Thực trạng về các khu kinh tế cửa khẩu vùng Đông Bắc.

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài " Khu kinh tế cửa khẩu và tác động của nó đối với việc phát triển vùng Đông Bắc " doc (Trang 48 - 71)

IV. Thực trạng của các khu kinh tế cửa khẩu vùng Đông Bắc

2.Thực trạng về các khu kinh tế cửa khẩu vùng Đông Bắc.

2.1 Thực trạng các khu kinh tế cửa khẩu vùng Đông Bắc

2.1.1 Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái

Ngày 18/9/1996 Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định 675-TTg cho “áp dụng thí điểm một số chính sách tại khu vực cửa khẩu Móng Cái”. Sau nhiều năm thực hiện, được sự quan tâm giúp đỡ của các Bộ ngành trung ương; Cùng với quyết tâm chỉ đạo triển khai thực hiện của tỉnh Quảng Ninh, nên đã thu được kết quả tích cực trên các lĩnh vực tại địa bàn huyện Hải Ninh (nay là thị xã Móng Cái) cũng như tỉnh Quảng Ninh về các mặt như:

- Về thương mại-xuất nhập khẩu: Đã bước đầu hình thành các khu thương mại dịch vụ, từng bước đáp ứng các nhu cầu phát triển mới: mở rộng chợ Móng Cái, xây dựng mới các phố thương mại, cửa hàng miễn thuế, kho ngoại quan, phát triển các cơ sở dịch vụ (ngân hàng, bưu điện, khách sạn, nhà hàng...). Theo “Báo cáo tổng kết hai năm thực hiện Quyết định 675/TTg của Thủ tướng Chính phủ” của UBND tỉnh Quảng Ninh (ngày 10/3/1999), tổng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu bình quân hàng năm tăng 27%. Trong đó hàng xuất khẩu tăng 34%, hàng nhập khẩu tăng 6%. Hàng chuyển tải, tạm nhập tái xuất, kho ngoại quan tăng 129%. Kim ngạch xuất khẩu lớn gấp 3-4 lần kim ngạch nhập khẩu. Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2002 đạt 248,3 triệu USD, bằng 83% kế hoạch, tăng 6,1% so với năm 2001, trong đó: xuất khẩu địa phương (kim ngạch thực xuất, không tính kim ngạch tạm nhập tái xuất) 56,4 triệu USD, vượt kế hoạch

16% tăng 20%. Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2003 là 264,4 triệu USD, năm 2004 là 279,7 triệu USD. Tốc độ tăng bình quân từ năm 2001-2004 là trên 6%

Số lượng người Trung Quốc sang buôn bán, làm ăn tại chợ Móng Cái và thuê điểm mở cửa hàng buôn bán kinh doanh vẫn được duy trì. Các công ty, các doanh nghiệp tư nhân, các hộ buôn bán nhỏ theo Nghị định 66 tăng bình quân 33% năm. Số lượng các chi nhánh, đại diện của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tại khu vực cửa khẩu Móng Cái cũng tăng nhanh. Hiện nay, đã có hai cửa hàng miễn thuế tại cửa khẩu Bắc Luân và một điểm bán hàng tại cảng Vạn Gia đã được đưa vào hoạt động. Bốn kho ngoại quan và kho chờ xuất.

