THỰC TRẠNG VIỆC DẠY HỌC VÀ PHÉP NHÂN, CHIA TRONG NHÀ TRƯỜNG TIỂU HỌC HIỆN NAY

Một phần của tài liệu Tài liệu SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM - ÁP DỤNG DẠY HỌC TÍCH CỰC ĐỂ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG THỰC HÀNH PHÉP NHÂN CHO HỌC SINH LỚP 3 pptx (Trang 68 - 69)

TRONG NHÀ TRƯỜNG TIU HC HIN NAY

Qua việc tìm hiểu sách giáo khoa Toán 3 chương trình Tiểu học 2000, cùng với việc điều tra thăm dò ý kiến đánh giá của các giáo viên đang thực hiện dạy học chương trình Toán 2000, đặc biệt là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy lớp 3, chúng tôi rút ra một số nhận xét như sau:

Nội dung dạy học các phép tính nhân, chia môn Toán lớp 3 tương đối nhiều, đó là: Dạy bảng nhân 6, 7, 8, 9; dạy nhân số có 2, 3, 4, 5 chữ số có một chữ số; dạy gấp một số lên nhiều lần, giảm một số đi nhiều lần, tính giá trị biểu thức, so sánh hai số gấp nhau một số lần, dạy giải toán hợp có liên quan đến việc rút về đơn vị, dạy tính chu vi, diện tích hình vuông, hình chữ nhật. Số lượng bài tập nhiều.Mức độ yêu cầu của các bài toán này hầu hết là các bài tập ở dạng cơ bản, không có yêu cầu nâng cao, không có nhiều bài toán khó như một số sách tham khảo.

Theo ý kiến nhận xét của một số giáo viên đang trực tiếp giảng dạy thì do khối lượng bài tập nhiều mà thời gian một tiết học chỉ có hạn (35 phút) nên học sinh trung bình hoặc sức học chưa được vững không làm hết bài.Những em học sinh khá, giỏi thì làm bài rất nhanh, thừa thời gian do đó giáo viên thường phải nghĩ thêm một số bài nâng cao để cho các em luyện thêm.

Tuy nhiên cũng cần thấy rằng với số lượng và yêu cầu đặt ra cho mỗi bài toán như vậy cũng tạo cơ hội cho người giáo viên và học sinh có đủ thời gian tổ chức hoạt động, nhất là hoạt động độc lập của học sinh. Đồng thời tạo cơ hội cho người giáo viên phát huy khả năng của mình trong dạy học, giáo viên phải đầu tư suy nghĩ để khai thác nội dung bài dạy ở nhiều khía cạnh khác nhau, đưa ra những tình huống khác nhau chứ không nên lệ thuộc vào sách giáo khoa.

Tóm lại cả nội dung và phương pháp rèn kỹ năng thực hiện phép tính nhân, chia ở lớp 3 có những điểm là hợp lý, vừa sức với học sinh, song cũng có những điểm chưa thật sự hợp lý, kiến thức còn “nhẹ” so với trình độ nhận thức của học sinh hiện nay; muốn dạy học tốt giáo viên phải hiểu rõ những điểm này và dựa trên khả năng của học sinh mà xây dựng nội dung, sử dụng phương pháp dạy học sao cho phù hợp.

Sau một thời gian nghiên cứu, tìm hiểu thức trạng việc dạy học và học ở trường Tiểu học, chúng tôi thấy có một vấn đề như sau:

I.VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY CỦA GIÁO VIÊN

1.Những ưu điểm:

Một phần của tài liệu Tài liệu SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM - ÁP DỤNG DẠY HỌC TÍCH CỰC ĐỂ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG THỰC HÀNH PHÉP NHÂN CHO HỌC SINH LỚP 3 pptx (Trang 68 - 69)