II. Tác động của các chính sách vĩ mô đến sự phát triển của các DNVVN
2. Tình hình thiết bị công nghệ
Trình độ thiết bị, công nghệ trong các DNVVN rất lạc hậu. Chỉ trừ một số ít các doanh nghiệp mới thành lập, còn phần lớn sử dụng thiết bị lạc hậu tới 20-50 năm so với các nước trong khu vực. Năng lực công nghệ và kỹ thuật hạn chế, trang bị vốn thấp ( chỉ bằng 3%) mức trang bị kỹ thuật trong các doanh nghiệp công nghiệp lớn. Tỷ lệ đổi mới trang thiết bị thấp. Nếu lấy thành phố Hồ Chí Minh- trung tâm công nghệ cao nhất cả nước làm ví dụ thì tỷ lệ này cũng chỉ là khoảng 10% một năm tính theo vốn đầu tư. Trong khi đó, nhiều sản phẩm công nghệ hiện nay như các sản phẩm điện tử, viễn thông, hóa thực phẩm có chu kỳ sống rất ngắn. Với tốc độ đổi mới máy móc thiết bị như trên thì không tránh khỏi tụt hậu; do đó mà năng suất thấp, giá thành cao, rất
khó cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Có thể thấy tình hình tại thành phố Hồ Chí Minh như sau:
Bảng : Trình độ công nghệ, máy móc thiết bị đang sử dụng tại các DNVVN ở TP Hồ Chí Minh so với trình độ chung của thế giới
Trình độ công nghệ, máy móc, thiết bị (%) Loại doanh nghiệp
Hiện đại Trung bình Quá lạc hậu, lạc hậu
1. Quốc doanh 11,4 53,1 35,5
2. Ngoài quốc doanh 6,7 27 66,3
-Cổ phần, TNHH 19,4 54,8 25,8
-DNTN 30,0 30,3 50,0
-HTX 16,7 33,3 50,0
-Tổ hợp, cá thể 3,6 22,8 73,6
Tính chung 10 38 52
Nguồn: Báo cáo định hướng chiến lược và khuyến nghị chính sách
phát triển DNVVN đến năm 2010 ở Việt Nam, Trang 22.
Thực trạng trên cũng không có gì đáng ngạc nhiên, bởi vì các DNVVN đươc định nghĩa với tiêu chí vốn tương đối thấp và gặp rất nhiều khó khăn trong việc vay vốn tín dụng trung và dài hạn cần thiết cho việc đầu tư nâng cấp công nghệ. Đặc biệt các doanh DNVVN còn đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận thị trường quốc tế trong lĩnh vực công nghệ, máy móc và thiết bị do thiếu thông tin về thị trường này. Những tồn tại căn bản trong tình hình công nghệ lạc hậu hiện nay ở khu vực DNVVN là :