- Xuất nhập cảnh và du lịch: Từ ngày thành lập cho đến tháng 11/1998, đã có trên 73 nghìn lượt người Trung Quốc vào Quảng Ninh bằng giấy thông hành xuất nhập cảnh. Trong đó chủ yếu là khách du lịch (chiếm 98%) và một số người nhập cảnh với mục đích tìm hiểu kinh doanh. So với thời kỳ 1994-1995, con số này tăng 4,8 lần. Khách du lịch Trung Quốc vào Việt nam nhìn chung thực hiện tốt các quy định của Nhà nước về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú, đi lại, cho đến nay tại địa bàn Móng Cái chưa có trường hợp nào đáng tiếc xảy ra. Thực tế cho thấy khách đi tham quan, du lịch bằng giấy thông hành được quản lý chặt chẽ hơn so với đi bằng hộ chiếu. Số lượng khách lữ hành năm 1997 tăng 37.350 lượt người (195%); năm 1998 so với năm 1997 tăng 3 981 lượt người (8,5%). Doanh thu từ du lịch lữ hành năm 1998 tăng gấp 2 lần năm 1997. Vào năm 2002 tổng số khách du lịch đạt 2,34 triệu lượt khách, tăng 18,9% so với cùng kỳ trong đó: khách quốc tế 921,2 nghìn lượt khách (chiếm 39% tổng số khách) tăng 35,6%; khách lưu trú ước đạt 954,4 ngàn lượt khách, tăng 27,2% so với cùng kỳ trong đó: khách quốc tế 564,5 ngàn lượt khách, tăng 74,1% tổng doanh thu du lịch ước đạt 7 64,1 tỷ đồng, tăng 50,4%. Năm 2003 tổng số khách du lịch đạt 2,78 triệu lượt khách tăng 19% so với năm 2002, năm

2004 tổng số khách du lịch đạt 3,34 triệu lượt khách tăng trên 20% so với năm 2003.

- Thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước: Trên địa bàn khu cửa khẩu Móng Cái hiện có trên 10 dự án được cấp phép với tổng số vốn đầu tư 80 triệu USD. Trong đó có 2 dự án được cấp phép từ trước, và trên 7 dự án được cấp phép sau Quyết định 675-TTg. Bên cạnh đó, hiện còn 2 dự án đã hoàn thành hồ sơ đang chờ cấp phép,trong đó có một dự án xin bổ sung ngành nghề kinh doanh và tăng vốn đầu tư với tổng số vốn dự kiến lên đến 30 triệu USD. Ngoài ra, còn có hàng chục doanh nghiệp trong nước (chủ yếu đó là các doanh nghiệp từ thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội) đang làm thủ tục thuê đất để chuẩn bị kinh doanh.

- Xây dựng cơ sở hạ tầng: Từ khi được áp dụng cơ chế thí điểm bằng nguồn vốn được đầu tư riêng qua ngân sách tỉnh, đến 12/1998 đã tập trung xây dựng 56 dự án phát triển khu vực cửa khẩu Móng Cái với tổng số vốn 201 tỷ đồng. Chủ yếu đầu tư vào các ngành giao thông, điện, cấp thoát nước, và các công trình phúc lợi xã hội khác. Đã đưa vào sử dụng 10 cầu trên quốc lộ 18A (Móng Cái-Tiên Yên), 2 bến cảng, 1 bến xe, 55 km đường bộ: 173 km đường dây cáp 0,4 KV, và 125 trạm biến áp các loại, 83 km đường dây tải 22 KV, cấp điện cho sản xuất kinh doanh và sinh hoạt ở khu vực cửa khẩu. Một nhà máy cấp nuớc công suất 5.400m2/ngày, một hệ thống cấp nước cho cư dân thị xã, một hệ thống thoát nước 24 km, đã được đưa vào sử dụng. Xây dựng mới 60 phòng học cho các trường phổ thông và 1 nhà trẻ (300 cháu), nâng cấp bệnh viện đa khoa; Xây mới 5000 m2 nhà cấp 2- cấp 3 cho các cơ quan chính quyền và các cơ quan quản lý khu cửa khẩu.

- Về mặt xã hội: từ một khu vực nghèo của một huyện miền núi biên giới, với kinh tế nông nghiệp, tự cấp tự túc là chủ yếu, Móng Cái nay đã biến thành một khu vực phát triển mạnh, với cơ cấu kinh tế hoàn toàn thay đổi. Móng Cái đã trở thành một khu đô thị có tốc độ phát triển nhanh,

hạ tầng cơ sở tăng nhiều. Đời sống của dân chúng được cải thiện rõ rệt, nhất là về các điều kiện vật chất: thu nhập bình quân đầu người đã tăng từ 360 USD lên 472 USD vào năm 2002. Tỷ lệ người nghèo giảm từ 17% xuống còn 11%.

