II. Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức và thực hiện hợp
b) Đối với bộ ngành chủ quản (Bộ giao thông vận tải)
Bộ giao thông vận tải cần tạo ra một hành lang pháp lý lành mạnh thông thoáng để tạo ra môi trường làm ăn bình đẳng cho các doanh nghiệp giao thông vận tải nói chung và Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 8 nói riêng. Và chính sự hoạt động mạnh mẽ của Tổng công ty cũng chính là tiền đề để cho CIRI phát triển hơn nữa. Trong thời gian tới Bộ giao thông vận tải cần có những hỗ trợ về mọi mặt như về tài chính, đào tạo... để Tổng công ty có điều kiện vươn lên trở thành một tập đoàn kinh tế có sức mạnh cạnh tranh cao không chỉ ở trong nước mà còn ở cả ngoài nước. Từ đó các đơn vị thành viên của Tổng công ty trong đó có Công ty quan hệ quốc tế và đầu tư sản xuất (CIRI) sẽ có điều kiện phát triển và nâng cao uy tín của mình trên thị trường quốc tế hơn nữa.
Kết luận
Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá có vai trò hết sức to lớn trong nền kinh tế quốc dân. Bởi nó cho phép tận dụng được tối đa nguồn lực trong nước và tham gia tích cực vào quá trình chuyên môn hoá và phân công lao động quốc tế. Trong đó nhập khẩu mang một ý nghĩa quan trọng riêng. Thông qua hoạt động này chúng ta có thể tiếp cận được công nghệ khoa học kỹ thuật tiên tiến, phát triển hệ thống hạ tầng công nghiệp nâng cao chất lượng hàng hoá, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao tính cạnh tranh của hàng hoá trong nước và thúc đẩy xuất khẩu.Từ đó đẩy nhanh được quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước tiến nhanh tới quá trình hội nhập giữa nước ta với các nước trên khu vực và trên thế giới.
Hoà mình vào xu thế đó, Công ty quan hệ quốc tế và đầu tư sản xuất (CIRI) đã không ngừng cố gắng nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu hàng hoá. Trong thời gian thực tập tại công ty em đã đi sâu vào nghiên cứu công tác tổ chức và thực hiện hợp đồng nhập khẩu bộ linh kiện xe máy của công ty. Với những kiến thức đã được học ở trường cùng với sự nghiên cứu tình hình thực tế, với sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú, anh chị cán bộ công nhân viên trong công ty cùng với sự hướng dẫn chỉ bảo sát sao của thầy giáo BÙI ĐỨC DŨNG. Em đã rút ra được những kết quả những tồn tại và khó khăn từ đó xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm góp một phần nhỏ bé vào việc hoàn thiện công tác tổ chức và thực hiện hợp đồng nhập khẩu của công ty. Tuy nhiên do thời gian có hạn, với vốn kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ đạo, góp ý của các thầy cô giáo các bạn và những người quan tâm đến vấn đề này nhằm hoàn thiện hơn nữa.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của thầy giáo BÙI ĐỨC DŨNG, người đã trực tiếp hướng dẫn em thực hiện tốt đề tài này và cùng toàn thể các cán bộ công nhân viên trong công ty đã tận tình tạo điều kiện và giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập tại công ty để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Hà Nội : Tháng 5 năm 2002. Sinh viên : Đặng Hoàng Nam. Mục lục
Lời nói đầu... 1
Chương I: Lý luận chung về hoạt động nhập khẩu và thực hiện hợp đồng nhập khẩu... ..4
I. Nhập khẩu và vai trò của hoạt động nhập khẩu...4
1. Khái niệm về nhập khẩu...4
2. Các hình thức nhập khẩu...4
3. Vai trò của hoạt động nhập khẩu...5
a) Đối với nền kinh tế quốc dân...5
b) Đối với các doanh nghiệp...6
II. Khái quát chung về hợp đồng xuất nhập khẩu...6
