Công ước Vienna Nghị định thư Montreal

Một phần của tài liệu Tài liệu Quản lý khí thải gây hiệu ứng nhà kính ppt (Trang 43 - 49)

IV. BIỆN PHÁP KỸ THUẬT

1. Công ước Vienna Nghị định thư Montreal

Công ước Viên về bảo vệ tầng ôzôn ra đời năm 1985 và Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ôzôn (ODS) được ký kết tháng 9, năm 1987 tại Montreal, Cannada và Đại hội đồng Liên hiệp quốc tuyên bố lấy ngày 16-9 hàng năm là ngày quốc tế bảo vệ tầng ôzôn nhằm kỷ niệm ngày ký kết nghị định thư Montreal.

Tháng 1/1994 Việt Nam chính thức tham gia công ước Vienna Nghị định thư Montreal và một năm sau (1995) Thủ tướng

Chính phủ đã phê duyệt "Chương trình Quốc gia Việt Nam nhằm loại trừ dần các chất làm suy giảm tầng ôzôn - CTQG"

Nội dung:

Hạn chế và cuối cùng chấm dứt hoàn toàn việc sử dụng và sản xuất các hợp chất các-bon của clo và flo

(như nhóm CFC(clorofluorocarbon), HCFC

(hydrochlorofluorocarbon), HFC, Halon, CTC, cũng như các chất hóa học gây suy giảm tầng ôzôn khác như tetraclorit các-bon, các hợp chất của brôm (halon) và methylchloroform để bảo vệ tầng khí quyển có chức

năng lọc ánh sáng mặt trời, ngăn chặn bức xạ tia cực tím có hại chiếu xuống, bảo vệ sự sống trên trái đất.

Tình hình thực hiện công ước Vienna - Nghị định thư Montreal tại Việt Nam:

Việt Nam là nước có lượng tiêu thụ các chất làm suy giảm tầng ôzôn (ODS) thấp, dưới 0,004 kg/người/năm, được xếp vào nhóm các nước được hưởng ưu đãi về hạn định loại trừ và được nhận hỗ trợ không hoàn lại về tài chính của một số tổ chức quốc tế

Việt Nam cũng loại trừ hoàn toàn 500 tấn CFC, 38 tấn halon theo đúng quy định của Nghị định thư Montreal. Đến năm 2009, Việt Nam chỉ còn nhập khẩu 10 tấn R-12. Bắt đầu từ 1-1-2010, toàn bộ các chất nhóm CFC sẽ bị cấm nhập khẩu vào Việt Nam và như vậy, Việt Nam đã thực hiện đầy đủ cam kết quốc tế trong khuôn khổ Nghị định thư Montreal.

Chinh vì vậy, Việt Nam là một trong 60 nước đã nhận được chứng chỉ quốc tế về việc thực hiện đúng quy định đối với các nước thành viên của Nghị định thư Montreal.

2.Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) - Nghị định thư Kyoto

• Tiến trình đàm phán cắt giảm phát thải các loại khí nhà kính bắt đầu từ năm 1991, tại hội nghị của uỷ ban đàm phán quốc tế (INC) ở Mỹ. Đến nay, đã có gần 50 phiên đàm phán về BĐKH và cắt giảm khí nhà kính • Từ khi UNFCCC có hiệu lực các COP, CMP là diến

đàn đàm phán quan trọng nhất về cắt giảm khí nhà kính

• Hai thoả thuận quan trọng nhất đạt được về cắt giảm phát thải khí nhà kính định lượng cho đến nay là Nghị định thư Kyoto (KP-1997) và thoả thuận Bonn (BA- 2001)

Một phần của tài liệu Tài liệu Quản lý khí thải gây hiệu ứng nhà kính ppt (Trang 43 - 49)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(62 trang)