thị hiếu của khách hàng.

-Mặt hàng chạm khắc ngày càng phong phú về màu sắc, hoạ tiết, hoa văn mang tính dân tộc phương đông, tạo sự thu hút khách hàng Châu Âu, bên cạnh đó việc tìm kiếm các vật liệu nguyên liệu bền đẹp phù hợp với thời tiết và độ ẩm của Châu Âu cũng được xúc tiến nhanh đảm bảo chất lượng hàng không bị trả lại.

-Tính hình giá cả : Với mặt hàng thủ công mỹ nghệ, giá cả phụ thuộc rất nhiều vào thẩm mỹ, thị hiếu của khách hàng. Đối với mặt hàng cụ thể như tranh sơn mài, bình phong, lọ lục bình, hàng chạm gỗ … giá cả khác nhau.

Nhìn chung những năm gần đây giá cả của mặt hàng thủ công mỹ nghệ có xu hương giảm nhưng tốc độ giảm chậm do cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt.

1.2 Các nước xuất khẩu và nhập khẩu chính

Các nước nhập khẩu chính

-Các nước SNG : Là một thị trường lớn, có nhu cầu lớn về số lượng mà yêu cầu về phẩm chất lại không đòi hỏi cao như các nước Tây Âu và các nước khu vựa 2. Đây vốn là thị trường nhập khẩu truyền thống của nước ta nói chung và của hàng thủ công mỹ nghệ nói riêng, những năm gần đây Trung Quốc, Malaysia … đã xâm nhập vào thị trường này nhưng còn ở mức độ thăm dò. Nước ta xuất khẩu sang các nước SNG chủ yếu là xuất trả nợ theo nghị định thư giữa hai chính phủ.

-Các nước EU : khác với các nước SNG thì các nước EU không những là một thị trường có nhu cầu lớn về số lượng mà còn đòi hỏi các sản phẩm thủ công mỹ nghệ còn phải có hoa văn đặc sắc, đường nét tinh sảo, mang đạm bản sắc dân tộc.

-Các thị trường khác : ( Trung cận đông, Tây Nam á, Bắc phi, Bắc mỹ, Đông Nam á). So với các thị trường trên thì thị trường này cũng có kim ngạch lớn nhưng đòi hỏi về chất lượng mỹ thuật không phức tạp như các nước Tây Âu, tuy nhiên từng thị trường cụ thể mà có đòi hỏi riêng về mẫu mà sản phẩm.

Các nước xuất khẩu chính

-Việt Nam : Là một nước có truyền thống xuất khẩu những sản phẩm mỹ nghệ lâu đời với cơ cấu mặt hàng rất phong phú, đa dạng, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ côngmỹ nghệ của việt nam ngày càng tăng lên ( trong năm 1998 kim ngạch xuất khẩu của hàng mỹ nghệ trong cả nước là 120 triệu USD, năm 1999 là 140 triệu USD năm 2000 kim ngạch xuất khẩu khoảng 160 triệu USD, kế hoạch năm 2001 là 180 triệu USD ) hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam được khách hàng trên thế giới quan tâm, đặc biệt là từ sau khi nhà nước cho phó các đơn vị sản xuất được phép xuất khẩu trực tiếp.

-Trung quốc : Là một nước xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ lớn và có nhiều tiềm năng, kinh nghiệm sản xuất đã có từng nhiều năm nay, hàng của Trung Quốc được các nước khu vực 2 rất ưa chuộng và nhập với kim ngạch lớn. Khả năng cạnh tranh của Trung Quốc cao vì Trung Quốc có nguồn lao động dồi dào, hơn nữa họ rất cần cù, chịu khó và sáng tạo đó là ưu thế hơn Việt Nam và các nước khác.

-Các nước châu á khác ( Thái lan, Philipin ..) đây cũng là những nước có tiềm năng lớn về mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Họ có mối quan hệ với nhiều nước trên thế giới. Trong những năm gần đây kim ngạch xuất khẩu tăng.