1. Khái niệm...6
2. Điều kiện hiệu lực của hợp đồng xuất nhập khẩu...7
3. Nội dung chủ yếu của hợp đồng xuất nhập khẩu...8
4. Luật điều chỉnh hợp đồng nhập khẩu...15
III. Quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu...17
1. Quy trình thực hiện hợp đồng...17
1.1. Xin giấy phép nhập khẩu...18
1.2. Thuê phương tiện vận tải... ...18
1.3. Mua bảo hiểm... ...19
1.4. Làm thủ tục hải quan...20
1.5. Nhận hàng nhập khẩu...21
1.6. Kiểm tra hàng...22
1.7. Làm thủ tục thanh toán...23
1.8. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại (nếu có)...24
2. ý nghĩa của việc tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu...25
Chương II: Thực trạng của công tác tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu bộ linh kiện xe máy tại Công ty quan hệ quốc tế và đầu tư sản xuất (CIRI)...26
I. Khái quát về công ty...26
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty CIRI...26
2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty. ...27
3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty...27
4. Khái quát tình hình kinh doanh của công ty...29
4.1. Các nguồn lực của công ty...29
4.2. Kết quả hoạt động kinh doanh chung của toàn công ty CIRI...31
4.3. Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty...33
II. Phân tích thực trạng công tác tổ chức và thực hiện hợp đồng nhập khẩu bộ linh kiện xe máy tại CIRI...36
3. Đôn đốc bên bán giao hàng...39
4. Mua bảo hiểm hàng hoá...39
5. Làm thủ tục thanh toán...41
6. Làm thủ tục hải quan...41
7. Nhận hàng...43
8. Kiểm tra hàng nhập khẩu...44
9. Khiếu nại và tiến hành giải quyết khiếu nại...45
III. Những đánh giá chung về công tác tổ chức và thực hiện hợp đồng nhập khẩu bộ linh kiện xe máy của công ty CIRI...46
1. Đánh giá chung về kết quả đạt được. ...46
2. Tình hình thực hiện hợp đồng nhập khẩu...48
3. Những tồn tại và nguyên nhân...49
Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu tại công ty CIRI...53
I. Phương hướng và mục tiêu hoạt động của công ty...53
1. Phương hướng hoạt động của công ty CIRI trong thời gian tới (Cụ thể là giai đoạn 2003-2005)...53
2. Mục tiêu hoạt động của công ty. ...55
II. Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức và thực hiện hợp đồng nhập khẩu bộ linh kiện xe máy tại công ty CIRI...56
1. Đối với công ty...57
a) Hoàn thiện các nghiệp vụ. ...57
b) Tổ chức huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn...64
c) Đào tạo và nâng cao kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương cho cán bộ công nhân viên trong công ty...67
2. Một số kiến nghị...68
a) Đối với nhà nước...68
b) Đối với bộ ngành chủ quản (Bộ giao thông vận tải)...71
Kết luận...72
1- Giáo trình “Kỹ thuật thương mại quốc tế” do TS. Đào Thị Bích Hoà, TS. Doãn Kế Bôn, TS. Nguyễn Thị Mão, TS. Nguyễn Quốc Thịnh biên soạn - Trường Đại học Thương Mại.
2- Giáo trình “Thanh toán quốc tế trong ngoại thương” do PGS. Đinh Xuân Trình- Trường Đại học ngoại thương biên soạn.
3- SYLVIE GRAUMANN: “Hướng dẫn thực hành thương mại quốc tế xuất khẩu - nhập khẩu”, Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh.
4- Trần Quan Linh - Lê Thế Thọ: Kỹ thuật soạn thảo hợp đồng kinh tế, Nhà xuất bản thống kê.
5- PGS.TS Nguyễn Duy Bột: Thương mại quốc tế, Nhà xuất bản Giáo dục và trường Đại học kinh tế quốc dân. 6- Các tạp chí thương mại, ngoại thương 2000-2002.
7- Báo cáo tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh 2000-2002 của Công ty quan hệ quốc tế và đầu tư sản xuất (CIRI).