Chúng ta có thể khẳng định rằng Móng Cái là một trong những cửa khẩu quốc tế quan trọng nhất trên biên giới phía Bắc Việt Nam trong việc giao lưu với Trung Quốc và các nước khác trong khu vực. Đặc biệt, Móng Cái tiếp giáp với thị xã Đông Hưng là khu kinh tế mở của tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Khu kinh tế này đang được xây dựng thành một thành phố lớn, hiện đại, đa chức năng và được xác định là cửa ngõ để Trung Quốc đi vào thị trường Đông Nam Á.

Móng Cái có hệ thống đường bộ, đường biển giao lưu trong nước và quốc tế thuận lợi. Vùng ven biển có thể xây dựng các cảng nhỏ, (cả cảng du lịch và cảng thương mại) Mũi Ngọc, Thọ Xuân. Đặc biệt cảng Vạn Gia là cảng chuyển tải xuất nhập khẩu giữa hai nước Việt-Trung qua khu vực này.

Móng Cái đã có 1 sân bay nhỏ có thể nâng cấp để phục vụ việc đi lại bằng hàng không. Nhiều công trình hạ tầng quan trọng như hệ thống thông tin viễn thông, lưới điện 110 kv, đường 18A nối với thành phố Hạ Long, cảng biển Vạn Gia, chợ, khách sạn, trung tâm hội chợ triển lãm, công viên.. đã được đầu tư nâng cấp.

Móng Cái có bãi biển Trà Cổ nổi tiếng với bãi cát phẳng, chạy dài 17km. Khu du lịch Trà Cổ, Vĩnh Thực gắn với quần thể du lịch Hạ Long- Bái Tử Long càng tạo ra sức hấp dẫn mạnh mẽ. Trong quy hoạch tổng thể phát triển khu vực Móng Cái được phân thành 3 chức năng: khu thương mại quốc tế, khu du lịch và khu công nghiệp.

Với những lợi thế của mình, Móng Cái là khu vực cửa khẩu giàu tiềm năng. Nhằm đưa Móng Cái thành địa bàn có sức thu hút nhà đầu tư, doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Mặc dù có những mặt tích cực nêu trên thì còn có nhiều tồn tại hạn chế Quyết định 675-TTg và 103-TTg áp dụng vào Móng Cái còn rất hạn hẹp, không đồng bộ, mặt khác Nghị định số 57/CP ngày 31/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ và các Nghị định, thông tư giảm thuế để khuyến khích xuất khẩu và đầu tư thì Quyết định 675-TTg và 103-TTg chính sách ưu đãi không còn nữa nên chưa tạo ra bước phát triển nhanh, mạnh ,vững chắc ở khu vực Móng Cái về các lĩnh vực, đặc biệt về kinh tế và lợi thế của cửa khẩu Móng Cái về thương mại – xuất nhập khẩu, du lcịh, dịch vụ, cảng biển.. chưa được nhiều mặt. Mặt khác, mấy năm qua, Trung Quốc đã tập trung xây dựng khu khai phát Đông Hưng (tiếp giáp với Móng Cái) thành một khu kinh tế cửa khẩu phát triển với cơ chế chính sách ữu đãi đặc biệt là đối tựợng hợp tác cạnh tranh trực tiếp về phát triển kinh tế – xã hội đối với thị xã Móng Cái của ta.