1.3 Khả năng biến động của thị trường thủ công mỹ nghệ trong những năm tới

-Nhu cầu : Do đời sống càng cao, nhu cầu của con người được nâng lên, song song với nó là mặt hàng thủ công mỹ nghệ ngày càng đa dạng, phong phú về chủng loại, sản xuất đơn giản, dễ thay đổi thích ghi với thị hiếu tiêu dùng, điều đó là nhân tố quan trọng mở ra nhiều thị trường tiêu thụ hàng thủ công mỹ nghệ. Hiện nay, trên thế giới nói chung và Công Ty ARTEXPORT nói riêng có một số thị trường.

-Liên Minh Châu Âu ( EU) : đây là một thị trường có thu nhập bình quản cao, dân số 350 triệu người, nền kinh tế ổn định, thị trường thống nhất, đây là một thị trường có sức mua lớn nhưng đòi hỏi chất lượng hàng hoá, uy tín và thị hiếu rất cao.

-Đông Âu và các nước SNG : Trước kia xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ theo nghị định thư, do vậy hàng xấu hay đẹp đều được xuất. Hiện nay với cơ chế thị trường, đặc biệt từ khi khủng hoảng kinh tế, thị trường này giảm mạnh và có nhiều khi mất hẳn. những năm gần đây mặc dù có khôi phục lại thị trường này song chưa đáng kể.

-Thị trường Châu á - Thái Bình Dương : Là một thị trường đông dân số nhất thế giới song thu nhập chưa cao, hầu hết là các nước đang phát triển và tiềm năng. Đây là thị trường tiềm năng khi kinh tế phát triển, mặt khác khu vực này có nền văn hoá, truyền thống rất đậm nét do vậy cần nghiên cứu kỹ về thị hiếu, nét đặc trưng riêng biệt của người á Đông khi xuất khẩu thủ công mỹ nghệ sang khu vực này.

-Cạnh tranh :

+Mặt hàng gốm sứ, chạm khảm, thêu ren, mây tre đan có ở rất nhiều nước, cạnh tranh không chỉ ở trong nước mà cả giữa nước này với nước khác, khối này với khối khác về giá cả mẫu mã, chất lượng, kiểu dáng và phương thức thanh toán … Tuy vậy trong cuộc cạnh tranh này thì hàng thủ công mỹ nghệ của một số nước có uy tín luôn luôn chiếm được ưu thế tuyệt đối và bán với giá cao.

+Trung quốc đứng đầu về đồ gốm sứ : Sản phẩm gốm sứ Trung Quốc luôn chiếm uy tín cao trên thị trường thế giới với những sản phẩm nổi tiếng của Giang Tây, Thượng Hải nhất là về chất lượng, sản phẩm của họ có uy tín cao trên thị trường Quốc Tế.

+Về hàng gốm sư, sơn mài chạm khảm … tại thị trường SNG thì Việt Nam vẫn giữ ưu thế là bạn hàng quen thuộc mặc dù chưa có động lực để nâng cao chất lượng và thay đổi mẫu mã.

+Vũ khí cạnh tranh mà các đối thủ sử dụng là giá cả và mẫu mã ngoài việc bán giá hợp lý còn sử dụng các hình thức chiết khấu, giảm giá, tìm ra phương thức thanh toán hợp lý, thuận tiện, thông dụng và có lợi cho cả hai bên mua và bán nhằm khẳng định vị trí của mình trên thị trường quốc tế.

2. Các bước tiến hành hoạt động xuất khẩu của công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ – Hà Nội. công mỹ nghệ – Hà Nội.

2.1 Thu mua tạo nguồn hàng cho xuất khẩu :

-Thu mua tạo nguồn hàng cho xuất khẩu là một hệ thống nghiệp vụ trong kinh doanh, mua bán trao đổi hàng hoá nhằm tạo ra nguồn hàng cho xuất khẩu. Nó bao gồm các khâu cơ bản, nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước, xác định mặt hàng dự kiến kinh doanh giao dịch ký kết hợp đồng thu mua học mua gom hàng trôi nổi trên thị trường xúc tiến khai thác nguồn hàng, thanh toán tiền hàng tiếp nhận bảo quản, xuất khi giao hàng …. Phần lớn các nghiệp vụ này làm tăng chi phí lưu thông mà không làm tăng giá trị sử dụng của hàng hoá

-Công tác thu mua tạo nguồn hàng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hàng xuất khẩu và tiến độ giao hàng, đến việc thực hiện hợp đồng xuất khẩu, uy tín của doanh nghiệp và hiệu quả kinh doanh. Do vậy, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần thông qua hệ thống các đại lý thu mua hàng xuất khẩu mà chủ động và ổn định cho việc phát triển kinh doanh.

-công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ khi ký xong hợp đồng công ty thuê các đơn vị thu gom hàng ví dụ ở làng gốm Bát Tràng, công ty có đại diện ở đó, khi thực hiện hợp đồng công ty đưa mẫu để sản xuất, cơ sở đó sẽ tiến hành thu gom hàng để giao cho công ty theo thoả thuận của hợp đồng.

2.2 Các hình thức xuất khẩu chủ yếu

-Phần lý luận tôi đã đề cập đến sáu hình thức xuất khẩu đó là xuất khẩu trực tiếp, xuất khẩu gia công uỷ thác, phương thức mua bán đối lưu, giao dịch thông qua trung gian, tái xuất khẩu.

-Bộ thương mại đã quy định đơn vị nào trực tiếp xuất nhập khẩu thì được cấp giấy phép kinh doanh, các đơn vị chưa có khả năng xuất khẩu thì uỷ thác cho các đơn vị có giây phép kinh doanh xuất nhập khẩu bằng hợp đồng uỷ thác và nộp thuế uỷ thác từ 1 – 1,5% theo giá trị lô hàng thực xuất.

-Công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ xuất khẩu theo hai hình thức chính là xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu uỷ thác, ngoài ra còn có cả tái xuất song chiểm tỉ lệ nhỏ, cơ cấu từng hình thức xuất khẩu được thể hiện như sau:

BẢNG 3: KIM GẠCH XK THEO HÌNH THỨC XUẤT KHẨU TỪ NĂM 1996 – 2000

Chỉ tiêu Năm Tổng Kim ngạch XK KN Giao uỷ Thác KN Xuất khẩu trực tiếp Tỷ suất uỷ thác ( %) Tỷ suất XK trực tiệp / KNXK ( %) 1996 7493 4776 2517 63,74 35,59 1997 10718 7066 3250 65,93 30,32 1998 12096 7038 3888 58,18 32,14 1999 10404 7027 3307 67,54 31,79 2000 11254 7200 4004 63,98 35,58

(Nguồn : Báo cáo xuất khẩu phòng tài chính kế hoạch)

Qua số liệu trên ta thấy hình thức xuất khẩu chủ yếu của ATEXPORT là xuất khẩu uỷ thác và xuất khẩu trực tiếp, ngoài ra còn có tái xuất và một số hình thức khác. Trong đó xuất khẩu uỷ thác chiểm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu, chiếm trên 60%, năm 1999 chiếm 67,54% tổng kim ngạch xuất khảu, do lợi thế của công ty là công ty xuất nhập khẩu và đặc biệt có uy tín vì vậy có nhiều đơn vị chưa đủ khả năng xuất khẩu đã tiến hành xuất khẩu uỷ thác cho Công Ty để xuất khẩu. Bên cạnh đó Công Ty cũng đẩy mạnh xuất khẩu trực tiếp, chiếm trên 30% tổng kim ngạch xuất khẩu. Do xuất khẩu uỷ thác, phí uỷ thác Công Ty lấy từ 1 – 1,5% giá trị lô hàng do vậy thu lợi nhuận không lớn, trong những năm gần đây công ty vẫn duy trì xuất khẩu uỷ thác nhưng đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu trực tiếp. Năm 2000 xuất khẩu trực tiếp chiếm 35,58% tổng kim ngạch xuất khẩu đó là do công ty đã có nhiều cố gắng trong việc tìm kiếm thị trường mới, đa dạng hoá mặt hàng.

2.3 Phương thức thanh toán.

-Do trước kia, các nước ký kết với nhau bằng nghị định thư, thị trường chủ yếu của công ty là Đông Âu và Liên Xô ( cũ) do vậy nhà nước đảm nhiệm việc thanh toán.