2.1.2. Khu kinh tế cửa khẩu Lạng Sơn

Lạng Sơn có 2 cửa khẩu quốc tế là cửa khẩu đường sắt Đồng Đăng và cửa khẩu đường bộ Hữu Nghị; có 2 cửa khẩu quốc gia là Chi Ma (huyện Lộc Bình), Bình Nghi (huyện Tràng Định), cửa khẩu Tân Thanh và 7 cặp chợ biên giới với Trung Quốc. Lạng Sơn có 10 huyện và 1 thành phố, 266 xã, phường, thị trấn.

Ngày 11/9/1997, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định 748/TTg cho phép áp dụng thí điểm một số cơ chế chính sách mới tại khu vực các cửa khẩu biên giới giữa Lạng Sơn và Trung Quốc. Việc triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng đã được tỉnh xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, nên đã tập trung lực lượng để thực hiện. Sau một thời gian thực hiện, đã đạt được một số kết quả ban đầu:

- Về xuất nhập cảnh (XNC) và du lịch: UBND Tỉnh đã cùng với các ngành hữu quan thống nhất công tác quản lý XNC và hoạt động của người nước ngoài trên địa bàn thông qua các Quyết định số 314 UB QĐ ngày 11/3/1998 của UBND tỉnh về việc ban hành “Qui định tạm thời về XNC tại

khu vực Đồng Đăng, Hữu Nghị, Tân Thanh” và “Qui chế phối hợp tạm thời quản lý khách XNC qua ba cửa khẩu và quản lý hoạt động của người nước ngoài trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn” : Hướng dẫn người Trung Quốc và người nước ngoài khác nhập cảnh và tạm trú tại khu vực thí điểm; cấp giấy phép cho người Trung Quốc vào các địa điểm khác trong tỉnh; Cấp giấy thông hành cho người Việt Nam sang huyện biên giới của Trung Quốc; quản lý người qua lại các cặp chợ tại khu vực cửa khẩu Tân Thanh. Quyết định số 468/UB ngày 18/4/1998 của UBND tỉnh qui định việc thu và sử dụng phụ phí du lịch để đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn; chỉ định Công ty Du lịch- XNC làm đầu mối đưa đón khách bằng thẻ du lịch, vv... Hoạt động du lịch tăng nhanh, bình quân tăng từ 13-18%/năm về lượng khách. Doanh thu du lịch tăng khá, bình quân 15%/năm, lượng khách du lịch năm 2000 đến Lạng Sơn trên 180.00 lượt người, trong đó riêng khách quốc tế đã lên đến hơn 60.000 lượt người. Năm 2004 lượng khách du lịch đến Lạng Sơn ước đạt khoảng 301.800 người đây là một con số đáng khích lệ. Kể từ khi Quyết định số 53/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành vào ngày 19/4/2001 đã tạo đà cho sự phát triển khu kinh tế cửa khẩu Lạng Sơn ngày một mạnh mẽ hơn.

- Về thương mại- xuất nhập khẩu (XNK): Công tác xuất nhập khẩu đã có sự tăng trưởng khá, đến nay đã có hơn 350 doanh nghiệp trong cả nước tham gia hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu qua khu vực cửa khẩu biên giới của Lạng Sơn trong khi năm 1996 có 240 doanh nghiệp trong cả nước thực hiện xuất nhập khẩu qua Lạng Sơn, năm 1998 là 268 và năm 1999 là 300 doanh nghiệp. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 4 năm đạt 1.400 triệu USD. Điều đáng chú ý là hoạt động ngoại thương qua khu vực cửa khẩu Lạng Sơn luôn suất siêu, các sản phẩm thuộc nhóm hàng nông-lâm hải sản, thủ công mỹ nghệ.. là chủ yếu, tạo điều kiện cho sản xuất chế biến phát triển (năm 1997: tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 303 triệu USD, trong đó xuất khẩu đạt 205 triệu USD, năm 2000: tổng kim ngạch xuất nhập khẩu