-Hiện nay , với cơ chế thị trường việc thanh toán giữa hai nước bằng phương thức ghi sổ, chuyển khoán tín dụng chứng từ, việc thanh toán tiền hàng xuất khẩu sang các nước xã hội chủ nghĩa bằng phương thức ghi sổ, trả chậm hoặc đổi hàng. Đồng ngoại tệ được tính toán giữa các nước với nhau bằng RUP chuyển nhượng với các thị trường khác, doanh nghiệp thường sử dụng phương thức tín dụng chứng từ, thường từ 10-15 ngày sau khi giao hàng, nếu không phát

hiện ra sai sót thì bên nước ngoài sẽ tiến hành thanh toán, đồng thời tiền thanh toán là USD thanh toán bằng hình thức chuyển nhượng giữa hai ngân hàng.

3. Phân tích kết quả xuất khẩu của công ty

Công Ty Xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ là đơn vị thuộc Bộ Thương Mại trước kia hợp đồng được ký kết và doLiên Xô tan rã, làm cho công ty gặp rất nhiều khó khăn, thị trường truyền thống biến động theo chiều hướng xấu, gần như mất hẳn, chỉ còn lại phần tham gia trả nợ nghị định thư của Nhà Nước với số lượng nhỏ, hiệu quả kinh tế thấp, nhiều trở ngoại trong giao dịch, ký kết, tuy nhiên với chính sách mở cửa của Đảng và Nhà Nước cùng với việc Mỹ bỏ lệnh cấm vạn với Việt Nam ( 3/2/1994) và Việt Nam gia nhập khối ASEAN thị trường ngoài nước được mở rộng, việt nam đã có quan hệ buôn bán với trên 40 nước, Công ty đã giữ vững và tăng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2000, năm cuối của kế hoạch 5 năm ( 1996-2000) trong khi cơ cấu của nền kinh tế nước ta đang biến đổi, vận động theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước.

BẢNG 4 : KIM NGẠCH XUẤT KHẨU GIAI ĐOẠN 1995 -2000

(Đơn vị : 1000 USD)

Năm Chỉ tiêu

1995 1996 1997 1998 1999 20000

Kim ngạch Xuất khẩu 10566 7493 10718 12096 10404 11254 Tốc độ tăng trưởng (%) - - 29 43 12,86 -13,98 8,17

(Nguồn : Báo cáo xuất khẩu phòng tài chính kế hoạch)

Qua số liệu trên ta thấy, tổng kin ngạch xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng khác nhau, có năm tăng, cũng có năm giảm. Qua đó ta thấy thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tăng giảm thất thường. Trong 5 năm gần đây (1996 – 2000) tốc độ tăng cao nhất là 43% hay 3.225.000 USD đó là năm 1997 so với 1996 ( 1997/1996) song có năm giẳm 29% năm 1996/1995. Để hiểu rõ lý do tại sao có điều đó xẩy ra ta hãy xem chi tiết vào cơ cấu mặt hàng xuất khẩu.

3.1 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu :

Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu là tỷ lệ tương quan giữa các mặt hàng trong toàn bộ kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp, tuy nhiên do công ty có rất

nhiều mặt hàng em chỉ đưa ra một số mặt hàng cơ bản chiểm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu trong vài năm gầy đây :

a. Hàng cói, ngô, dừa, mây :

Mặt hàng về cói, ngô, dừa, mây rất đa dạng và phong phú nhiều kiểu dáng, mẫu mã ví dụ ; làn chiếu, dép, thảm lau chân, rổ, rá các loại hộp đựng … nguyên liệu đầu vào rẻ song mang đậm nét văn hoá á Đông, dồi dào tập trung chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng, đồng bằng Sông Cửu Long, do vậy nhiều làng nghề thủ công sản xuất mặt hàng này và hiện nay giải quyết nhiều công ăn việc làm cho nông nhànKim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này như sau :

BẢNG 5: KIM NGẠCH XUẤT KHẨU HÀNG CÓI, NGÔ, DỪA, MÂY TỪ 1995-2000

( Đơn vị:1000USĐ)

Năm Tổng kim ngạch

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn “ Một Số Biện Pháp Thúc Đẩy Xuất Khẩu Hàng Thủ Công Mỹ Nghệ ở Công Ty ARTEXPORT” pptx (Trang 38 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)