đạt xấp xỉ 700 triệu USD, trong đó xuất khẩu đạt gần 500 triệu USD). Năm 2004 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt khoảng 1421 triệu USD. Một số doanh nghiệp trong nước đã có sự liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp ở Lạng Sơn để tổ chức sản xuất vùng nguyên liệu, chế biến sản phẩm tại nơi sản xuất, nhằm nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu, tạo được công ăn việc làm cho nhiều lao động… Để tạo đà cho việc thúc đẩy hoạt động thương mại Lạng Sơn đã khai trương phòng quản lý xuất nhập khẩu theo Quyết định số 0679/QĐ-BTM ngày 1/6/2004 của Bộ thương mại. Phòng quản lý xuất nhập khẩu khu vực Lạng Sơn thực hiện cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá mẫu E tại thành phố Lạng Sơn cho các doanh nghiệp và thương nhân trong và ngoài tỉnh xuất khẩu hàng hoá nông sản, trái cây Việt Nam sang thị trường Trung Quốc qua các cửa khẩu của Lạng Sơn và toàn quốc từ 01/02/2005.

- Về hoạt động đầu tư: Cho tới năm 2004 có trên 10 dự án đầu tư đã và đang triển khai tại khu kinh tế cửa khẩu với tổng số vốn lên đến hàng trăm tỉ đồng, trong đó là phần lớn là các dự án đầu tư nước ngoài. Hiện nay tại Tân Thanh có hàng chục đơn vị trong nước đã đăng kí thuê đất đầu tư và một số đơn vị của Việt Nam đã và đang làm thủ tục liên doanh với các công ty nước ngoài vốn đầu tư trên 15 triệu USD. Số vốn đầu tư nước ngoài vào khu vực cửa khẩu tuy còn nhỏ bé nhưng đã nói lên sự hấp dẫn của khu kinh tế cửa khẩu này, vì thời gian xây dựng chưa nhiều và còn nhiều việc đang tiếp tục triển khai. Công tác tổ chức thu ngân sách đã có nhiều tiến bộ, tăng trưởng khá hơn, thường năm sau cao hơn năm trước, và vượt chỉ tiêu kế hoạch trên giao. Từ đó có nguồn để đầu tư trở lại cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, dịch vụ phục vụ cho công tác xuất nhập khẩu và các hoạt động thương mại trên địa bàn. Trong hơn sáu năm tính từ khi thành lập khu kinh tế cửa khẩu, tổng số vốn được đầu tư trở lại cho khu kinh tế cửa khẩu hơn 1000 tỷ đồng.

- Về xây dựng cơ sở hạ tầng: Cho đến tháng 1 năm 2000, đã triển khai thực hiện giá trị khối lượng hoàn thành là 150,830 tỷ đồng; đã bàn giao đưa vào sử dụng 54 dự án được phê duyệt với tổng đầu tư là 292,201 tỷ đồng. Trong đó, dự án giao thông có 15 hạng mục với số vốn 138,6 tỷ đồng; dự án điện nước có 10 hạng mục với số vốn 36,4 tỷ đồng; dự án giáo dục y tế có 5 hạng mục, với số vốn 24,8 tỷ đồng; các công trình công cộng và quản lý nhà nước có 24 hạng mục với số vốn 92,5 tỷ đồng. Các cơ sở vật chất được xây dựng nhanh, quy hoạch được xây dựng và xét duyệt kỹ, từ đó các tuyến đường giao thông được xăy dựng và mở rộng, nâng cấp tốt hơn, hệ thống đường nội thị ở cửa khẩu được xây dựng cơ bản hoàn thành, hệ thống cấp, thoát nước được xây dựng, điện chiếu sáng, thông tin liên lạc được đảm bảo, nhiều khách sạnm khu thương mại, nhà nghỉ và các cơ sở dịch vụ khác được xây dựng mới, đảm bảo điều kiện phục vụ tốt hơn. Đã

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài " Khu kinh tế cửa khẩu và tác động của nó đối với việc phát triển vùng Đông Bắc " doc (Trang 48 - 71)